Hôm nay,  

Chuyện Khó Tránh

8/31/199900:00:00(View: 6435)
Sau khi dội bom Nam Tư và Kosovo hơn 12 tuần lễ, Hoa kỳ và khối NATO tới chiếm đóng Kosovo để duy trì hòa bình và nhất là để bảo vệ sự sống chung hoà bình giữa người Kosovo với nhau dù là gốc Albanian hay Serb. Dường như trong nhiệm vụ mới nầy, khối NATO và Hoa kỳ đang đứng trước những khó khăn không thể vượt qua được. Dư luận thế giới cho rằng Hoa kỳ và khối NATO đang đứng trước một cuộc chiến tranh mới, chiến tranh sắc tộc và tôn giáo.
Thật vậy, nếu sau khi quân đội NATO tiến vào Kosovo thì người Kosovo gốc Albanian lũ lượt kéo về thì người Kosovo gốc Serb lại kéo nhau ra đi. Con số được biết là trong số 200.000 người Kosovo gốc Serb, thì dã có 180.000 ra đi và ở ngay thủ đô của Kosovo là Prestina chỉ còn lại 1000 người gốc Serb. Số người còn ở lại nầy lưôn luôn bị hăm dọa. Và quân đội NATO, dù là Pháp hay Mỹ hay Anh gì cũng không thể chận đứng được bạo lực trả thù của người Kosovo gốc Albanian, để bảo vệ sự sống cho những người Kosovo gốc Serb còn ở lại.
Tình trạng đó đã kéo dài trong gần 3 tháng qua và đã có nhiều áp lực từ phía Nam tư cũng như từ phía những người Serb còn ở lại Kosovo để phân chia lãnh thổ Kosovo ra làm hai khu vực có nhiều tổng người Serb và người Albanian. Ngay khi ngồi nói chuyện trước khi có chiến tranh, TT Milosevic cũng đã đề nghị việc phân chia Kosovo ra làm hai khu vực như vậy nhưng các nhà thương thuyết Tây phương trong đó có người Mỹ đã bác bỏ giải pháp đó.
Lần nầy thì cược khủng hoảng có vẽ gay gắt hơn, nên tuần trước đây đã có một cuộc hội nghị giữa các đại diện LHQ và hai bên người Serb và Albanian, ông Bernard Krouchner, đại diện đặc biệt của LHQ, đã cương quyết bác bỏ lời yêu cầu phân chia lãnh thổ Kosovo thành hai khu vực. Ông Krouchner nói rằng LHQ và lực lượng duy trì hòa bình của khối NATO có ý định bảo vệ người Kosovo gốc Serb tại nơi họ đang sanh sống dù việc đó có phải được thực hiện cho từng nhà một.

Nói thì cương quyết như vậy, nhưng trên thực tế khó lòng thi hành được nên bà Nadia Younes, nữ phát ngôn viên của phái đoàn LHQ ở Kosovo phải thừa nhận rằng nếu trong trường hợp không thế nào bảo đảm được an ninh hoàn toàn trong một vài khu vực nào đó, thì LHQ có thể dự liệu việc định cư ở nơi khác.
Cũng trên thực tế dân Kosovo gốc Serb cũng đã tự lo lấy thân nên họ đã tự động tập trung lại quây quần sống với nhauđể đảm bảo an ninh cho nhau trong những khu vực mà họ cảm thấy có an ninh và không bị người Kosovo gốc Albanian hăm dọa. Và chính Cao ủy tị nạn LHQ từ khi có mặt ở Kosovo cũng đã định cư cho trên 400 người Kosovo gốc Serb từ khi LHQ có mặt ở Kosovo từ tháng 6 đến nay.
Và như vậy dù muốn dù không người ta cũng thấy trên thực tế có những làng mạc nguyên của người Kosovo gốc Serb. Các làng mạc nầy lại tập trung với nhau thành những tổng toàn người gốc Serb ở Đông bộ Kosovo.
Thật ra các giới quan sát quốc tế không thể hiểu rõ được lập trường của LHQ và đặc biệt là của Hoa kỳ trong vấn đề nầy. Hai sắc tộc khác nhau với hai nền tôn giáo khác nhau và trên thực tế đã có những xung đột đẫm máu, không thể sống chung hòa bình với nhau được mà cứ bị ép buộc phải sống chung với nhau thì là có phải là điều hợp lý hay không"
Tại Prestina, quân sĩ khối NATO duy trì hòa bình hiện nay đang canh gác cho từng người gốc Serb một, sống trên các từng lầu thượng của cao ốc, 24 giờ trên 24, là một điều không thể chấp nhận được và dù sớm dù muộn thì người ta cũng phải chấp nhận việc chia Kosovo ra thành nhiều tổng, để cho hai sắc tộc khác nhau dù cùng là người Kosovo có thể sống riêng biệt. Hòa bình ở Kosovo phải trả bằng giá đó chứ không phải bằng sự ép buộc hai sắc dân có những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, phải chung sống với nhau khi họ xem nhau như những kẻ tử thù. Đó là một chuyện chẳng đặng đừng, tưởng LHQ, khối NATO và chính phủ Hoa kỳ nên sớm nhận thức được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.