Hôm nay,  

Mậu Dịch Sẽ Đánh Bại Cs?

18/06/200000:00:00(Xem: 6838)
Đây là một vấn đề tế nhị, cực kỳ tế nhị. Giả sử bạn nói rằng càng thúc đẩy mậu dịch với CSVN, thì chế độ độc đảng lì lợm này càng sớm tới ngày xuống mồ - thế nào cũng có người chụp ngay chiếc nón cối lên đầu bạn. Vậy đó, nhưng đó là niềm tin thực sự của đa số các vị dân cử Hoa Kỳ hiện nay, và họ xem những bản thương ước, thí dụ như giữa Mỹ-Hoa hay giữa Mỹ-Việt, sẽ là những nhát cuốc đào mồ chủ nghĩa cộng sản. Chính ông đại sứ Pete Peterson đã viết bản văn giải thích thương ước hồi năm ngoái, và phóng đầy lên Internet. Chính Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế tin là mở cửa cho làn gió mậu dịch vào ào ạt sẽ thổi bay đi cát bụi mốc meo của xác ướp Ba Đình. Và đó cũng là lý do rất là tế nhị, và vì tôn trọng cảm xúc của nhiều người, nên thay vì bàn thẳng vào việc có nên hay không nên thúc đẩy thương ước Mỹ-Việt, chúng ta nơi đây thử bàn về trường hợp Cuba. Ít nhất thì cũng còn đỡ hơn là bàn chuyện Hỏa Tinh hay Thủy Vương Tinh nơi đây.
Trong gần 40 năm, Hoa Kỳ đã duy trì cấm vận kinh tế Cuba nhằm đánh chế độ Fidel Castro sụp đổ, nhưng chẳng có bao nhiêu thành quả chiến lược. Castro vẫn nắm trọn quyền, và dân Cuba vẫn nghèo thê thảm, bất lực nữa, và vẫn bị giam cầm trong các nhà tù lớn nhỏ.
Và bây giờ thì trên Quốc Hội Mỹ đang có nhiều vị dân cử tin là đã tới lúc phải hạ độc chiêu: bỏ cấm vận và tung ra một đợt xâm lăng tư bản vào nền kinh tế quốc doanh Cuba và xóa nhòa nền văn 1hoa Mác-xít.
Nhà phân tích Donald Lambro trên tờ Los Angeles Times tuần trước giải thích về kế hoạch xâm lăng tư bản mà nhiều vị dân cử Hoa Kỳ đề ra: những sản phẩm và ý tưởng của nền nếp kinh doanh tự do, đầu tư nước ngoài, cơ hội làm ăn, liên hệ cá nhân và du lịch bùng nổ sẽ đi vào Cuba bằng đường biển, đường hàng không và vòng quanh chế độ Castro để tới thẳng người dân Cuba. Và họ tin là không có gì chống nổi cuộc xâm lăng tràn ngập này.
Bài quan điểm tuần rồi trên tờ báo bảo thủ hạng nặng Wall Street Journal của Robert Bartley là một trong những tiếng nói nặng ký đầu tiên khác cũng thúc giục Mỹ bỏ cấm vận Cuba. Đức Giáo Hoàng cũng thúc giục bỏ cấm vận Cuba, dĩ nhiên là với lý do nhân đạo chứ không phải lý do chống Cộng.

Nhiều học viện bảo thủ nặng ký cũng đòi như vậy. Một trong đó là Lexington Institute, một viện nghiên cứu thị trường tự do, tin là tới lúc Mỹ phải đổi chính sách về Cuba. Trong bản phân tích gần nhất, Phó Chủ Tịch Lexington Institute là Philip Peters, một cựu viên chức thời Tổng Thống Reagan, đã thúc giục phải bỏ cấm vận và phải mậu dịch với Cuba.
Bản phân tích của Viện này tóm lược như sau:
“Thứ nhất, mậu dịch [với Mỹ] sẽ giúp người dân Cuba. Cho phép buôn bán thực phẩm và nông sản sẽ giảm chi phí nhập cảng lương thực của Cuba. Nó sẽ tăng nguồn lương thực bằng cách giúp các nông dân tư nhân làm được sản phẩm đưa ra các chợ Cuba,” theo Peters.
“Thứ nhì, nó sẽ mở rộng ảnh hưởng Hoa Kỳ. Cho phép người Mỹ tự do vào Cuba sẽ tạo ra vô số liên hệ giữa người, giữa trường, giữa nhà thờ và giữa các gia đình,” theo Peters. Chỉ cần có hình ảnh hàng ngàn người Mỹ đi bộ trên các đường phố Havana cũng đủ có ảnh hưởng lớn lao rồi.
Thoạt đọc, nghe có vẻ như là chính sách Mỹ đang áp dụng tại VN. Có đúng không thì chỉ có ông Peterson mới biết. Điểm tế nhị nơi đây là, người Mỹ gốc Cuba không thích chuyện bỏ cấm vận Cuba, nhưng hầu hết (đúng ra, chưa nghe trí thức ly khai nào chống) các nhà bất đồng chính kiến trong nội địa Cuba lý luận rằng điều này sẽ giúp tăng lực cho dân Cuba và làm giảm lực hỗ trợ của Castro. Cũng hao hao giông giống lý luận của BS Ngueỹn Đan Quế lạ lùng.
Có phải rằng Việt Nam là thí điểm cho chính sách này, để rồi sắp tới sẽ áp dụng cho Cuba" Không biết. Chỉ thấy là có nhiều chuyện chính phủ Mỹ cứ lặng lẽ làm, để rồi nhiều năm sau mới giải mật, hay là lâu lâu bị các ông dân biểu moi ra chỉ trích hay ca ngợi. Và chỉ thấy là phe bảo thủ Hà Nội cũng căm thù bản thương ước, mà nếu người hải ngoại lớn tiếng hỗ trợ thương ước thì bị đấu tố liền. Thế mới biết, sống thật khó vậy. Nhưng không lẽ cứ bàn chuyện Cuba với Bắc Hàn hoài"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang sống trong lòng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cuộc đấu tranh không phải chỉ thấy được ở trong nước với những ngón đòn cô lập và tù đầy. Cuộc đấu tranh đã thể hiện trên thế giới Mạng trong và ngoài nước. Kẻ thù biết rõ con đường làm chia rẽ cộng đồng và chúng đã thành công.
Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắc là ASEAN đứng về bên nào trong cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại Biển Đông?
Từ quan điểm chính trị, thương chiến Mỹ Trung có thể có người thắng kẻ thua. Nhưng dưới góc độ kinh tế, cả hai đều đang thua. Điều này lý giải vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thương mại.
BERLIN - Diễn viên GI hóa trang như lính Mỹ canh gác tường gọi là “tường ô nhục” phân chia thành phố Berlin 30 năm trước đã bị cấm.
MEXICO CITY - Tin ngày 6 tháng 11: một nghi can bị bắt gần biên giới Arizona-Mexico có liên quan tới vụ 9 công dân Mỹ (gồm 3 phụ nữ, 6 trẻ em) bị thảm sát.
ANKARA - Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ loan báo vợ của trùm ISIS bị truy sát đã bị bắt. Trong 1 phát biểu ngày 6-11, TT Erdogan không cho biết vợ của Baghdadi bị bắt ở đâu, khi nào và danh tính là gì.
WARSAW - TT Andreij Duda loan báo: công dân Ba Lan có thể đến Hoa Kỳ không cần chiếu khán nhập cảnh từ ngày 6-11.
PHI TRƯỜNG SCHIPOL - Phi công của chuyến bay từ Amsterdam đi Madrid phát nhầm nút báo động không tặc khi tất cả 27 hành khách đang lên máy bay A 330 phải di tản.
SEOUL - Dự định tập trận phối hợp Mỹ-Nam Hàn trong Tháng 12 bị Bắc Hàn phản đối và lên án là khiêu khích.
IDLIB - Lực lượng Mỹ tại miền bắc Syria rút theo lệnh TT Trump đã trở lại bảo vệ mỏ dầu, với giải thích “không cho khủng bố ISIS chiếm và thu tiền bán dầu thô”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.