Hôm nay,  

Của Ai, Do Ai Và Vì Ai?

25/07/199900:00:00(Xem: 7101)
Khẩu hiệu mà cả thế giới, trong các giới chủ trương tự do dân chủ, khi nghe nói tới, đều phải cúi đầu thán phục. Khẩu hiệu đó đã được cố Tổng Thống Abraham Lincoln để lại, khi ông định nghĩa thế nào là một chế độ dân chủ một cách hết sức đơn giản: Một chính phủ của dân, do dân và vì dân (of the people, by the people and for the people).
Hơn hai trăm năm qua, dường như chủ trương dân chủ đó cũng bị xói mòn, nên theo một cuộc dò thăm dư luận của tổ chức được mệnh danh là “Hội đồng cổ võ cho một chính phủ ưu tú” (Council for Excellence in Government) thì hơn phân nửa dân chúng Mỹ không tin rằng chính phủ Hoa kỳ hiện nay là một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Khi họ nói tới chính quyền ở Hoa thịnh đốn thì họ dùng danh từ “chính phủ” (the government) thay vì nói “chính phủ của chúng ta” (our government).
Theo các tài liệu của cuộc dò thăm dư luận đó công bố thì có tới 54% dư luận cho rằng khẩu hiệu mà ông Abraham Lincoln để lại không còn được áp dụng nữa, trong khi chỉ có 39% cho là còn được áp dụng và 7% là những người không có ý kiến.
Đi sâu vào chi tiết hơn, người ta được biết rằng chỉ có 1 trong 4 người nghĩ rằng chính phủ theo đuổi việc phục vụ quyền lợi của quần chúng và các vấn đề của quần chúng. 3 người kia tức là 75% dân chúng nghĩ rằng chính phủ phục vụ các đặc quyền đặc lợi nào đó và theo đuổi những các vấn đề riêng của chính phủ. Nếu có một người còn cảm thấy mình có liên hệ với chính phủ thì có 2 người khác nhận thấy rằng họ chẳng có liên hệ gì với những việc làm của chính phủ.
Điều oái oăm hơn nữa là ai ai cũng nghĩ rằng chính phủ hiện nay là của giới trẻ thì trái lại cuộc dò thăm dư luận cho rằng có tới 56% giới người lớn tuổi, trên 65, nhận thấy họ có liên hệ với chính phủ, còn trong giới người từ 18 tới 34, thì có tới 69% cho rằng họ cảm thấy xa lạ hoặc chẳng liên hệ gì tới việc làm của chính phủ.
Nói tóm lại với chính phủ ở Hoa thịnh đốn hiện nay, dân chúng Mỹ cho rằng nó không còn thể hiện tinh thần dân chủ của khẩu hiệu “của dân, do dân và vì dân” nữa.

Sự thật, cuộc dò thăm dư luận đó đúng hay sai là một vấn đề cần phải được xem xét lại. Nhưng nếu người ta cho rằng các cuộc dò thăm dư luận thường chỉ sai có 3 hay 4% thì tưởng cũng là lúc mà chính phủ cần phải duyệt lại xem việc làm của mình có phục vụ lý tưởng dân chủ của nhân dân Hoa kỳ hay không.
Riêng đối với người Việt nam chúng ta thì đây cũng là một cái dịp để chúng ta học hỏi thêm về dân chủ. Nhiều khi chủ quan chúng ta cho rằng chúng ta rất dân chủ, hết lòng phục vụ cho dân chủ, rằng chúng ta cũng chủ trương một chế độ của dân, do dân và vì dân, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ theo đưổi một chính quyền riêng “của chúng ta, do chúng ta và vì chúng ta”.
Nước Mỹ có lẽ có một gương sáng để cho chúng ta học tập: đó là các viện dò thăm dư luận. Nhưng nếu ở Việt nam, dưới thời đệ nhứt và đệ nhị cộng hòa (không dân chủ) có viện dò thăm dư luận nào dám công bố kết quả cho thấy chính phủ nào không đáp ứng lòng dân, chắc viện khảo sát dư luận đó sẽ phải khăn gói lên đường vào khám Chí hòa để nghỉ ngơi dưỡng sức.
Nếu như thế thì chúng ta cũng đừng nên than phiền gì về việc có những người chủ trương cái gì cũng là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng.” Cái lạ là có sự kết hợp hài hòa, rất hài hòa giữa những người chủ trương của dân, do dân và vì dân của thời VNCH với những người chủ trương của Đảng, do Đảng và vì Đảng của băng đảng CSVN. Đất nước VN thực sự chưa bao giờ có dân chủ, và cơ hội cho hơn 2 triệu người ra khắp toàn cầu, học và sống với nhiều mô hình dân chủ Âu Châu và Bắc Mỹ chắc chắn sẽ đóng góp nhiều về một khái niệm dân chủ thích nghi tương lai cho VN.
Nhưng điều căn bản nhất, vẫn là nhu cầu đa nguyên đa đảng. Nhà nước không thấy nhu cầu này thì muôn đời không cách gì cứu nổi VN tới chỗ giàu mạnh, khi 2 triệu người đã là những công dân xứ người với những nếp suy nghĩ dân chủ đa dạng. Và không dám chấp nhận đa nguyên đa đảng thì không thể tận dụng hết năng lực ngay cả người trong nước, chứ đừng nói gì người hải ngoại. Mới biết, hiểu được nghĩa “của dân, do dân và vì dân” không dễ tí nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LIÊN HIỆP QUỐC - Chính quyền Myanmar bị kiện về tội diệt chủng tại tòa tối cao LHQ vào ngày 11/11.
BEIJING - Chủ tịch Xi Jinping khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng cộng sản.
HONG KONG - Sau 1 ngày biểu tình bạo động và hỗn loạn từ khu thương mại đến khuôn viên đai học, và 1 người tự thiêu trong 1 vụ tranh chấp, đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố “Những ai mong chính quyền đáp ứng các yêu sách chính trị khi đối diện bạo động là sai lầm”.
NOHA - Dự án Lost 52 chuyên tìm kiếm tàu ngầm mât tích trong đệ II thế chiến báo tin: xác của USS Grayback đã được tìm thấy hồi Tháng 6 ngoài khơi Okinawa.
NEW YORK CITY - Vào ngày 11/11, TT Trump trở lại thành phố nhà với bài học lịch sử, là “đất nước mắc nợ vĩnh viễn chiến sĩ về các hy sinh của họ”.
KYLE - Video ghi nhận bằng máy điện thoại di động là bằng chứng tố cáo 1 cựu cô giáo dạy thế đấm nhiều lần 1 học sinh 16 tuổi có nhu cầu đặc biệt tại trường Lehman trong tuần qua.
CAPE CANAVERAL - Công ty tư doanh SpaceX phóng tiếp 60 vệ tinh trong chương trình Starlink phục vụ nhu cầu internet.
WASHINGTON - Chánh ám liên bang Carl Nichols tại quản hạt thủ đô nói “không có quyền tài phán với gíam đốc tư pháp Letitia James và ủy viên thuế của tiểu bang New York, là nguyên đơn trong vụ kiện chống lại ủy ban Hạ Viện tìm kiếm hồ sơ thuế lợi tức của ông Trump.
WASHINGTON - Thứ Tư và Thứ Sáu tuần này, Capitol Hill dự kiến nghe điều trần công khai của các nhà ngoại giao George Kent và Marie Yavonovitch.
WASHINGTON - Mối đe dọa của tội ác chiến tranh tại miền băc Syria là đáng quan ngại, theo phát biểu hôm Chủ Nhật 10 tháng 11 của cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.