Hôm nay,  

Mậu Dịch Sẽ Đánh Bại Cs?

18/06/200000:00:00(Xem: 6852)
Đây là một vấn đề tế nhị, cực kỳ tế nhị. Giả sử bạn nói rằng càng thúc đẩy mậu dịch với CSVN, thì chế độ độc đảng lì lợm này càng sớm tới ngày xuống mồ - thế nào cũng có người chụp ngay chiếc nón cối lên đầu bạn. Vậy đó, nhưng đó là niềm tin thực sự của đa số các vị dân cử Hoa Kỳ hiện nay, và họ xem những bản thương ước, thí dụ như giữa Mỹ-Hoa hay giữa Mỹ-Việt, sẽ là những nhát cuốc đào mồ chủ nghĩa cộng sản. Chính ông đại sứ Pete Peterson đã viết bản văn giải thích thương ước hồi năm ngoái, và phóng đầy lên Internet. Chính Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế tin là mở cửa cho làn gió mậu dịch vào ào ạt sẽ thổi bay đi cát bụi mốc meo của xác ướp Ba Đình. Và đó cũng là lý do rất là tế nhị, và vì tôn trọng cảm xúc của nhiều người, nên thay vì bàn thẳng vào việc có nên hay không nên thúc đẩy thương ước Mỹ-Việt, chúng ta nơi đây thử bàn về trường hợp Cuba. Ít nhất thì cũng còn đỡ hơn là bàn chuyện Hỏa Tinh hay Thủy Vương Tinh nơi đây.
Trong gần 40 năm, Hoa Kỳ đã duy trì cấm vận kinh tế Cuba nhằm đánh chế độ Fidel Castro sụp đổ, nhưng chẳng có bao nhiêu thành quả chiến lược. Castro vẫn nắm trọn quyền, và dân Cuba vẫn nghèo thê thảm, bất lực nữa, và vẫn bị giam cầm trong các nhà tù lớn nhỏ.
Và bây giờ thì trên Quốc Hội Mỹ đang có nhiều vị dân cử tin là đã tới lúc phải hạ độc chiêu: bỏ cấm vận và tung ra một đợt xâm lăng tư bản vào nền kinh tế quốc doanh Cuba và xóa nhòa nền văn 1hoa Mác-xít.
Nhà phân tích Donald Lambro trên tờ Los Angeles Times tuần trước giải thích về kế hoạch xâm lăng tư bản mà nhiều vị dân cử Hoa Kỳ đề ra: những sản phẩm và ý tưởng của nền nếp kinh doanh tự do, đầu tư nước ngoài, cơ hội làm ăn, liên hệ cá nhân và du lịch bùng nổ sẽ đi vào Cuba bằng đường biển, đường hàng không và vòng quanh chế độ Castro để tới thẳng người dân Cuba. Và họ tin là không có gì chống nổi cuộc xâm lăng tràn ngập này.
Bài quan điểm tuần rồi trên tờ báo bảo thủ hạng nặng Wall Street Journal của Robert Bartley là một trong những tiếng nói nặng ký đầu tiên khác cũng thúc giục Mỹ bỏ cấm vận Cuba. Đức Giáo Hoàng cũng thúc giục bỏ cấm vận Cuba, dĩ nhiên là với lý do nhân đạo chứ không phải lý do chống Cộng.

Nhiều học viện bảo thủ nặng ký cũng đòi như vậy. Một trong đó là Lexington Institute, một viện nghiên cứu thị trường tự do, tin là tới lúc Mỹ phải đổi chính sách về Cuba. Trong bản phân tích gần nhất, Phó Chủ Tịch Lexington Institute là Philip Peters, một cựu viên chức thời Tổng Thống Reagan, đã thúc giục phải bỏ cấm vận và phải mậu dịch với Cuba.
Bản phân tích của Viện này tóm lược như sau:
“Thứ nhất, mậu dịch [với Mỹ] sẽ giúp người dân Cuba. Cho phép buôn bán thực phẩm và nông sản sẽ giảm chi phí nhập cảng lương thực của Cuba. Nó sẽ tăng nguồn lương thực bằng cách giúp các nông dân tư nhân làm được sản phẩm đưa ra các chợ Cuba,” theo Peters.
“Thứ nhì, nó sẽ mở rộng ảnh hưởng Hoa Kỳ. Cho phép người Mỹ tự do vào Cuba sẽ tạo ra vô số liên hệ giữa người, giữa trường, giữa nhà thờ và giữa các gia đình,” theo Peters. Chỉ cần có hình ảnh hàng ngàn người Mỹ đi bộ trên các đường phố Havana cũng đủ có ảnh hưởng lớn lao rồi.
Thoạt đọc, nghe có vẻ như là chính sách Mỹ đang áp dụng tại VN. Có đúng không thì chỉ có ông Peterson mới biết. Điểm tế nhị nơi đây là, người Mỹ gốc Cuba không thích chuyện bỏ cấm vận Cuba, nhưng hầu hết (đúng ra, chưa nghe trí thức ly khai nào chống) các nhà bất đồng chính kiến trong nội địa Cuba lý luận rằng điều này sẽ giúp tăng lực cho dân Cuba và làm giảm lực hỗ trợ của Castro. Cũng hao hao giông giống lý luận của BS Ngueỹn Đan Quế lạ lùng.
Có phải rằng Việt Nam là thí điểm cho chính sách này, để rồi sắp tới sẽ áp dụng cho Cuba" Không biết. Chỉ thấy là có nhiều chuyện chính phủ Mỹ cứ lặng lẽ làm, để rồi nhiều năm sau mới giải mật, hay là lâu lâu bị các ông dân biểu moi ra chỉ trích hay ca ngợi. Và chỉ thấy là phe bảo thủ Hà Nội cũng căm thù bản thương ước, mà nếu người hải ngoại lớn tiếng hỗ trợ thương ước thì bị đấu tố liền. Thế mới biết, sống thật khó vậy. Nhưng không lẽ cứ bàn chuyện Cuba với Bắc Hàn hoài"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Thật là đau lòng trước cái chết vô cùng tức tưởi, đau đớn, thê thảm của 39 người trong chiếc xe vận tải hàng tại Anh, nhất là tất cả đều là người Việt Nam, xuất phát từ đất mẹ dấu yêu bất cứ từ đâu.
Mặc dù thứ bảy 2/11/2019 vừa qua mưa tầm tã nhưng vẫn có hơn 100 bà con tham dự buổi gây quỹ tương trợ 48 tù nhân yêu nước bị tù vì biểu tình chống cộng sản thông qua “Luật Đặc Khu 99 Năm” tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ, Melbourne, Úc châu.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 chắc chắn trong ký ức - với những người đã ở đó. Trong thời gian qua, một thế hệ đã trưởng thành mà không tự mình trải qua sự sụp đổ của Bức tường. Cho ngày kỷ niệm, bây giờ thủ đô Berlin nhìn lại và mong chờ (nach vorn geblickt/ looked forward).
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
Tổng kết chương trình: Đồng Hành Cùng Trần Huỳnh Duy Thức và Các Tù Nhân Lương Tâm, vào ngày 2 tháng 11, 2019 tại San Diego, California.
Ai có quyền xây dựng trái phép, nếu không dựa vào thế lực cán bộ lãnh đạo địa phương. Nhiều người vẫn còn nhớ chuyện hồi năm 2016, khi một người dân dựng lên chòi cây nuôi vịt trên đất của gia đình, công an Huyện Bình Chánh (Sài Gòn) lập tức buộc gỡ bỏ, vì là xây dựng trái phép, và đã “xâm phạm đến tình hình trật tự quản lý đô thị, phá vỡ quy hoạch tổng thể chung của địa phương”…
Khoảng đầu tháng 11/2019, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei quyết định không bãi bỏ lệnh cấm đàm phán với "kẻ thù" Mỹ.
LA PAZ - Phong trào chống chính quyền tại Bolivia được TT Morales khuyến cáo “chớ bạo động gây đổ máu” và hô hào quân đội hậu thuẫn.
KIEV - Giai đoạn cuối trong thương lượng tái lập hòa bình tại Ukraine vấp phải trở ngại thực tế vào phút chót: 2 phe đối đầu không thuận rút quân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.