Hôm nay,  

Thông Bạch Của Viện Hóa Đạo Ghpgvntn Về Việc Cứu Trợ Bị Ngăn Cản - Phần I

28/10/200000:00:00(Xem: 3864)
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Phật lịch 2544. Số: 03/VHĐ/VT-TB

THÔNG BẠCH

Về việc Công an xã Vĩnh Hội đông, tỉnh An Giang, câu lưu Phái đoàn Viện Hóa Đạo, ngăn cấm phát tặng phẩm cho đồng bào lâm nạn, và kế hoạch cứu trợ của Viện trong những ngày sắp đến.

Kính gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất các Cấp trong và ngoài nước

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính bạch chư Tôn Đức,
Qua Thông bạch hôm nay, tôi muốn nói rõ việc Công an tỉnh An Giang ngăn cấm, câu lưu Phái đoàn Viện Hóa Đạo do tôi hướng dẫn đi cứu cấp đồng bào lâm nạn lũ lụt. Nhân đây tôi cũng minh xác rằng những lời Bộ Ngoại giao CHXHCNVN tuyên bố tại Hà Nội hôm 11.10, về những việc liên quan đến chuyến đi cứu trợ của tôi là những lời dối trá, nhằm lừa gạt dư luận trong và ngoài nước.

Như Quí vị đã biết, ngày 24.9.2000, tôi đã ra Thông bạch Cứu trợ thông báo việc Ban Từ thiện Xã hội của Viện Hóa Đạo tổ chức 3 phái đoàn về 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và An Giang cứu cấp đồng bào lâm nạn. Nhưng đã gặp rất nhiều trở ngại, nhất là tại tỉnh An Giang, nhà cầm quyền ngăn cản không cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng ta thực hiện việc cứu người trong cơn hoạn nạn. Đồng thời, ngày 24.9.2000, tôi cũng gửi một văn thư mang số 11/VHĐ/VT đến các ông Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và Nông Đức Mạnh phản ánh sự kiện trên và yêu cầu Trung ương chỉ thị cho các cơ quan chức năng địa phương tạo điều kiện dễ dàng cho Giáo hội ta được thăm hỏi, tặng quà cho đồng bào lâm nạn hầu an úy và chia sẻ phần nào trong muôn vàn thống khổ mà họ đang phải cô đơn gánh chịu.

Sau khi Thông bạch và Văn thư nói trên được Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế công bố, ngày 28.9.2000, phóng viên hãng thông tấn Reuters tại Hà Nội chất vấn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc nhà cầm quyền tỉnh An Giang ngăn cản Giáo hội tặng quà cho đồng bào, thì được trả lời: “Không một nước nào lại ngăn cản việc cứu trợ nạn nhân lũ lụt”.

Lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao một quốc gia không thể là lời dối gạt. Vì tin tưởng mãnh liệt như thế nên tôi quyết định đích thân hướng dẫn một phái đoàn đi cứu trợ xuống tỉnh An Giang vào ngày 6.10.2000 để chứng nghiệm lời tuyên bố của Nhà nước CHXHCNVN.

Đoàn của tôi đự tính đi 2 xe gồm 50 người, trong đó có Thượng tọa Thích Nguyên Lý, người đã hướng dẫn phái đoàn lần trước đến An Giang. Nhưng vào lúc 18 giờ ngày 5.10.2000, thầy Nguyên Lý cho người đến báo cho tôi biết là Công an đến tận chùa ra lệnh cấm thầy cho tôi mượn xe và cũng cấm thầy đi với tôi. Cho nên, cuối cùng chỉ còn một xe và đoàn viên gồm các Thượng tọa Thích Long Trình, Phó Ban Từ thiện Xã hội của Viện Hóa Đạo; Thích Quảng Huệ, Thư ký Ban Từ thiện Xã hội; Thích Tâm Ân, Kiểm sát Ban Từ thiện Xã hội; cùng với 2 Đại đức Thích Hạnh Châu, Thích Chúc Hậu và 5 Phật tử đi với tôi. Riêng Thượng tọa Thích Không Tánh, Trưởng Ban Từ thiện Xã hội, thì đã lên đường xuống An Giang từ ngày 5.10.2000 để xem xét tình hình cứu trợ chung trước khi phái đoàn chúng tôi đến.

Khởi hành từ Thanh Minh Thiền viện vào lúc 8 giờ sáng hôm 6.10.2000, đến thị xã Châu Đốc lúc 18 giờ cùng ngày và nghỉ qua đêm tại nhà trọ Vân Hà.

Sáng hôm sau, ngày 7.10.2000, lúc 7 giờ chúng tôi xuống thuyền trực chỉ huyện An Phú, cách thị xã Châu Đốc 15 cây số, là nơi bị ngập lụt nặng nề. Cách An Phú chừng 5 cây số, cảnh tượng đau thương đã diễn ra trước mắt chúng tôi: dọc bờ sông nhiều nhà ngập một nửa dưới làn nước, có nhà ngập đến mái, đồng bào kê gỗ làm sàn ở tạm, nhiều gia đình ngồi trên nóc nhà; người lớn đi lưới cá, nhặt cây điên điển, bông súng kiếm miếng ăn qua ngày, người già và trẻ nít quây quần bên nhau trên sàn hay trên nóc, cheo leo nguy hiểm. Chúng tôi ghé thuyền vào tận nơi tặng quà. Họ mừng rỡ cho chúng tôi biết đây là lần đầu tiên họ nhận quà cứu trợ. Chúng tôi vô cùng xúc động và ngạc nhiên, tự thấy mình là người may mắn được đến với đồng bào lâm nạn sớm nhất.

Đang mải mê và sung sướng làm việc, thì bỗng một chiếc thuyền của Công an xuất hiện. Công an ra lệnh cho chủ thuyền đưa chúng tôi đến trạm thu thuế đường sông gần đó. Lúc ấy là 10 giờ sáng. Đồng bào ngơ ngác với niềm tuyệt vọng nhìn theo thuyền chúng tôi. Đến nơi, công an gọi chúng tôi lên văn phòng. Họ hỏi tôi từ đâu đến, tôi đáp thành phố Hồ Chí Minh. Họ bảo đưa một phần quà cho họ xem, tôi cho người xuống thuyền mang lên, mỗi phần quà gồm 10 gói mì ăn liền và một bì thư tiền mặt 100.000 đồng (một trăm nghìn). Sau khi xem xét, công an nói với tôi: “Tổ chức này không hợp pháp. Phải bỏ chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên phong bì đi”. Tôi liền thắc mắc: “Ông không thấy đồng bào đói rét quanh các ông à" Nước mênh mông bao vây dân, các cháu cho đến người già chơ vơ trên nóc nhà chờ phẩm vật cứu trợ" Sao ông nỡ bắt chúng tôi ngồi gói lại các gói quà cho hợp với luật lệ phi nghĩa như thế”.Tôi cũng đã hiểu ý ngay nên hỏi thẳng: “Như vậy có nghĩa là chúng tôi không được phép tặng quà cứu trợ cho đồng bào"” Ông công an gật đầu. Tôi nói tiếp: “Những món quà này do Tăng, Ni, Phật tử và Kiều bào từ nước ngoài gửi về nhờ Giáo hội chúng tôi trao đến tận tay đồng bào lâm nạn. Bây giờ quí ông không cho chúng tôi làm việc này, xin quí ông viết cho chúng tôi mấy chữ, để tôi chuyển cho họ biết rõ lí do, nếu không họ sẽ trách cứ chúng tôi không thành tâm cứu trợ người hoạn nạn”. Nghe tôi nói xong, ông công an bỏ phòng đi ra ngoài. Chờ lâu không thấy tin, vừa mỏi mệt vừa đau lòng vì cuộc tặng quà bị ngăn cấm, tôi xuống thuyền nằm đợi. Trong khi ấy, công an bắt các vị khác trong phái đoàn ngồi lại “làm việc” cho đến 22 giờ cùng ngày.

Khi trở lại thuyền, tôi thấy nhiều xuồng nhỏ đang áp sát vào thuyền chúng tôi; những bà mẹ bồng con đến xin cứu trợ. Nhưng công an đuổi họ đi. Họ năn nỉ, van xin bao nhiêu công an cũng không cho nhận quà. Thật chua xót biết bao! Kiểm soát lại, chúng tôi mới phát được 92 phần quà. Buổi chiều, công an tăng cường, bộ đội biên phòng ập đến súng ống đầy người, bao vây thuyền chúng tôi ngăn cản không cho xuồng của nhân dân chèo đến.

Đúng 21 giờ, công an lại gọi tôi lên “làm việc”. Nhưng tôi mệt nên không lên. Lát sau, một anh công an khoảng 20 tuổi, tay cầm đèn pin và một tờ giấy vào khoang thuyền ngồi cạnh nơi tôi đang nằm và nói: “Đề nghị anh Hai kí vào tờ biên bản này”.

Tôi ngồi dậy nói với anh công an: “Này chú Ba, trời tối lắm, anh Hai không thấy gì hết. Nhờ chú Ba đọc cho anh Hai nghe trong đó nói chuyện gì"” Anh công an soi đèn pin đọc từng chữ. Họ, tên, quê quán của tôi viết sai tuốt. Chẳng hạn tên tôi là Tuệ thì đọc là “Tệ”, Quảng thì anh đọc là “Quan”, v.v... Rồi anh đọc tiếp sự việc tôi đến biên giới mà không có giấy phép, tôi đã vi phạm chương 2 điều 31 của bộ Luật về biên giới. Hồi sáng, công an phán rằng tổ chức Giáo hội của chúng tôi không “hợp pháp” nên không được phép cứu trợ; tôi đề nghị viết mấy chữ xác minh, nhưng họ không làm. Bây giờ họ quay sang kết tội vi phạm luật biên giới. Đến hôm 11.10, khi tôi đang chuẩn bị viết Thông bạch này, thì lại nghe các hãng thông tấn loan tin bộ Ngoại giao CHXHCNVN phủ nhận việc câu lưu tôi và phái đoàn cứu trợ, vu cáo chúng tôi chụp hình, quay phim trái phép cửa khẩu Cam-pu-chia. Người phát ngôn còn dối láo trắng trợn khi tuyên bố chúng tôi đã ký biên bản thừa nhận hành vi vi phạm an ninh của mình, trong khi ấy tôi cũng như toàn thể các đoàn viên phái đoàn chẳng ai đặt bút ký cái việc vô lý ấy.

Bộ Ngoại giao bảo “không có việc bắt giữ”. Thế tại sao phải dùng súng ống, bộ đội và công an nạt nộ chúng tôi suốt 12 tiếng đồng hồ" Còn việc quay phim, chụp hình ư" Chúng tôi có làm việc đó. Nhưng không chụp hình, quay phim ở cửa khẩu Khánh An nơi biên giới Cam-pu-chia như bộ Ngoại giao cố kết, mà thực hiện ở xã Vĩnh Hội đông, huyện An Phú, cách xa biên giới hàng chục cây số. Mà chúng tôi chụp hình gì" Chúng tôi quay phim, chụp hình những ngôi nhà ngập nước, những nạn dân đang ngồi trên nóc nhà, những người già và các cháu thiếu nhi đang bơ vơ đói rét, nhằm hai mục đích: chứng tỏ chúng tôi có đến tận nơi lũ lụt để cứu trợ người lâm nạn, và kêu gọi từ tâm của những Mạnh Thường Quân trong và ngoài nước tiếp tục giúp đỡ đồng bào. Các hình ảnh đau thương này từng xuất hiện trên truyền hình và báo chí của Nhà nước, thử hỏi có gì sai trái, phạm pháp" Chúng tôi không hề chụp hình, quay phim khu cấm địa. Những nơi đi qua, chúng tôi chưa từng thấy một tấm bảng nào niêm yết cấm chụp hình hay quay phim.

Cùng một sự kiện mà buổi sáng công an nói một cách, buổi chiều công an nói cách khác, rồi hôm nay đây bộ Ngoại giao hư truyền cách khác. Thế mới biết chính quyền này, từ trên xuống dưới, tất cả đều sợ sự thật như loài dơi sợ ánh sáng, nên cứ nói quanh co, vo tròn, bóp méo, đổi trắng thay đen.

Trở lại việc ký biên bản vừa nhắc ở trên. Sau khi anh công an trẻ đọc xong biên bản, tôi liền nói: “Anh Hai không kí đâu, vì lí do các chú kết tội anh Hai vi phạm chương 2 điều 31 của bộ Luật biên giới. Tội như thế, các chú phải truy tố anh Hai ra tòa xét xử phân minh, xét xử xong anh Hai sẽ kí. Còn ở đây, công an không phải quan tòa, không được quyền muốn bắt ai thì bắt, muốn hách dịch, áp bức ai thì tha hồ lộng quyền, chú Ba lên nói lại với cấp trên như thếọ. Anh công an rời thuyền ra đi. Lát sau, một anh công an khác bước xuống, mở giọng nạt nộ: “Anh phải kí!” Tôi bảo: “Tôi chỉ kí trước tòa án, không kí ở đây”. Nghe lời đáp cứng cỏi của tôi anh ta bỏ đi. Sau đấy, họ gây sức ép lên quí Thầy trong phái đoàn đang ngồi “làm việc” nơi văn phòng trạm thu thuế. Không một thầy nào chịu khuất phục kí tên, lại còn trả lời đích đáng. Bí quá, công an gọi ông bà chủ thuyền lên kí vào biên bản để làm chứng rằng chúng tôi “vi phạm luật biên giới”! Lúc đó đúng 22 giờ. Ép chủ thuyền ký xong, công an ra lệnh cho chúng tôi đi.
Tôi liền nói với công an: “Trời tối như mực, sông nước mênh mông, đường sông không an toàn. Chúng tôi đi cứu trợ, nhỡ có kẻ gian biết chúng tôi mang tiền theo, thì ai bảo vệ chúng tôi" Đề nghị công an cho chúng tôi đậu dưới lùm tre bên sông, mai trời sáng tỏ sẽ đi sớm”. Đám công an xẵng giọng: “Các anh không được phép ở lại đây một phút nào nữa, phải đi ngay. Sống chết mặc xác các anh! Đi ngay!” Vừa thét họ vừa dùng dao cắt dây cột thuyền đẩy thuyền chúng tôi ra giữa dòng sông. Chúng tôi đành phó mặc cho sông nước trong bóng đêm dày đặc. Gần 24 giờ mới về tới nhà trọ ở thị xã Châu Đốc.

Suốt 12 giờ câu lưu trên sông, đêm khuya rét buốt, gió mạnh sóng lớn, tôi bị cảm nặng; sáng hôm sau toàn thân đau nhức, dậy không nổi, ho nhiều và nói không thành tiếng. Cho đến hôm nay ngồi viết Thông bạch vẫn chưa khỏi hẳn.

Trên đây là chuyện xẩy ra cho riêng tôi. Công an “làm việc” riêng từng người trong phái đoàn, thái độ hách dịch, dọa nạt, thiếu lễ độ, phi văn hóa và bất chấp luật pháp. Mỗi công an một vẻ nhưng mười phần giống hệt nhau. Sau đây là lời kể ghi trong Bản Tường trình của bốn Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Long Trình, Thích Quảng Huệ và Thích Tâm Ân:

Tại bến đò Châu giang, Hòa thượng Viện trưởng cùng các Thầy đi giao quà tận tay người lâm nạn. Đồng bào đến rất đông, ai cũng nói: Lần đầu tiên mới trực tiếp được quà; lâu nay chỉ nghe các phái đoàn đem phẩm vật trao cho Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc nhập kho để đó. Lâu lâu Đảng và chính quyền địa phương ra lệnh mới được phát. Nhưng quà đến tay đồng bào rất ít, thậm chí nhiều nơi chẳng được xơ múi gì.

Càng vào vùng lũ lụt càng thấy tang thương. Dân kêu nhau ơi ới, cùng nhau bơi xuồng đến nhận phẩm vật từ tay Hòa thượng Viện trưởng và quý Thầy. Khi chiếc ca nô công an hiện ra như hung thần bắt thuyền về trạm thu thuế đường sông, Hòa thượng than: “Lại cấm Giáo hội ta đi cứu lụt nữa rồi, cảnh năm 1994 tái diễn! Biết bao giờ đồng bào mới hết đói khổ"”

Thuyền vừa cập vào Trạm thu thuế, một ông công an (đeo lon ba sao một vạch) thét: “Anh nào trưởng đoàn lên làm việc mau”. Thượng tọa Thích Không Tánh đáp: “Anh làm công an là đầy tớ của nhân dân, mà sao xưng hô thiếu lễ độ với người lớn tuổi" Truớc vị Cao tăng đức độ như Hòa thượng của chúng tôi đây, sao anh dám nạt nộ “anh này, ông kia”" Anh không tôn trọng các bậc tu hành tôn giáo, thì sao dám bảo là “Tôn trọng tự do tín ngưỡng”, “Kính già yêu trẻ"” Sau đó công an “làm việc” liên tục 5 đợt. Đợt đầu với Hòa thượng Quảng Độ, đợt 2 với Thầy Quảng Huệ, đợt 3 với Thầy Long Trình, đợt 4 với Thầy Không Tánh, đợt 5 với Thầy Hạnh Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.