Hôm nay,  

Đường Dài

28/10/200000:00:00(Xem: 5892)
Nếu tính đến hôm nay, tôi đã định cư ở Tây Úc gần 20 năm. Thời gian tạm đủ dài để dự kiến sự thành hình và thay đổi cuộc sống và vui buồn của đời tỵ nạn tại hải ngoại. Vui với những thành quả cộng đồng và đồng bào cùng với những thành công và thăng tiến tuổi trẻ. Buồn vì đến giờ phút này vẫn còn số ít người Việt chúng ta đã quên hai tiếng “tỵ nạn”, chỉ biết cá nhân và lợi nhuận.

Ngược thời gian 19 năm về trước để lại người vợ và đứa con gái nhỏ thân thương trong tù vì sự tham lam của người tổ chức bến bãi. Tôi cùng với một số đồng bào bất chấp sự hiểm nguy của biển cả. Không một sự hiểu biết về hàng hải, lên đường với niềm tin là hai chữ “Tự do”. Trang bị cho cuộc vượt biển chỉ một hải bàn nhỏ và một hải đồ copy, thật sự mà nói với lương tâm, tôi chưa hề biết xử dụng. Sau hai ngày hai đêm, một cơn bão bất chợt đến, không một kinh nghiệm, suýt chút tôi đã giao trọn vẹn bảy mươi sinh mạng cho biển cả. Cơn bão qua, con tàu tôi đã đi và tiếp tục đi trong lời cầu nguyện của bà con cô bác trên tàu. Không một diễn tả nào có thể nói lên được sự tuyệt vọng khi nhìn những con tàu lánh né, chỉ thấy trời và biển đen sẫm gần như dính liền với nhau. Trong một đêm gần về sáng, chúng tôi thấy một đốm sáng từ xa, tôi cho con tàu theo hướng đó với lời cầu nguyện, không phải là đất nước của chúng tôi vừa trốn chạy ra đi. Ánh sáng càng to dần, niềm tin của chúng tôi càng tăng, đến khi có tiếng reo của người bạn: “Giàn khoan... chúng ta sống rồi...”. Ôi, tiếng kêu thật là dễ thương, xin thưa với tất cả những người Việt nào đã bỏ nước ra đi trên những con tàu không giống một ai, thì trong tâm không bao giờ quên được những tiếng kêu của ai đó trên tàu: “Đất liền, đất liền”, nay giàn khoan.... Có lẽ đến ngày chúng ta chết cũng không một ai trong chúng ta quên được tiếng kêu đầy sung sướng đó.

Con tàu chúng tôi đã được giàn khoan sửa chữa lại hư hại, tiếp tế dầu, lương thực và chỉ hướng đi về Mã Lai. Từ giờ phút đó, tôi và bà con cô bác trên tàu mới cảm thấy thật sự đã thoát. Chúng tôi đã đến được đất liền và được hưởng một đêm đầy hạnh phúc yên bình trong sự tự do với sự tiếp đón của hội Hồng Thập Tự Mã Lai và phái đoàn Cao Ủy Tỵ Nạn Úc. Xin được cảm ơn những tấm lòng thiện nguyện đó trong giây phút đầu của tự do. Ngày hôm sau chúng tôi được chuyển về đảo Pulau Bidong mà đồng bào ta, trong thời gian đó đã gọi là “Buồn lo bi đát”. Sau những thủ tục hành chánh thông thường chúng tôi được phân phối về những túp lều được dựng bằng cây vải nylong hoặc tôn tùy theo ở xa hay gần văn phòng trại đảo. Những ngày sau đó chúng tôi, người xung phong vào VP trại, kẻ ghi danh học sinh ngữ và chờ đợi các phái đoàn Mỹ, Úc, Pháp cùng các nước khác đón nhận làm thủ tục định cư. Có một điều tôi xin được ghi lại nơi đây để tạ ơn những tấm lòng thiện nguyện làm việc của những người bạn không cùng màu da, ngôn ngữ đã rời đất nước mình đến đây không một tiện nghi, lăn xả vào tất cả mọi việc trên đảo, xây dựng những dãy “long house”, sửa chữa cầu cùng những công việc nặng nhọc mà đồng bào ta được sử dụng sau những năm 80 đến ngày giải tán trại, xin một lần nữa cảm ơn, cảm ơn những tấm lòng cao đẹp đó.

- “Ngày mai em đi.... biển nhớ....” Tiếng hát của Lệ Thu đã được VP trại đảo phát thanh để tiễn đưa đồng bào rời đảo qua trại chuyển tiếp trong đất liền Mã Lai chờ đợi làm tiếp thủ tục để được định cư xứ người. Xin giã từ đảo “Buồn lo bi đát”, tôi cùng số đồng bào trên tàu đã rời đảo để được định cư tại Tây Úc vào một buổi sáng ngày Giáng Sinh năm 80. Ngày mới của sự tự do đã bắt đầu. Với hai bàn tay trắng, khác biệt ngôn ngữ, phong tục, tập quán tôi cùng đồng bào của tôi, đã từng bước một, hòa nhập vào đời sống một cách khó khăn, cần cù trong thân xác mệt mỏi vì trái tim và tâm hồn tôi gởi về Việt Nam cho vợ con, cha mẹ. Những ngày đầu thật gian nan đau khổ từ thể xác đến tâm hồn. Người Việt đã từ từ gầy dựng, đào tạo cho con em mình có những thành quả ngày hôm nay. Ngày hôm nay các bạn trẻ đã trở thành những kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ... ngôn ngữ lưu loát không một trở ngại trong công cuộc giao tiếp hàng ngày với công việc và với người bản xứ. Xin các bạn trẻ đừng bao giờ quên những ngày còn bé và hãy thật sự thông cảm và hiểu biết cho thế hệ thứ nhất. Hãy để tâm mình lắng xuống cảm nhận những gì ông cha mình đã trải qua, để hai thế hệ tiếp nhận nhau cùng xây dựng tương lai.
Hai mươi năm qua tôi đã chứng kiến sự thay đổi từng bước một của đồng bào tôi trên bước đường định cư, thành công cũng như thất bại. Cộng đồng Việt Nam thành hình theo năm tháng từ những tập hợp lẻ loi nay đã lớn mạnh thành một khối. Hội đoàn, đoàn thể tôn giáo đã thành hình để đáp ứng mọi nhu cầu của người Việt khắp nơi trên nước Úc. Điển hình Cộng Đồng Người Việt Tự Do, Tôn giáo như cộng đoàn công giáo Tây Úc từ nơi sinh hoạt nhỏ bé nay đã thành hình trung tâm sinh hoạt thờ phượng khang trang không thua bất cứ tiểu bang nào. Những ngôi chùa từ những ngôi nhà cũ kỹ nhỏ nhoi nay trở thành to, đẹp tiếp đón những thượng tọa đến lo cho đời sống tâm linh đồng bào Tây Úc.

Song song với các đoàn thể các tổ chức chính trị cũng như cộng đồng NVTD đã trưởng thành vững chắc với sự tiếp nối của các bạn trẻ TN sinh viên với một tâm hồn tràn đầy nhiệt tâm lý tưởng cho tương lai của cộng đồng và đất nước. Xin được cảm ơn những anh chị em trẻ đó, xin chân thành cảm ơn. Đường đi còn dài, một vài trang giấy không thể nào trang trải được mọi điều. Dĩ nhiên trong một cuộc sống của xã hội cộng đồng chúng ta làm sao tránh được những tiêu cực nhưng trên trang giấy này xin được phép không ghi lại những điều tiêu cực đau lòng đó để cuộc đời này đầy ánh sáng màu hồng làm hành trang cho các bạn trẻ dấn thân để xem chân cứng hay đá mềm.

Cho đến nay, tôi đã sống trên đất người được gần 20 năm. Thực sự đã có cảm giác đây là quê hương của tôi, một quê hương xa lạ mà thật gần gũi. Dầu không sanh trưởng và lớn lên nơi đây nhưng đất nước này đã tạm dung tôi và đồng bào tôi đầy tình người. Cuộc sống nơi xứ người đã cho ta đầy đủ và trọn vẹn, nhưng có những lúc tôi vẫn cảm thấy thật cô đơn và lạc lõng. Gần 20 năm trôi qua mà những hình ảnh thân thương quê nhà vẫn còn hiện diện nguyên vẹn trong thâm tâm từ những vườn cau bóng dừa bên quê nội những ruộng đồng kéo dài bên ngoại. Tôi được sanh ra tại Tân Định và lớn lên trong vòng tròn Hàng Xanh Thị Nghè, Đa Kao, Tân Định. 20 năm trôi qua chưa một lần trở lại quê nhà thăm lại quê cha đất mẹ, nhưng tất cả những hình ảnh thân yêu đó vẫn hiện diện trong tôi. Từ con đường Đinh Tiên Hoàng với hàng phở Phương Mai nổi tiếng quán cà phê đầy khói thuốc, mì Cây Nhãn, quán cơm Nửa Khuya trong lòng chợ Dakao đến rạp hát Văn Hoa Casino Tân Định, bánh mì Bé Bự kéo dài ra đến con đường Duy Tân Trường Luật cây dài bóng mát, công trường Con Rùa với những xe ba bánh bán dừa xiêm ngọt lịm trên môi, những xe bò bía đá nhận, nước mía trước Vương Cung Thánh Đường Đức Bà. Tôi xin được phép ngược thời gian trở về với quê hương yêu dấu trước khi hội nhập vào đời sống đầy xa lạ mà thật gần ở Úc, nước đã định cư tôi và gia đinh.

Trước năm 75 nếu sống ở Sài Gòn vào những ngày cuối tuần bắt đầu từ đường Tự Do, trước công viên Đức Mẹ xế bên là bộ Nội Vụ ta thả dài xuống Quốc Hội qua tượng đài TQLC, quẹo phải qua sân cỏ rạp Rex dọc theo hành lang Eden bước vào Queenbee tiếp bước Thành Tế Sơn Mài, ở đó chúng ta sẽ hưởng hương vị của bún ốc nem nướng cùng bánh dầy kẹp chả lụa. Dọc theo quán kem NP (Bắc Cực) kem Hương Lan ba màu. Cùng hướng về bến tàu là những kios nhỏ bán hoa tươi từ Đàlạt và băng nhạc, tiếp đến bến tàu Bạch Đằng và cột thủ ngữ nằm bên là nhà hàng Mỹ Cảnh chen lấn sân gold cùng hàng mực khô nướng lẫn hột vịt lộn. Qua đại lộ Nguyễn Huệ chợ hoa vào những dịp tết đầy mai, cúc huệ... Quẹo trái đến Pasteur Huỳnh Thúc Kháng, đại lộ Hàm Nghi để thưởng thức hủ tiếu Mỹ Tho Nam Vang, mì xào, thịt heo, vịt quay cùng với những ổ bánh mì vàng bắt mắt.

Đi thẳng ra đại lộ Lê Lợi ngược về hướng chợ Bến Thành Sài Gòn để thưởng thức thịt phá lấu cộng thêm ly nước mía nguyên chất, thế là bạn có quyền dung dăng dắt tay người yêu bước vào rạp hát hay vũ trường để nghe những bản tình ca. Nói đến đây mà thiếu chợ bồn binh Sàigòn và cây cầu sắt vô duyên tốn tiền vô ích là điều thiếu sót. Từ từ ngồi xuống bên hông chợ Bến Thành hãy thưởng thức bún thịt nướng, tôm càng, nem chả giò, dĩ nhiên phải ngồi kiểu nước lụt vì các sạp bán nơi đây kê rất thấp. Vòng qua phía sau đường Lê Thánh Tôn là những sạp bán trái cây tươi: bơm, nho, cam, quít đủ loại trái cây tùy theo mùa. Nếu như muốn mua vải may đồ xin đi học theo Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và đại lộ Lê Lợi. Thẳng đường Lê Lai xuống ngã Sáu hãy gọi cơm canh chua cá kho tộ, gà xối mỡ hoặc sườn nướng, quẹo trái để đến đại lộ Trần Hưng Đạo với những tiệm mì gia, xí mại hoành thánh, bánh mì Ba Lẹ gần cầu Ba Chân, nếu như quý vị thực sự chưa bội thực hãy ghé vào gần chợ An Đông thưởng thức cơm Siu Siu và những nhà hàng nổi tiếng trong Chợ Lớn như Đồng Khánh Bat Đat... Sau đấy mới về Ngã Sáu thưởng thức cafe Năm Dưỡng, vòng qua Bàn Cờ ăn bánh cuốn nhân thịt gần rạp hát (quên tên), chạy về Phú Nhuận hướng ngã Tư Bảy Hiền sẽ có nai đồng quê Ô Kìa, Cây còn, thẳng tới là bò bảy món Ánh Hồng. Dĩ nhiên không thể thiếu sót phở bò, gà Hiền Vương và Pasteur đến, tiệm cơm chay kế bên cũng đủ các món chả giò thịt quay canh chua nhưng rất thanh tịnh và ngon miệng. Vào những dịp tết mời bạn ghé chợ hoa Nguyễn Huệ, chợ tết Bến Thành, hội chợ tết vườn Tao Đàn, ngược về cầu Ông Lãnh chợ dưa hấu cao đụng nóc sạp, bánh mứt ê hề, hướng về chợ Đũi Bàn Cờ vào dịp Trung Thu đầy bánh dẻo nướng cùng các lồng đèn xanh, đỏ, tím, vàng....chen lấn đèn kéo quân.

Tuổi thơ của tôi được hưởng trọn vẹn những ngày thanh bình vào thời đệ I Cộng hòa dưới mái trường Lê Văn Duyệt, Đinh Tiên Hoàng, chỉ biết ăn chơi và đi học. Tuổi thơ của tôi là bạn bè, là dế, cá lia thia, sách báo Tuổi Hoa, phim ảnh hoạt họa. Thêm chút tuổi bước vào ngưỡng cửa trung học, bạn bè mỗi đứa mỗi trường: Trương Vĩnh Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Võ Trường Toản, KT Cao Thắng. Cho đến một ngày, một ngày của 68 Mậu Thân, chiến tranh đã thật sự bước vào đời sống tôi cùng với bạn bè. Những trại tỵ nạn được thành lập để đón nhận đồng bào chạy từ Hàng Xanh, Bình Hòa, Phú Lâm... đã đổ về trụ sở SVHS ở Duy Tân. Trại tạm cư Hùng Vương gần xa cảng miền Đông. Tôi cùng bạn bè đã lăn xả vào công tác cứu trợ xã hội do TNVS tổ chức, những tin tức chiến sự trên báo, những thảm cảnh từ Huế, từ khắp nơi của 4 vùng đổ về làm xáo trộn tuổi học trò và đời sống của tôi cùng bạn bè.

Chúng tôi đã lên đường từ Quang Trung Thủ Đức, Đà Lạt, Đồng Đế Lam Sơn, Dục Mỹ. Thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu. Nhưng máu của tôi, bạn bè tôi vẫn tiếp tục đổ xuống. Từ Tây Ninh Bình Long, Vi Thanh Mỹ Tho kéo dài Nha Trang, Ban Mê Thuật, Buôn Ho đến chân cầu Hiền Lương. Tôi đã đi đã nhìn quê hương mình điêu tàn đổ nát vì bom đạn, đã nhìn thấy những gì cha ông để lại nay rã rời vì vết đạn bom của Tàu, Nga, và Mỹ. Cho đến ngày 30.4.75. Những ngày sau đó tôi và bạn bè cùng đồng bào miền Nam sống trong lo âu hồi hộp. Từ những buổi họp tổ, những loa phóng thanh lai nhai từ 4-5 giờ sáng đến buổi học tập cải tạo binh sĩ công chức, cùng tập trung cải tạo sĩ quan QLVNCH. Đồng thời những đợt đánh tư sản mại bản cùng vài đợt đổi tiền đã thực sự làm kiệt quệ tận cùng cuộc sống của dân miền Nam. Những nơi kỷ niệm của tuổi thơ đã trở thành chợ trời buôn bán, những trạm kiểm soát kinh tế đầy kinh hoàng cho dân quê. Không khí đàn áp bắt bớ hiện dần từ đáy cải tạo cùng tệ nạn xã hội, còn đâu những ngày lễ Giáng Sinh nơi nhà thờ Đức Bà. Còn đâu không khí trang nghiêm ngày Phật Đản" Còn đâu những cái tết thanh bình đầy tiếng pháo, bánh trái, nhang đèn, cây mai, bao lì xì cho tuổi thơ.

Thế rồi tôi cùng bạn bè và đồng bào tôi đành gạt lệ ra đi tìm tự do mà hiểm nguy mà báo chí truyền thanh, truyền hình đã diễn tả. Bỏ qua những ngày lênh đênh trên biển, cơ cực trên đảo trại giam mà đồng bào tôi gánh chịu, tôi đã thực sự hưởng được đời sống tự do. Tôi được tạm trú tại Grayland Hotel Tây Úc. Những ngày tháng đầu của cuộc sống khác phong tục, tập quán và ngôn ngữ cộng với những đau buồn đè nặng trong tâm, hướng về quê nhà cha mẹ, vợ con anh em,...nên người Việt trong giai đoạn này đã hy sinh bản thân, bung ra làm đủ mọi ngành nghề hầu có chút tài chánh gửi về quê nhà giúp đỡ gia đình. Ban ngày đi học sinh ngũ, tối đi phụ bếp rửa chén cho nhà hàng, những hãng xưởng nông trại. Nhờ vậy, người Việt đã ổn định được cuộc sống tại những vùng hướng Bắc thành phố Perth, con cái tiếp tục được cắp sách đến trường...

Người Việt từ từ hội nhập vào đời sống tại Tây Úc và lan dần trên thương trường tiểu thương như deli, lunch bar, shop rau cải, tiệm thực phẩm Á châu đã thành hình để cung ứng nhu cầu hương vị quê nhà cho đồng bào ta. Bắt đầu từ khu Northbridge ta nhìn thấy vô số nhà hàng Hoa-Việt. Một Golden Swan tới ngày hôm nay mà đa số đám cưới tiệc tùng đều được tổ chức nơi đây. Quý vị thèm phở vịt tiềm có ngay, có đủ Dakao, Trà Vinh Việt Hoa Sài Gòn... Bước qua khu kế viếng thăm GHPG chùa Chánh Giác, ngôi chùa đầu tiên của đồng bào Phật tử Tây Úc. Hướng về Highgate ghé thăm tiệm sách báo Trung Dung, kế bên là CỘng Đồng NVTD/TU đã được thành hình từ thời xa xưa nay tiếp nối với những anh chị em trẻ tuổi đã mạnh dạn tiếp bước cha anh xây dựng TTCD- cho tương lai để có nơi sinh hoạt và phục vụ đồng bào hữu hiệu hơn. Dọc theo Highgate là những tiệm thực phẩm Á Châu. Tiếp về hướng Bắc thành phố Perth, những nhà thuốc tây, phòng mạch, bác sĩ, nha sĩ... đã phục vụ đồng bào ta bằng ngôn ngữ. Ngược về khu Grirawheen Hội Tín Hữu Cao Đài cũng trưởng thành theo năm tháng. Tiến lên phía trên là Trung tâm sinh hoạt Cộng đoàn Công giáo nay đã trở thành khang trang to đẹp để đồng bào Công giáo có nơi riêng tư thờ phượng. Hướng xa hơn về phía Bắc GHPG chùa Phổ Quang vừa mới được khánh thành làm ấm lòng đồng bào Phật tử tại Tây Úc. Đã tạo nên một sắc thái hòa hợp hội nhập vào đời sống mới đó là chưa kể về Hội Cao Niên càng ngày càng phục vụ hữu hiệu cho đồng bào cao tuổi. Những buổi vui chơi du ngoạn, tennis, vũ cầu, cờ tướng, nhạc sống Karaokê, những lớp Anh văn thể dục thường xuyên được tổ chức làm ấm lòng những người Việt cao niên.

Đã hết đâu, hội chợ tết hàng năm để phục vụ đồng bào trong những ngày xuân. Từ những buổi văn nghệ trong hội trường nay thành hội chợ xuân với chương trình VN thi hoa hậu áo dài, những trò chơi truyền thống, kế đến là tết Trung Thu cho các em nhi đồng dầu không còn những gian hàng bánh mứt bánh dẻo, nhưng các em cũng biết thế nào là Trung Thu, tết...Để giữ gìn tiếng nói của đất mẹ các trường Việt ngữ đã đóng góp bảo tồn văn hóa của VN. Một trường Việt ngữ Hùng Vương Cao Đài Chánh Tín, Cộng đồng Công giáo đã thật sự đưa tuổi trẻ các em biết nguồn cội và lịch sử VN một cách trung thực hơn.

Gần 20 năm trôi qua thời gian gần ngang ngửa với những năm sống và lớn lên tại VN. Nước sông gạo VN đã nuôi lớn tôi dù quê hương tôi có nghèo khổ. Thật sự tôi có quên được những hình ảnh thân thương đó không, nơi mà tôi đã từng mỗi ngày đi qua một con đường, một khu vực, đầy cây xanh bóng mát và cùng những người đồng hương xung quanh. Tôi cũng có cái thèm khi đi xa ngoài Úc thèm một fish N chips, đòi hỏi từng cái hamburger, cũng giống như thời mới đến Úc tôi nhớ da diết nước mắm cá kho. Tôi cũng có cùng một rung động tràn nước mắt khi nhìn thấy cờ vàng ba sọc đỏ và hát bài quốc ca lần đầu khi đến đảo. Sự rung động đó không khác mấy khi tôi nhìn thấy lá cờ Úc Đại Lợi bay phất phới trên tòa đại sứ ở những nước tôi đi du lịch. Vì trang giấy có hạn nên tôi không thể đưa bạn đi hết khắp nẻo đường trên quê hương yêu dấu cũng như đất nước tạm dung nhiệt đới Tây Úc, với hai hoàn cảnh một đời người mà tôi hay đồng hương tôi ai cũng thấy cũng biết, riêng tôi tôi tự vấn nguyện rằng:

- “Kiếp sau nếu được làm người thì vẫn xin làm người Việt Nam, để tiếp tục lang thang từ Nam tới Bắc để nhìn lại quê hương yêu dấu”

Nam Việt - Tây Uùc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.