Hôm nay,  

Học Viện Công Dân – Một Nỗ Lực Tiếp Tục Công Cuộc của Cụ Phan Chu Trinh Cho Thành Niên Việt Nam

16/05/201617:41:00(Xem: 4553)
Học Viện Công Dân –
Một Nỗ Lực Tiếp Tục Công Cuộc của
Cụ Phan Chu Trinh Cho Thành Niên Việt Nam
 
Nguyễn-Lâm Kim Oanh

Vào Thứ Bảy ngày 28 tháng 5 tới này, Học Viện Công Dân, sẽ tổ chức một buổi ra mắt những tác phẩm giá trị mà hai vị giáo sư uyên bác Đỗ Khánh Hoan và Trần Lương Ngọc vừa hoàn tất tại hội trường Nhật Báo Người Việt lúc 2 giờ chiều. Đây cũng là lần đầu tiên Học Viện Công Dân xuất hiện tại cộng đồng Việt Nam miền Nam California tại Quận Cam.

  

Học Viện Công Dân (HVCD), tên tiếng Anh là Institute for Civic Education in Vietnam (ICEVN) do anh Nông Duy Trường, nguyên giáo sư dạy Toán ở Houston, Texas sáng lập năm 2005. Theo lời Gs Trường, HVCD là một tổ chức phi-lợi nhuận và thiện nguyện, được thành lập với sứ mạng sau đây: phát huy tinh thần trách nhiệm xã hội, sự minh bạch và góp phần thăng tiến các thế hệ tương lai tại Việt Nam qua những chương trình giáo dục công dân, kỹ năng lănh đạo và quản trị doanh nghiệp.


Là người cùng phục vụ trong Hội Đồng Quản Trị của chương trình Vietnam Education Foundation (VEF) với cô Nguyễn Phúc Anhlan, người bạn đời và cộng tác viên với Gs Nông Duy Trường, tôi nghe nói rất nhiều về HVCD trong ba năm qua và đắn đo về những lời kêu gọi tham gia vào ban giảng huấn chương trình học online của ICEVN. Tuy nhiên, mãi cho tới tháng mười năm ngoái, khi tôi nhận lời mời tham dự buổi tiệc kỷ niệm đánh dấu 10 năm hoạt động của Học Viện Công Dân tổ chức tại Houston, Texas, tôi mới hiểu rõ công việc và giá trị của HVCD.

  

Trong buổi tiệc 10th Anniversary của HVCD, Gs Nông Duy Trường trình bày về quá trình sinh hoạt của HVCD mở đầu với một niềm mơ ước là trong phạm vi nhỏ bé của mình, làm sao để chỉ là chất xúc tác, ảnh hưởng được một vài thanh niên trong nước phát triển tinh thần trách nhiệm xã hội, bắt đầu từ cá nhân và gia đình ra tới cộng đồng , xã hội, và đất nước. Anh chia sẻ lòng tin vào quan niệm “khai dân trí” của Phan Chu Trinh – và muốn tiếp tục công cuộc của cụ khởi xướng từ năm 1905 - chú trọng vào phát huy ý thức trách nhiệm của công dân qua chương trình công dân học. Hai dòng tư tưởng khác mà Gs Trường dùng làm nền móng xây dựng HVCD của anh là quan niệm dân chủ của ông Brian O’ Connell và ông Samuel Huntington.  Ông Brian O’ Connell trong cuốn Civil Society : The Underpinnings of American democracy - tạm dịch là Xã Hội Dân Sự: Nền Móng của Nền Dân Chủ Hoa Kỳ nhấn mạnh vai trò giáo dục để chuẩn bị cho người dân tích cực tham gia vào công tác xây dựng xã hội dân sự. Xã hội dân sự—thường được định nghĩa là lãnh vực công nằm giữa hai lãnh vực chính quyền và doanh nghiệp—là môi trường sinh hoạt tốt nhất cho công dân đóng góp nhân lực, tài lực vào công cuộc xây dựng một cái tốt chung cho xã hội. Theo Gs Trường thì “một xã hội dân sự sinh động sẽ là môi trường phát triển sự tự tin và tự hào của công dân trong công tác ‘chấn dân khí’ và thăng tiến ‘dân sinh’.”  Ông Samuel Huntington được giới học giả ngành chính trị học biết đến qua thuyết “Third Wave Democracy” trong tác phẩm The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century khi ông gọi các biến cố thời sự xảy ra trong cuối thế kỷ thứ hai mươi là “đợt sóng dân chủ thứ ba.” Theo ông Huntington, đợt sóng dân chủ đầu tiên bắt đầu từ thế kỷ 19 cho tới năm 1922 trên thế giới có 29 lập thể dân chủ – khoảng thời gian từ 1922 tới 1942 thì số lập thể dân chủ giảm xuống chỉ còn 12. Đợt sóng dân chủ thứ hai bắt đầu từ khối Đồng Minh thắng trận Đệ Nhị Thế Chiến từ 1945 cho đến 1962 – trong khoảng thời gian này, có tất cả là 32 lập thể dân chủ được công nhận trên thế giới. Từ đó trở đi, số quốc gia có chính thể dân chủ giảm dần cho đến giữa thập niên 1970 thì chỉ còn 30 quốc gia có thể chế dân chủ thực sự. Tiếp theo sau đó là thời gian flat line không thêm lập thể dân chủ nào hết cho tới gần đây, các biến cố thời sự đang diễn tiến khắp nơi trên thế giờ chuẩn bị cho Đợt Sóng Dân Chủ thứ ba.

  

Theo Gs Trường, khi anh quyết định nghỉ việc dạy học và bỏ toàn thời gian cho công việc này, anh đã lập một chương trình làm việc rất rõ ràng - đầu tiên phải chuyển dịch những tác phẩm căn bản và kinh điển về xã hội dân sự và dân chủ và tiếp đến thành lập các khóa học online. Anh đã đặt một mục tiêu rất khiêm nhường  - năm đầu chỉ cần 10 học viên tham dự và 3 học viên hoàn tất và mỗi năm sẽ tiến lên dần dần. Tuy nhiên, từ năm 2007 khi có lớp học online đầu tiên cho tới nay thì có tất cả 1,591 học viên ghi danh và gần 500 học viên hoàn tất khoá học 18 tuần và được cấp chứng chỉ.  Các khóa học gồm có môn Công Dân Học (Civic Education), Kinh Doan (Entrepreneurship), Quản Trị và Lãnh Đạo (Managerial Leadership), và Khóa Tư Duy Phê Phán (Critical Thinking).   Có một số học viên trở thành giảng viên cho các lớp học kế tiếp.

  

Sổ sách được chuyển dịch qua Việt ngữ gồm 13 tác phẩm được liệt vào hàng kinh điển trong kho tàng tư tưởng chính trị Tây phương của các triết gia cổ Hy Lạp như Socrates, Plato, Aristotle, các tư tưởng gia hiện đại như Rousseau, Locke, Montesquieu, Adam Smith,  ... và đương đại như Samuel Huntington, Fareed Zakaria, Larry Diamond, vân vân. Trong số những tác phẩm kinh điển do HVCD dịch, bốn tác phẩm đã được nhà xuất bản Alpha Book in lại tại Việt Nam: Cộng hoà, Chính trị Luận, Khế ước Xã hội, và Odyssey. Ngoài ra những bản dịch về luật pháp cũng được Đại học Luật Hà Nội xin phép để in lại thành tài liệu tham khảo cho sinh viên Luật, gồm có Hiến Pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, và Về Pháp Quyền và Chủ nghĩa Hợp hiến.


Thêm vào đó Học Viện Công Dân cũng tuyển dịch các tài liệu, tiểu luận liên quan đến xã hội dân sự, dân chủ, pháp trị và nhân quyền nhằm tạo cơ hội cho độc giả Việt Nam tiếp cận các tư tưởng, lý luận về xã hội dân sự của Tây phương, đồng thời cũng góp phần xây dựng cơ sở tài liệu cho lý luận và thực hành xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam. Đặc biệt nhất là thư viện của HVCD có chuyển dịch một số tác phẩm văn học cổ điển của những tên tuổi lẫy lừng trong văn chương thế giới như William Shakespear (Anh), Victor Hugo (Pháp), Miguel de Cervantes (Tây-ban-nha).  Mới đây nhất HVCD đã hoàn tất hai thi tập hùng sử ca Iliad và Odyssêy, đây là những tác phẩm văn học đồ sộ của thời Cổ Hy-lạp mà tương truyền là do thi sĩ và ca công khiếm thị Homer sáng tác từ thế kỷ thứ bảy hay thứ tám trước Tây lịch (ttl). Số người vào HVCD để tìm kiếm, học hỏi, chia xẻ gia tăng hàng năm và lên tới 103,787 cá nhân trong năm 2014 từ 140 quốc gia khác nhau.


Tuy nhiên, kết quả rõ rệt nhất của các nỗ lực không ngừng của HVCD trong 10 năm qua thể hiện qua sự chia sẻ của một số các học viên đã theo đuổi và hoàn tất các khóa học.  Có em gởi thư vào, có em thâu thanh (audio file) gởi về và cũng có em thâu hình trực tiếp qua skype. Các lời tâm tình của các học viên, tuổi từ sinh viên mới vào đại học cho tới các thanh niên đã ra trường, đi làm và dạy học tại các trường trung học và đại học tại Việt Nam nói lên ảnh hưởng của HVCD trong việc “khai dân trí”.  Xin ghi lại những lời tâm tình của các học viên của HVCD – ICEVN (Institute of Civic Education in Vietnam) in Vietnam như sau:

  

“Là một cựu học viên của ICEVN, được trưởng thành trong môi trường huấn luyện dù trong một thời gian rất ngắn, nhưng tác động và sự ảnh hưởng của nó đối với em là rất dài và rất lớn từ trong suy nghĩ, cho đến hành động của mình mãi về sau. Nó đã buộc em đối diện lựa chọn giữa sự vị kỷ cá nhân với tinh thần cộng đồng, giữa thái độ vô cảm với tinh thần trách nhiệm. Và qua đó, ICEVN đã thôi thúc em ý thức tự giác hành động để tìm kiếm sự đổi thay cho chính mình, cũng như cho hành trình đi tìm kiếm sự đổi thay trên đất nước này. ” (TD)

  

“Là một staff của Học Viện Công Dân đối với tôi là một niềm vinh dự của một người trẻ mới ngoài hai mươi. Được là học trò của Thầy Nông Duy Trường là một may mắn trong cuộc đời của tôi. Khóa CDH430-113 đã đem tôi lại với bầu trời bao la- kiến thức về bổn phận và trách nhiệm của một công dân.  Trong một bài giảng mà Thầy Trường đã giảng với chúng tôi qua tác phẩm Chính Trị Luận--“theo Aristotle, là một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có nguy cơ trở thành thoái hóa và trở thành một chế độ xấu.” (GS Nông Duy Trường, Chính trị luận, NXB Thế giới,  2013)” (TP)


“Với vai trò là một giáo viên, tôi không thể hồ đồ với những gì mình dạy cho học trò. Tôi hiểu rằng, cách mạng Pháp đến được đỉnh cao là nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tư tưởng, lí luận bằng thời kì Khai sáng với những tên tuổi vĩ đại như như Thomas Paine, Montesquieu, Voltaire và đặc biệt là Jean-Jacques Rousseau với triết phẩm Khế ước xã hội. Tôi háo hức search google : Jean-Jacques Rousseau - Khế ước xã hội. Một đường link hiện ra: Học viện công dân - Thư viện trực tuyến - Tủ sách kinh điển - Khế ước xã hội. Tôi say sưa đọc như đứa trẻ bị đói lâu ngày gặp bát cơm ngon, quả là một tác phẩm xứng đáng mang tên Khai sáng.

  

Không chỉ vậy, giao diện trang web cũng làm tôi hết sức ấn tượng. Một bên là Thư viện trực tuyến với các tiểu luận dân chủ, xã hội dân sự, pháp trị, rồi những bài diễn văn kinh điển của mọi thời đại, Một bên là những bài viết về đạo đức học, về nghệ thuật giảng dạy, về quản trị và lãnh đạo, Có cảm giác như trang web lập nên để dành cho riêng tôi vậy. ” (VD)

  

Những lời tâm tình của các học viên đã hoàn tất khóa Công Dân học của HVCD làm cho tôi nhận thấy rằng các sinh hoạt của HVCD đáp ứng rõ ràng nhu cầu của một số người trong nước, cũng đang thao thức tìm một đường hướng để xây dựng cho một xã hội mà trong đó mọi người dân ý thức trách nhiệm chung và quyền lợi căn bản của mỗi cá nhân.  Các học viên của khóa học phải thực tập những gì đang học cũng như hoàn tất một dự án áp dụng các kiến thức công dân học mới được nhận chứng chỉ.  Một học viên của HVCD là cô giáo lớp 1 đã áp dụng bài học công dạy bằng cách dạy cho các em học sinh trong lớp mình biết nói lời chào bạn, cảm ơn bạn, xin lỗi bạn, và xin phép bạn. Chỉ trong vòng vài tuần, cha mẹ các em nhận thấy con cái mình ngoan hơn, ý thức hơn cảm xúc những người chung quanh và lớp học của cô giáo nhận được nhiều lời khen.  Dần dần, các lớp khác cũng noi theo. Mỗi học viên chỉ là một cá nhân nhỏ bé. Tuy nhiên sự thay đổi trong tư tưởng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong lời nói và hành động để tạo những ảnh hưởng tốt trong đời sống của họ và những người chung quanh.

  

Để kết thúc, tôi xin trích lời một học viên khác của HCVD nói lên giá trị của khóa học qua sự thay đổi về nhận thức của anh cuối khóa:


“Một điều rất mới nữa mà tôi thực sự nghiệm ra được một chân lí rằng không có gì là chân lí tuyệt đối, chỉ thông qua thảo luận, chúng ta mới dẫn đến gần được chân lí mà thôi. Rằng, có thể mình không đồng ý với ý kiến của ai đó, nhưng phải tôn trọng và bảo lưu ý kiến của họ. Rằng, luôn có nhiều cái nhìn khác nhau về một vấn đề, không bao giờ được áp đặt hay độc quyền lẽ phải. Rằng, con người là một thực thể bất toàn, phải luôn học hỏi và tham khảo ý kiến của người khác,…bấy nhiêu điều mới trong mười tám tuần học online. Ngay lúc này, tôi nhận ra rằng, những giá trị mà ICEVN mong muốn mang đến thật cần thiết không chỉ cho riêng tôi mà cho mỗi người Việt Nam hiện nay. Tôi đã đi tìm và cuối cùng đã tìm thấy, thật vui vì không quá muộn. Trước ngưỡng cửa tuổi ba mươi, tôi thấy mình vừa vững vàng, tự lập, lại vừa đầy hứng khởi như khi tuổi mười lăm. Giờ đã là một cựu học viên, tôi mong được cùng Học viện công dân làm được điều gì đó, dù nhỏ thôi, cho đất nước mình, cho dân tộc Việt Nam.”

  

  


bia1-revised-Grey.jpgChinhTriLuan-book-cover1.jpgPlaton_Dialogue-Bia.jpg













blank

Cô Nguyễn Phúc Anhlanvới Gs Nông Duy Trường, kỷ niệm đánh dấu 10 năm hoạt động của Học Viện Công Dân tổ chức tại Houston, Texas





Bia Truoc-mau.jpgJL_Cover_2Bia KUXH-croppedBia1

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.