Hôm nay,  

Tin Úc Đại Lợi - Phần Ii

28/10/200000:00:00(Xem: 3656)
CÁC TRƯỜNG GIÀU CÓ CÀNG ĐƯỢC HƯỞNG LỢI
SYDNEY: Nhiều trường tư thục giàu có tại tiểu bang NSW sẽ được nhận trợ cấp thêm 1600 đô la cho mỗi học sinh trong vòng bốn năm đến, theo một kế hoạch đầu tư giáo dục mới của chính phủ liên bang. Căn cứ theo chính sách mới này thì tại tiểu bang NSW,có 2200 trường công sẽ chia nhau một ngân sách 135 triệu đô la trong vòng bốn năm đến, trong khi trường tư thục St Joseph's College nhận được 1628 đô la cho mỗi học sinh của trường, tức ngân sách tài trợ cho trường này tăng đến 280%. Trường Trinity Grammar School nhận 1402 đô la cho mỗi học sinh tăng 172 % trong khi trường The Kings School nhận 1112 đô la tăng 131%.
Theo bộ trưởng giáo dục tiểu bang NSW là John Aquilina thì chính phủ liên bang đang cắt trợ cấp giáo dục dành cho các trường công,để đổ hết sang cho các trường tư giàu có và nổi tiếng. Ngân sách trợ cấp theo chính sách mới sẽ dựa lên thành phần xã hội của khu vực của nhà trường chứ không phụ thuộc vào lợi tức hàng năm của phụ huynh học sinh. Chính sách trên đã làm cho nhiều phụ huynh học sinh giận dữ vì tính chất phân biệt bất công của nó, trong khi nhiều trường công đang chật vật tồn tại vì thiếu ngân sách hoạt động. Chính sách trên của chính phủ John Howard có thể làm cho các trường công ngày càng suy sụp vì học sinh sẽ bỏ hết sang trường tư học để được hưởng lợi nhiều hơn.

ĐA SỐ Y TÁ BỊ BẠO HÀNH TRONG BỆNH VIỆN
SYDNEY: Một nghiên cứu gần đây cho thấy đa số các y tá tại tiểu bang NSW đã bị tấn công trong thời gian làm việc tại các bệnh viện. Mỗi tuần có đến 40% y tá cho biết họ bị tấn công trong khi làm việc, mặc dầu chỉ có một số ít người báo cáo sự vụ cho cảnh sát. Bệnh nhân đã dùng súng, dao găm và ống chích để hăm dọa các y tá trong phòng cấp cứu. Nhiều y tá khác đã bị tấn công bằng mọi vật dụng thường thấy trong các phòng bệnh như giá truyền dịch, đồ đạc trong phòng. Những hành vi tấn công y tá gồm việc sách nhiễu tình dục của bệnh nhân cho đến những lời mắng nhiếc hay những trường hợp bạo hành từ phía thân nhân của các bệnh nhân.
Y tá hiện nay là một nghề cùng với các nghề khác như cảnh sát, tài xế tắc xi, gái điếm là những nghề dễ bị hành hung nhất trong khi làm việc. Bạo lực trong bệnh viện đã là nguyên nhân chính khiến 30000 y tá từ bỏ công việc trong khi hiện có đến 1300 công việc y tá hiện còn chưa có người làm tại các bệnh viện ở tiểu bang NSW. Đa số y tá bị đe dọa bạo lực từ phía bệnh nhân và gia đình. Tỷ lệ học sinh ghi tên theo học ngành y tá ngày càng giảm trong khi y tá Úc ngày càng bỏ sang Anh và Hoa kỳ làm việc với số lương cao hơn, khiến cho tại nhiều tiểu bang xảy ra nạn thiếu y tá trầm trọng. Nhiều dịch vụ chăm sóc bệnh nhân bị ảnh hưởng cũng vì nạn thiếu y tá nói trên.

CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VỤ NÉM BÁNH VÀO MẶT THỦ HIẾN VICTORIA
MELBOURNE: Cảnh sát đang điều tra khâu bảo vệ an ninh lỏng lẻo tại lễ khai mạc viện bảo tàng Melbourne, sau khi một thành viên của nhóm biểu tình S-11 đã ném một chiếc bánh kem vào mặt của thủ hiến Steve Brack. Không có bất cứ một nhân viên cảnh sát nào tại lễ khai mạc nói trên. Người ném bánh vào mặt của thủ hiến Steve Brack là Mareus Brumer 30 tuổi từng bị bắt khi tham gia cuộc biểu tình của nhóm S-11. Sau khi được thả ra, y lại đến chen chúc trong đám đông đến dự lễ khánh thành viện bảo tàng Melbourne Museum. Trước đó cảnh sát đã kết luận rằng thủ hiến Steve Brack sẽ không bị bất cứ mối nguy hiểm nào đe dọa.
Brummer đã ném chiếc bánh kem vào mặt thủ hiến Steve Brack sau khi ông này tuyên bố khánh thành viện bảo tàng trị giá 290 triệu đô la. Vừa kêu gọi những khẩu hiệu của S-11, Brumer hất ngã một em bé và ào đến trước mặt thủ hiến Victoria là Steve Bracks. Vừa lấy tay quẹt kem dính trên mặt và trên áo quần, thủ hiến Steve Bracks vừa rút tấm vải chính thức khánh thành viện bảo tàng. Theo tên Brumer thì hắn làm hành động nói trên để phản đối việc cảnh sát tiểu bang Victoria đã đàn áp dã man những người biểu tình từng chống đối hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới được tổ chức tại Melbourne trước đây. Tên Brumer sẽ bị truy tố trước pháp luật.

TIỂU BANG QUEENSLAND ĐƯỢC COI LÀ KHÔNG AN TOÀN
BRISBANE: Nhiều dân cư của tiểu bang Queensland cho rằng tiểu bang này càng ngày càng trở nên một tiểu bang không an toàn để sinh sống. Hai trong số ba người được hỏi ý kiến đều cho rằng tiểu bang Queensland nay không an toàn so với cách đây năm năm. Chỉ có 17% dân cư của tiểu bang, khi trả lời một cuộc thăm dò dư luận, cho rằng cảnh sát của tiểu bang đã khống chế được tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng. Hơn 12 ngàn người đã điền các phiếu thăm dò dư luận và gửi trả lại cho công ty điều tra CM Research.
Phụ nữ, trẻ con và người già là những đối tượng lo lắng nhiều nhất trong khi dân chúng tại những vùng nông thôn tỏ ra than phiền về cảnh sát nhiều hơn và dân cư thành thị. Cảnh sát Queensland sau đó đã khuyến cáo rằng nếu dân chúng muốn đánh bại bọn tội phạm thì phải hợp tác nhiều hơn với lực lượng cảnh sát. Đại diện cảnh sát tiểu bang nhận xét rằng dân chúng chỉ biết than phiền mà không biết góp sức cùng cảnh sát để khống chế tội phạm, vì tiêu diệt tội phạm là trách nhiệm của cộng đồng chứ không phải riêng của cảnh sát.

GÍAO VIÊN LẠI RỤC RỊCH TỔ CHỨC BIỂU TÌNH
ADELAIDE: Gíao viên tiểu học, trung học và trường TAFE cho biết họ sẽ tổ chức các cuộc biểu tình đình công nếu chính phủ không chịu tăng lương cho họ trong vòng ba tuần đến. Những đe dọa đình công này xảy ra sau khi bộ giáo dục tiểu bang dự định cho về hưu non 120 giáo viên thâm niên bằng cách khuyến khích các giáo viên này tự nguyện về hưu với số tiền bồi thường là 15 ngàn đô la. Trong khi đó tình trạng thiếu giáo viên hiện rất phổ biến trong các trường học tại tiểu bang Nam Úc. Ngày 12.10 vừa qua ủy ban quan hệ công nghiệp Úc đã đồng ý tăng lương 14% trong ba năm cho 20 ngàn giáo viên nói trên tại tiểu bang Nam Úc.
Trong thời gian đến giáo viên dưới sự chỉ đạo của công đoàn sẽ tiến hành gửi thư, gửi fax đến cho bộ giáo dục, cho chính phủ tiểu bang để đòi trả tiền tăng lương đúng kỳ hạn và đúng yêu cầu. Nếu không được đáp ứng sẽ có cuộc đình công và biểu tình vào ngày 9.11 sắp đến. Bộ trưởng giáo dục đối lập là Trish White cho biết các giáo viên thâm niên kinh nghiệm không nên bị buộc phải về hưu sớm. Trong khi đó bộ giáo dục tiểu bang cho biết 120 giáo viên nói trên là số giáo viên tiểu học thặng dư tại vùng nội thành Adelaide và chính phủ cần phải khuyến khích họ về hưu. Sang năm sẽ có 300 giáo viên tốt nghiệp gia nhập lực lượng giảng dạy tại các trường học của tiểu bang.

VẬN ĐỘNG ĐỂ THỐNG NHẤT MÚI GIỜ TIỂU BANG
NAM ÚC: Dư luận tại Nam Úc hiện nay đang vận động chính phủ của thủ hiến Olsen hãy thống nhất giờ của tiểu bang Nam Úc với tiểu bang NSW và Victoria. Từ Chúa Nhật tuần đến khoảng cách sai biệt 90 phút giữa Nam Úc và NSW và Victoria chỉ còn lại 30 phút mà thôi. Giới thương gia tại tiểu bang này kêu gọi chính phủ Olsen hãy nhân cơ hội này thống nhất múi giờ của tiểu bang theo hệ thống giờ của các tiểu bang miền đông nước Úc. Theo giới thương gia thì múi giờ của tiểu bang NSW và Victoria là giờ giấc thuận lợi nhất cho các doanh vụ. Tuy nhiên những vận động vẫn chưa có kết quả gì.
Trong khi bản thân thủ hiến Olsen đồng ý việc thống nhất nói trên, quốc hội tiểu bang đã có nhiều ý kiến khác biệt nhau. Chính phủ cũng không muốn làm giới nông dân và các phụ huynh học sinh phải làm việc hay đưa con đi học trong bóng tối. Hai tiểu bang NSW và Victoria đổi giờ vào ngày 27.8 để chuẩn bị cho thế vận hội, khiến cho nước Úc có bốn múi giờ khác nhau. Sự quan hệ của giới doanh thương Nam Úc và NSW cũng như Victoria gặp trở ngại vì thời giờ chênh lệnh nhau đến một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên giới phụ huynh tại tiểu bang Nam Úc vẫn cương quyết không chịu thay đổi giờ vì nếu đổi giờ thì phải đưa con đi học khi trời còn tối.

SIẾT CHẶT THÊM LUẬT VŨ KHÍ TẠI NAM ÚC
ADELAIDE: Nhằm khắc phục tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trên đường phố, dân chúng Nam Úc sẽ bị buộc phải giao nạp nhiều loại vũ khí nguy hiểm, nếu không muốn bị phạt vạ nặng nề hay có thể bị truy tố. Những vũ khí này bao gồm dao găm quân dụng, súng lục, cung tên, mã tấu và hơi cay. Chính phủ sẽ đề ra một thời hạn để những người sở hữu những vũ khí nói trên giao nạp trước khi những vũ khí nói trên sẽ được coi là bất hợp pháp. Luật mới về vũ khí nguy hiểm này của tiểu bang sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm này. Thủ hiến Olsen cho biết chính phủ tiểu bang quyết định mạnh tay đối với những người sở hữu các vũ khí nguy hiểm.


Theo thủ hiến Olsen thì việc mang những vũ khí nguy hiểm đó gây ra một mối quan ngại cho toàn thể xã hội và luật mới sẽ trừng trị đích đáng những người vẫn cố tình sở hữu những vũ khí bị cấm. Những người vi phạm sẽ bị phạt ít nhất là 10 ngàn đô la và hai năm tù giam. Những người muốn giao nạp các vũ khí nói trên sẽ được hướng dẫn đến các đồn cảnh sát địa phương. Một số thành phần sẽ được miễn trừ giao nộp như cảnh sát, những người sưu tầm hay những viện bảo tàng. Luật cũng sẽ bao gồm việc cấm sản xuất các vũ khí nói trên, cấm buôn bán và cấm mang theo trong người những vũ khí bị cấm nơi công cộng.

TÂY ÚC CÓ TRUNG TÂM NGHE LÉN QUỐC TẾ
PERTH: Theo một cuộc điều tra mới đây của quốc hội Châu Âu thì Tây Úc là một trong năm trung tâm gián điệp quốc tế, chuyên nghe lén các cuộc điện đàm, trao đổi qua điện thoại, internet, fax từ nhiều quốc gia khác nhau. Trung tâm này được đặt tại Geraldton là một trong năm trung tâm của một hệ thống tình báo điện tử thế giới có mật danh là Echelon. Trung tâm này nằm cách thành phố Perth 30 cây số tại vùng Kojarena. Khi được khánh thành vào năm 1993 trung tâm này được gọi là trung tâm truyền thông vệ tinh quốc phòng. Tuy nhiên quốc hội Châu Âu khẳng định rằng đó là một trong năm trung tâm nghe lén của hệ thống Echelon.
Bốn trung tâm khác gồm Sugar Grove và Yakima tại Mỹ, Waihopi tại New Zealand, và Morenstow tại Anh. Năm quốc gia này cùng chia xẻ với nhau những tin tức tình báo nghe lén được. Thông qua một hệ thống computer được gọi là “Tự điển” với những từ đã được ghi vào bộ nhớ, một khi các cuộc điện đàm hay các điện thư, internet có chữ nói trên thì lập tức toàn bộ nội dung liên lạc liền bị các trung tâm nói trên ghi nhận 100%. Trung tâm tình báo nghe lén của Úc chủ yếu theo dõi những tin tức từ Nga và Trung cộng. Nhiều giới chức đã tố cáo hệ thống Echelon được dùng để theo dõi các chính trị gia, các công ty, các cá nhân và các nhóm đặc biệt mà các quốc gia thành viên Echelon quan tâm.

DỰ ÁN 100 TRIỆU CHO ĐẠI HỌC TÂY ÚC
PERTH: Theo một chương trình tân trang đại học Tây Úc thì một hí viện hòa nhạc, một làng đại học và nhiều cơ sở thương mại sẽ được thiết lập ngay bên trong khuôn viên của đại học Western Australia. Kế hoạch 100 triệu đô la này cũng mở rộng thêm khuôn viên của trường 20 hecta. Theo trường đại học thì dự án nâng cấp này cần được thực hiện đối với trường đại học Tây Úc vì số sinh viên ngày càng tăng thêm trong khi trợ cấp của chính phủ ngày càng giảm bớt. Tuy nhiên mặc dầu số sinh viên tăng thêm nhưng sẽ không có việc phát triển thêm bãi đậu xe để khuyến khích sinh viên dùng phương tiện giao thông công cộng, bảo vệ môi trường.
Toàn bộ khu đất dùng để phát triển đã được mua trong nhiều năm qua với dự định phát triển trong tương lai. Chương trình tân trang nói trên sẽ mất nhiều thập niên mới có thể hoàn tất và trường đại học hiện đang tham khảo ý kiến của dân chúng thành phố đối với các đồ án phát triển trong tương lai. Việc phát triển cũng nhắm đến tiện nghi giao thông các loại như xe bus, và phà trên sông dành cho các sinh viên theo học tại trường. Những công ty kỹ thuật cao và các công nghiệp y học có thể thành lập các doanh vụ của họ trong phạm vi trường đại học nhằm khuyến khích việc tuyển dụng các sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp.

ĐÀN ÔNG ÚC THI NHAU TỰ TỬ
CANBERRA: So với thời gian khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào những năm 1930, hiện nay tỷ lệ đàn ông Úc tự tử đã cao hơn so với giai đoạn đó năm lần. Tỷ lệ tự tử cao liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp cao trong nam giới. Cơ quan thống kê liên bang Úc nhận định rằng nơi nào tỷ lệ thất nghiêp cao thì tại đó tỷ lệ tự tử trong giới đàn ông Úc cũng tăng theo. Chỉ có trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, tỷ lệ nam giới Úc tự tử là thấp nhất. Từ năm 1990 đến năm 1998 đã có đến 17 ngàn nam giới từ 15 tuổi trở lên tự kết thúc mạng sống của chính mình. Chỉ riêng trong năm 1998 có 2150 quý ông ca bài vĩnh biệt trần gian buồn chán.
Trong khi tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên, của phụ nữ và người già vẫn ổn định thì tỷ lệ tự tử của đàn ông Úc từ 20 tuổi đến 40 tuổi đã tăng đến con số báo động. Nhiều nhà phân tích cho rằng tỷ lệ đàn ông Úc tự tử còn cao hơn nhiều lần tỷ lệ người Úc chết trong các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới. Nhiều phụ nữ Úc mất chồng,nhiều trẻ em mồ côi vì chồng hay cha...tự tử. Về mặt thể chất đàn ông to khỏe hơn phụ nữ, nhưng về mặt tinh thần thì đàn ông chỉ là một con ốc sên so với sức chịu đựng bền bỉ về tinh thần của phụ nữ. Vì thế khi gặp những điều bất mãn trong cuộc sống,đàn ông thường chịu không nổi và dễ dàng đi đến quyết định kết liễu cuộc sống của mình.

NGHỊ VIÊN TRẦN NHÂN RƯỚC ĐUỐC THẾ VẬN PARALYMPIC 2000
BANKSTOWN: Nghị viên Trần Nhân, một người giầu nhiệt tâm, nhiều hoài bão, và rất quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại Sydney, đã được sự tin tưởng của cộng đồng người Việt, lãnh nhận trách nhiệm tham dự cuộc rước đuốc thế vận Paralympic 2000 vào Thứ Tư, 18 tháng 10 vừa qua, tại thị trấn Greenacre. Chính trong những phút vinh dự tại một quốc gia tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, anh Trần Nhân chợt nhớ lại mấy chục năm về trước, với số tiền vỏn vẻn khoảng 3000 Mỹ kim, anh đã mua được một số vàng đủ trả cho chủ tàu, để rồi cùng với 90 người khác, anh bắt đầu chuyến vượt biển tìm tự do dài ba ngày ba đêm trên một chiếc thuyền đánh cá không đầy 13 thước...
Năm nay 38 tuổi, anh Nhân cho biết cuộc hành trình trên biển ba ngày đêm không bao giờ phai mờ trong ký ức của anh. Khi nhìn thấy bờ biển Thái Lan, thuyền của anh bị bọn cướp biển tấn công, và khi đặt chân lên đất liền, cả đoàn người tị nạn lại bị lùa vào những trại tị nạn chật ních những người. Anh Nhân cho biết anh đã sống tại đó hai năm và đó là thời gian cực kỳ gian khổ.
Năm 1984 anh Nhân đến định cư tại Perth và sống trong một nhà tạm trú dành cho người tị nạn và làm việc trong một nông trại. Từ đó anh mở một xưởng may, làm việc với đám trẻ bụi đời trên đường phố và tự nguyện đến làm việc tại Phi luật Tân như một nhân viên tị nạn. Hiện nay anh làm việc tại Vietnamese Community Rresource Centre ở Cabramatta và là nghị viên đầu tiên của thành phố Bankstown xuất thân từ một cộng đồng di dân không nói tiếng Anh.
Là một nhân viên di trú, giáo viên và là một nghị viên của hội đồng thành phố Bankstown, anh Trần Nhân đã rước ngọn đuốc thế vận Paralympic tại Greenarce, một vùng thuộc hội đồng thành phố Bankstown, nơi anh đang là nghị viên. Vừa chạy anh Nhân vừa nghĩ đến số vàng năm xưa, một số vàng nhờ nó anh đã mua được cuộc sống tự do hiện tại cho anh. Theo lời anh Nhân thì chính số vàng đó đã đưa anh thoát khỏi địa ngục trần gian.
Trước sự cổ vũ của vợ anh là chị Tâm và hai đứa con kháu khỉnh giống anh như đúc là Kenny 1 tuổi và Julie 2 tuổi, anh Nhân đã chạy dọc theo đường Waterloo Road của thị trấn Greenarce trong tiếng hoan hô của đám đông cuồng nhiệt đứng hai bên đường. Anh Nhân cho biết trong khi chạy, nhìn thấy vợ và hai con giữa đám đông tươi cười hò reo cổ võ, tự nhiên anh thấy thật hạnh phúc, và rồi anh nhớ đến những người thân yêu không có mặt hôm nay để chứng kiến niềm vinh dự anh đang được chia sẻ. Đặc biệt anh nhớ tới sáu anh chị em trong gia đình vẫn còn kẹt lại Việt Nam gần 20 năm qua...
Theo anh Nhân thì cộng đồng Cabramatta đã đề cử anh rước đuốc thế vận Paralympic và anh cho biết anh vô cùng tự hào với cuộc rước đuốc tại thị trấn Greenarce. Đồng thời với niềm tự hào là những cảm giác bâng khuâng của một người tỵ nạn phải trốn khỏi quê hương trên con tàu vượt biển đến Úc, và ngày hôm nay anh được vinh dự rước ngọn đuốc thế vận.
Tính đến nay, tuy thời gian làm nghị viên hội đồng thành phố Bankstown chưa lâu, nhưng nhờ nhiệt tình, chịu khó, chân thành, luôn luôn sẵn sàng học hỏi những người chung quanh, và tận tình lắng nghe tiếng nói của bà con cử tri, nên anh Trần Nhân đã có những đóng góp cụ thể đối với cuộc sống của đông đảo cử tri trong vùng được anh đại diện. Từ chuyện gia tăng số lượng thùng rác trong khu thị tứ Bankstown, đến việc mở mang khu đậu xe sao cho đúng kích thước, từ một khúc đường mới được trải nhựa, đến những khiếu nại của cử tri trong vùng được hội đồng thành phố giải quyết thỏa đáng,... đều có sự đóng góp tích cực nhưng âm thầm và tế nhị của nghị viên Trần Nhân.
Có khả năng, giầu lòng nhiệt tình, biết ấp ủ hoài bão phục vụ cộng đồng, chắc chắn sự hiện diện của nghị viên Trần Nhân trong hội đồng thành phố Bankstown là một vốn qúy đối với đông đảo cử tri trong đó có cử tri Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.