Hôm nay,  

Tục Bĩ Chân Của Csvn

4/28/199900:00:00(View: 19999)
Nếu không kể tới hội nghị nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang tiếp diễn ở Geneva, thì có thể nói rằng chính phủ CS Việt Nam đã thắng những trận ngoại giao lớn tại nhiều nơi trên thế giới. Và nếu không kể tới những suy sụp kinh tế trong nước hiện nay, thì nhà nước CSVN có thể hài lòng về những cái gọi là “bước nhảy thần kỳ” trong công tác củng cố quyền lực.
Bạn cứ suy nghĩ xem, có tay đại tư bản nào mà có thể thúc đẩy hay mua chuộc nổi ông Đại Sứ Pete Peterson đi khắp nơi tại Hoa Kỳ để mời gọi đầu tư vào VN" Chưa hết đâu. Có tay đại tư bản nào có thể thúc đẩy hay mua chuộc nổi bà Đại Sứ phu nhân Lê Vi Peterson đi khắp nơi trên nước Úc để chiêu dụ đầu tư vào VN" Chắc chắn là Microsoft hay Boeing cũng không thúc giục nổi hai ông bà “song kiếm điêu linh” này. Đó là một thắng thế ngoại giao đồng thời là kinh tế.
Thử nghĩ thêm một bước nữa, khi Dân Biểu liên bang Dana Rorhabacher báo nguy cho cộng đồng Việt Quận Cam rằng cầm chắc là Hà Nội sẽ được Bạch Ốc ưu đãi mậu dịch năm nay, trước tiên là cho miễn áp dụng tu chính án Jackson-Vanik và nhiều phần sẽ ký hiệp ước mậu dịch năm nay. Người Việt không hình dung hết những lời cảnh báo này. Nhưng trong tuần này, khi bà Dân Biểu Loretta Sanchez nói rằng cầm chắc là sẽ có hiệp ước mậu dịch với VN năm nay, thì ai cũng phải tin. Bởi vì bà Sanchez đang giữ chức đồng Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Dân Chủ Toàn Quốc, người hiểu hết những nội tình trong các cơ cấu quyết định chính sách. Bà nói rõ, phe ưu tiên nhân quyền kể như thua, hết cản nổi hiệp ước mậu dịch.
Câu hỏi nơi đây của những người hoạt động nhân quyền là: sau khi TT Clinton cấp tối huệ quốc cho CSVN, thì lấy gì áp lực Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền" Hay là phải gạ bán bí mật nguyên tử Hoa Kỳ cho Hà Nội để trao đổi tự do cho các tù nhân lương tâm" Mà những người Mỹ gốc Việt chân chất như chúng ta thì làm gì có trong tay bí mật nguyên tử...

Câu hỏi này càng cay đắng thêm giữa lúc người Việt hải ngoại tiến vào tuần lễ tưởng niệm 30-4 thì những chia rẽ giữa các hội đoàn càng lúc càng sâu sắc thêm, như dường kẻ thù chính yếu của họ không phải là Hà Nội mà lại là những ai đó đang ngồi ở Quận Cam hay San Jose, mà những ai đó này thực sự đều từng trải qua cả chục năm tù cải tạo ra.
Và giữa lúc mọi người giằng co nhau nơi đây, thì tại quê nhà, công an đã bắt cóc nhà văn Hoàng Tiến hai ngày để thẩm cung, đã xông vào nhà của Hà Sĩ Phu để tịch thu máy điện toán vì “phạm luật xuất bản,” nghĩa là những tội có thể đem xử tử các cây bút bic hay bút chì nào cũng được.
Và giữa lúc một nhóm người đòi kình chống với các tổ chức đang thực hiện Ngày Quật Khởi thì tại Geneva, vẫn có những bản báo cáo của LHQ về các đàn áp tôn giáo thô bạo ở VN, về những vụ bắt giam bất hợp pháp và tra tấn nơi quê nhà... Câu hỏi cho người Việt hải ngoại nơi đây là: Tại sao nhiều người lại muốn chọn Quận Cam hay San Jose làm tuyến đầu tranh chấp thay vì Hà Nội"
Đúng ngày 30-4-1999, Hà Nội sẽ thắng lớn thêm một đòn ngoại giao nữa: làm lễ kết nạp đàn em Cam Bốt vào ASEAN, và như vậy đã gián tiếp hợp pháp hóa việc đưa quân vào chiếm Cam Bốt năm 1979, theo nhận xét của hãng tin AFP. Chiến thắng này thực sự không đơn giản như vậy, nếu chúng ta nhớ rằng Trung Quốc đã bắt đầu có hiện diện quan trọng tại Cam Bốt bằng cách quân viện cho quân đội của Hun Sen. Và khi kết nạp Cam Bốt vào ASEAN, Hà Nội gỡ được mối lo thế gọng kìm Phương Bắc, vừa ban phép lành cho Hun Sen mà cũng củng cố thế đàn anh trong khu vực.
Thêm một điều may mắn nữa: Khối G-7 có thể sẽ tha nợ cho VN; trước tiên là Nhật đã đồng ý cứu xét việc này.
Với cơ hội mậu dịch ưu đãi với Hoa Kỳ, Hà Nội chắc chắn sẽ nhảy lên vũ đài quốc tế cạnh tranh với nhiều nước khác nữa. Đây chính là cơ hội mà Đảng CSVN nên suy xét cho kỹ, khi một nền kinh tế mở cửa, tại sao lại khép đi những cánh cửa chính trị, xã hội, văn hóa và thông tin" Có phải là đã có gì bệnh hoạn không" Hay là cứ giữ tục bó chân như các thiếu nữ Trung Hoa năm xưa, để làm tê liệt hẳn các tiến bộ khác mà chỉ chấp nhận một tiến bộ kinh tế" Có những cơ hội rất khó tìm lại. Hãy suy nghĩ cho thật kỹ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới vừa được công bố vào đầu tháng 11: bệnh sởi nguy hiểm hơn ta thường nghĩ, bởi vì nó phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cho người ta có thể mắc thêm những chứng bệnh khác.
Thức ăn nhanh là thích hợp cho cuộc sống bận rộn kiểu Mỹ. Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn chế biến sẵn quá nhiều, bạn có thể sẽ vướng vào một thứ không hay ho gì: bệnh tim.
Sau nước lọc, trà là thức uống phổ thông nhất của loại người. Điều này không phải là tình cờ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có liên hệ đến việc giảm một số rủi ro bị bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer…
Tháng 11 là Tháng Cảnh Giác Ung Thư Tuyến Tụy. Năm nay, Alex Trebek-người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng “Jeopardy!”- đã tham gia cùng World Pancreatic Cancer Coalition xuất hiện trước công chúng để khuyến khích mọi người hãy chú ý đến căn bệnh chết người này.
Theo một nghiên cứu mới công bố ở Mỹ, nhiều người đã trải qua chứng trầm cảm nặng trong những năm tháng cuối đời. Phụ nữ, người nghèo là một trong những giới dễ bị ảnh hưởng.
Kể từ khi mới bước vào Tòa Bạch Ốc để nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump đã phải đối phó với sự tấn công liên tục từ phe Dân Chủ đi tìm dấu vết liên hệ của ông với người Nga qua cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2016.
Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. .. Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.
Năm đó, khi chỉ còn hai tuần là bắt đầu vào năm học cuối của chương-trình tiểu học của tôi thì cha mẹ tôi chuyển nhà. Nhà cha mẹ tôi ở thuộc vùng Nam thành-phố Paris, nay cha mẹ tôi phải dọn nhà về vùng Bắc Paris.
Một thất bại của TC thấy rõ xuyên qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan. Lần này không có mặt TT Trump của Mỹ, TC một mình một chợ với các nước Đông Nam Á [DNA] nhưng đa số không tin, không ưa TC.
Nền kinh tế Nhật Bản gần như tê liệt trong Quý 3 2019, do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung và nhu cầu suy giảm trên thị trường toàn cầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.