Hôm nay,  

Của Ai, Do Ai Và Vì Ai?

7/25/199900:00:00(View: 7157)
Khẩu hiệu mà cả thế giới, trong các giới chủ trương tự do dân chủ, khi nghe nói tới, đều phải cúi đầu thán phục. Khẩu hiệu đó đã được cố Tổng Thống Abraham Lincoln để lại, khi ông định nghĩa thế nào là một chế độ dân chủ một cách hết sức đơn giản: Một chính phủ của dân, do dân và vì dân (of the people, by the people and for the people).
Hơn hai trăm năm qua, dường như chủ trương dân chủ đó cũng bị xói mòn, nên theo một cuộc dò thăm dư luận của tổ chức được mệnh danh là “Hội đồng cổ võ cho một chính phủ ưu tú” (Council for Excellence in Government) thì hơn phân nửa dân chúng Mỹ không tin rằng chính phủ Hoa kỳ hiện nay là một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Khi họ nói tới chính quyền ở Hoa thịnh đốn thì họ dùng danh từ “chính phủ” (the government) thay vì nói “chính phủ của chúng ta” (our government).
Theo các tài liệu của cuộc dò thăm dư luận đó công bố thì có tới 54% dư luận cho rằng khẩu hiệu mà ông Abraham Lincoln để lại không còn được áp dụng nữa, trong khi chỉ có 39% cho là còn được áp dụng và 7% là những người không có ý kiến.
Đi sâu vào chi tiết hơn, người ta được biết rằng chỉ có 1 trong 4 người nghĩ rằng chính phủ theo đuổi việc phục vụ quyền lợi của quần chúng và các vấn đề của quần chúng. 3 người kia tức là 75% dân chúng nghĩ rằng chính phủ phục vụ các đặc quyền đặc lợi nào đó và theo đuổi những các vấn đề riêng của chính phủ. Nếu có một người còn cảm thấy mình có liên hệ với chính phủ thì có 2 người khác nhận thấy rằng họ chẳng có liên hệ gì với những việc làm của chính phủ.
Điều oái oăm hơn nữa là ai ai cũng nghĩ rằng chính phủ hiện nay là của giới trẻ thì trái lại cuộc dò thăm dư luận cho rằng có tới 56% giới người lớn tuổi, trên 65, nhận thấy họ có liên hệ với chính phủ, còn trong giới người từ 18 tới 34, thì có tới 69% cho rằng họ cảm thấy xa lạ hoặc chẳng liên hệ gì tới việc làm của chính phủ.
Nói tóm lại với chính phủ ở Hoa thịnh đốn hiện nay, dân chúng Mỹ cho rằng nó không còn thể hiện tinh thần dân chủ của khẩu hiệu “của dân, do dân và vì dân” nữa.

Sự thật, cuộc dò thăm dư luận đó đúng hay sai là một vấn đề cần phải được xem xét lại. Nhưng nếu người ta cho rằng các cuộc dò thăm dư luận thường chỉ sai có 3 hay 4% thì tưởng cũng là lúc mà chính phủ cần phải duyệt lại xem việc làm của mình có phục vụ lý tưởng dân chủ của nhân dân Hoa kỳ hay không.
Riêng đối với người Việt nam chúng ta thì đây cũng là một cái dịp để chúng ta học hỏi thêm về dân chủ. Nhiều khi chủ quan chúng ta cho rằng chúng ta rất dân chủ, hết lòng phục vụ cho dân chủ, rằng chúng ta cũng chủ trương một chế độ của dân, do dân và vì dân, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ theo đưổi một chính quyền riêng “của chúng ta, do chúng ta và vì chúng ta”.
Nước Mỹ có lẽ có một gương sáng để cho chúng ta học tập: đó là các viện dò thăm dư luận. Nhưng nếu ở Việt nam, dưới thời đệ nhứt và đệ nhị cộng hòa (không dân chủ) có viện dò thăm dư luận nào dám công bố kết quả cho thấy chính phủ nào không đáp ứng lòng dân, chắc viện khảo sát dư luận đó sẽ phải khăn gói lên đường vào khám Chí hòa để nghỉ ngơi dưỡng sức.
Nếu như thế thì chúng ta cũng đừng nên than phiền gì về việc có những người chủ trương cái gì cũng là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng.” Cái lạ là có sự kết hợp hài hòa, rất hài hòa giữa những người chủ trương của dân, do dân và vì dân của thời VNCH với những người chủ trương của Đảng, do Đảng và vì Đảng của băng đảng CSVN. Đất nước VN thực sự chưa bao giờ có dân chủ, và cơ hội cho hơn 2 triệu người ra khắp toàn cầu, học và sống với nhiều mô hình dân chủ Âu Châu và Bắc Mỹ chắc chắn sẽ đóng góp nhiều về một khái niệm dân chủ thích nghi tương lai cho VN.
Nhưng điều căn bản nhất, vẫn là nhu cầu đa nguyên đa đảng. Nhà nước không thấy nhu cầu này thì muôn đời không cách gì cứu nổi VN tới chỗ giàu mạnh, khi 2 triệu người đã là những công dân xứ người với những nếp suy nghĩ dân chủ đa dạng. Và không dám chấp nhận đa nguyên đa đảng thì không thể tận dụng hết năng lực ngay cả người trong nước, chứ đừng nói gì người hải ngoại. Mới biết, hiểu được nghĩa “của dân, do dân và vì dân” không dễ tí nào.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm 2020 sẽ đánh dấu 45 năm người tị nạn Việt Nam bắt đầu định cư tại Mỹ. Đó là một khoảng thời gian khá dài, ít ra dài hơn gấp đôi lịch sử của miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1975.
Bạn có tin là trên đời này có ma quỷ? Hay một cách rùng rợn hơn, bạn có bao giờ gặp ma chưa? Bạn có biết có bao nhiêu người Mỹ tin rằng có ma không?
Khoảng cuối tháng 10/2019, lần đầu tiên kể từ năm 1923, nước Anh sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12, nhằm phá vỡ thế bế tắc xung quanh vụ Brexit, chia tách với Liên minh Châu Âu (EU).
SILICON VALLEY - Nhóm lãnh đạo Trung Cộng mong muốn dẫn đầu thế giới về trí thông minh nhân tạo (AI) vào đầu thập kỷ 2030 và đưa tài năng gốc Hoa về phục vụ là 1 phần trong nỗ lực ấy. Nghiên cứu khoa học căn bản sẽ được đầu tư mạnh hơn.
KIEV - Trong lúc các ủy ban của Hạ Viện Mỹ điều tra các tố giac chống Trump, các nhà lãnh đao của Ukraine cúi đầu, tránh bị chú ý.
LONDON - Tổng tuyển cử ngày 12-12 tại UK sẽ là cuộc bầu cử với tâm lý giận dữ chưa từng thấy với công dân.
SANTIAGO - CNBC đưa tin ngày 30/10: hội nghị thượng đỉnh APEC, dự kiến được tổ chức tại Chile vào trung tuần tháng 11 đã bị hủy bỏ.
ANKARA - TT Erdogan loan báo ngày 30-10 : Nga và Thổ cùng tuần tiễu miền bắc Syria, nơi dân quân SDF của phe Kurd thiểu số hoạt động và kiểm soát các thị trấn chính.
TEHRAN - Lãnh tụ tối cao của cộng hòa Hồi Giáo Iran tố cáo chính quyền Trump và đồng minh cùng ám trợ ác hoạt động gây bất ổn chính trị từ Iraq qua Lebanon.
LONG BEACH - Nhiều người trúng đạn, ít nhất 3 người chết tại chỗ, và 9 người bị thương tring một vụ nổ súng vào một buổi tiệc tại tư gia ở Long Beach, California vào tối Thứ Ba 29/10.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.