Hôm nay,  

Hãng Việt Phá Rừng Cam Bốt...

10/30/201500:00:00(View: 3545)

NAM VANG -- Một công ty quốc doanh VN sang Cam Bốt hoạt động phi pháp: Tập đoàn Cao su VN bị tước chứng chỉ ở Campuchia vì hoạt động bất hợp pháp.

Bản tin VOA ghi rằng một tập đoàn cao su của nhà nước Việt Nam vừa bị Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) – một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Mỹ chuyên cung cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động quản lý rừng bền vững – tước chứng chỉ vì những hoạt động buôn lậu gỗ và vi phạm nhân quyền trên các đồn điền cao su ở Campuchia.

Theo thông báo đưa ra hôm thứ Ba, FSC cho biết ban giám đốc của tổ chức đã biểu quyết quyết định tước chứng chỉ của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) vào tháng 8, sau 5 tháng điều tra về những khiếu nại từ tổ chức chuyên hoạt động về môi trường có trụ sở tại Anh Global Witness về các hoạt động của tập đoàn này tại Campuchia.

VOA ghi rằng, FSC đã cáo buộc Tập đoàn Cao su Việt Nam đã dính líu tới các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm chuyển đổi khoảng 50.000 ha rừng thành đồn điền cao su mà không có sự tham khảo ý kiến từ công chúng, làm ngơ những khiếu nại đất đai của người dân địa phương, cho phép khai thác gỗ lậu và phá hủy các khu bảo tồn động vật hoang dã.

Trong lúc chuyển đổi rừng thành đồn điền cao su, VRG đã phá hủy hàng chục ngàn cây lấy nhựa, vốn là nguồn sinh kế quan trọng của người dân địa phương, mà không đền bù thỏa đáng cho họ. Tập đoàn này còn cho phép lâm tặc trú ngụ trong khu vực rừng thuộc phạm vi kiểm soát của mình để khai thác và vận chuyển gỗ trái phép.

Thông báo của FSC cho biết Tập đoàn Cao su Việt Nam còn liên quan đến các hoạt động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, với sự thông đồng của chính quyền Campuchia. "Trong quá trình bảo vệ đất, đã có các cáo buộc rằng các lực lượng vũ trang của chính quyền đã đe dọa và sử dụng vũ lực để chống lại những người biểu tình", thông báo cho biết.

FSC nói họ đã thu thập được những chứng cứ liên quan đến rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền của tập đoàn này qua việc sử dụng bàn tay của giới hữu trách địa phương ở Campuchia. Thông báo đưa ra vụ một ngôi làng ở tỉnh Kompong Thom đã bị bao vây trong 2 tháng và không một nguồn lương thực hay thuốc men nào tiếp cận được với ngôi làng.


Thông báo của FSC nói Tập đoàn Cao su Việt Nam sẽ chính thức bị tước chứng chỉ đối với các đồn điền tại Việt Nam trong 3 tháng, và sẽ vĩnh viễn không được cấp chứng chỉ cho các hoạt động của tập đoàn tại Campuchia.

Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan khẳng định chính quyền luôn đảm bảo các công ty phải tuân thủ các quy định, và nói rằng chính người dân địa phương là một phần nguyên nhân.

“Trước khi giao đất, chúng tôi luôn đảm bảo không có người sinh sống ở đó”, ông Phay Siphan được Phnom Penh Post trích lời nói, “nhưng người dân đôi khi đến khai hoang và chiếm đất đã được giao cho các công ty”.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền ra lệnh cho các công ty cho họ một số đất, bao gồm cả giấy chủ quyền, cho dù đó là đất bị chiếm dụng hợp pháp hay không.

Bản tin VOA kể rằng, nhà lập pháp đối lập CNRP Son Chhay nói với Phnom Penh Post:

“Gần như mỗi vụ chuyển nhượng đất đều vi phạm đến quyền của người sở hữu lúc đầu và người dân bản địa, và chúng tôi chắc chắn không hưởng lợi gì từ những vụ sang nhượng này. Tôi không hiểu tại sao chính quyền lại nhắm mắt làm ngơ đối với doanh nghiệp này”.

Nhan Mao, một nông dân địa phương, nói với Cambodia Daily rằng tập đoàn cao su đã cướp hơn 1.000 ha đất của khoảng 200 hộ dân địa phương, những người đã canh tác ở đây qua nhiều thế hệ.

“Chúng tôi chẳng bao giờ được giải quyết gì kể từ khi mất đất vào năm 2012, vì nhà cầm quyền luôn bảo vệ công ty”, ông Mao cho tờ Cambodia Daily biết. “Khoảng một tháng trước, nhà cầm quyền đến gặp các dân làng và cảnh cáo họ là họ sẽ bị bắt nếu dám biểu tình chống công ty”.

VOA ghi thêm:

“Việc tước chứng chỉ tuy không làm cho VRG bị phạt gì nhưng tổ chức Global Witness nói nó sẽ ảnh hưởng đến tài chính của tập đoàn này vì FSC là tổ chức cấp chứng chỉ về công nghiệp rừng hàng đầu thế giới. Một khi đạt được chứng chỉ của FSC, công ty có được sự đảm bảo đối với các khách hàng lẫn nhà đầu tư. Tập đoàn Cao su Việt Nam chưa đưa ra thông báo hay bình luận gì về vụ việc. Hiện VRG có khoảng 100.000 ha đồn điền trên nhiều tỉnh ở Campuchia.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.