Hôm nay,  

Tướng Phùng Quang Thanh - Phiên Bản II

25/07/201500:01:00(Xem: 12226)

TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH - PHIÊN BẢN II

 

 

 

MỤC LỤC

 

  1.         I.            TIỂU SỮ
  2.       II.            CÁC KHUYNH HƯỚNG TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  3.     III.            TƯỚNG THANH: THAM NHŨNG VÀ KHUYNH HƯỚNG THÂN TRUNG QUỐC
  4.    IV.            NHỮNG TIN TỨC MỚI NHẤT VỀ TƯỚNG THANH
  5.      V.            PHÂN TÍCH
  6.    VI.            KẾT LUẬN

 

 

 

  1.         I.            TIỂU SỮ
  1.       II.            CÁC KHUYNH HƯỚNG TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam có thể xem như gồm 3 khuynh hướng:

 

  • Nhóm Chính thống: Dù rằng là đảng viên Cộng Sản, nhóm này có khuynh hướng đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Ít người đề cập đến nhóm này nhưng trong tiến trình dân chủ hóa, nhóm này có thể xem như là đại diện của đại đa số thầm lặng, quyết định vận mệnh của một nước Việt trong tương lai.
  • Nhóm Bảo thủ: Người trong nước gọi họ là nhóm “Giáo điều” trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản với bất cứ giá nào, sợ mọi sự thay đổi. Phần lớn các nhà lãnh đạo Việt Nam kể từ 1975, ngoại trừ TT Võ Văn Kiệt đều thuộc nhóm này. Mật ước Thành Đô, ký giữa các lãnh tụ  bảo thủ  Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng vào năm 1990 đã phải hy sinh Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch để làm vui lòng Trung Quốc đến bây giờ vẫn chưa được bạch hóa. Năm 2015, trường hợp TBT Nguyễn Phú Trọng là một thay đổi đáng chú ý. Đây là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng. Nếu như những thành phần cấp tiến trong giới lãnh đạo Việt Nam chủ trương thắt chặt quan hệ với Mỹ, thì trong phe bảo thủ, nhiều người vẫn nghi ngờ thực tâm của Washington. Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng hy vọng giải tỏa sự nghi kỵ này. TBT Lê Duẫn là một trường hợp đáng nghiên cứu. Ông đã nói một câu mà lịch sữ sẽ phê phán “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông lại có một lập trường rất rõ ràng với Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông: "Với Tổng bí thư Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia. Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: “Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc”. Trong lãnh vực nghiên cứu, chúng ta không nên liên kết nhóm bảo thủ với chủ trương thân Trung Quốc dù rằng phần lớn người trong nhóm họ có khuynh hướng này.
  • Nhóm Tiến bộ: Nhóm này được xem như là có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận thay đổi, thân Mỹ và Tây Phương. Nhiều người nhìn Tổng Bí thư Trường Chinh là  người chịu trách nhiệm về  cuộc đấu tố  cải cách ruộng đất ở  Miền Bắc nhưng ông là một trong số ít người đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng đường lối Đổi mới với những bước đột phá mang ý nghĩa lịch sử. Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922-2008) được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, hầu hết các ý tưởng của ông Kiệt bị giới lãnh đạo bảo thủ tảng lờ, kể cả khi họ muốn vay mượn di sản của ông. Cái chết của TT Vỏ Văn Kiệt năm 2008 để lại một khoảng trống trong phe cải cách bởi không có nhân vật nào vào lúc này có cả uy tín cải cách lẫn công trạng cách mạng mà ông Kiệt có được. Những câu nói nổi tiếng của TT Võ Văn Kiệt:

 

      Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người Cộng Sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.

      Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.

      Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.

 

Nguyễn Tấn Dũng (sinh năm 1949) là Thủ tướng đương nhiệm của Việt Nam kể từ 2006 cũng được xem thuộc nhóm Cấp tiến. Trong nhiệm kỳ đầu (2006-2011), dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chịu tác động của biến cố vỡ bong bóng địa ốc Hoa Kỳ năm 2008, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, chứa đựng rất nhiều rủi ro. Cùng chịu tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế các nước trong khu vực không lâm vào tình trạng bất ổn như Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII năm 2014 đã thừa nhận các sai lầm trong quản lý kinh tế đã dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2015, lần đầu tăng trưởng vượt mục tiêu sau 3 năm, lạm phát thấp ... song bức tranh kinh tế còn tùy thuộc vào những cải cách của chính phủ, thương mại phụ thuộc lớn vào Trung Quốc.

 

  1.     III.            TƯỚNG THANH: THAM NHŨNG VÀ KHUYNH HƯỚNG THÂN TRUNG QUỐC

 

HOẠT ĐỘNG KINH TÀI CỦA GIA ĐÌNH TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH

 

Như đã đề cập trong bài “Hệ thống kinh tài Trung Quốc: Thành quả và Vấn nạn” đăng trên Vietbao Online tháng 7/2015, chuyện gia đình ông Phùng Quang Thanh và con là Đại tá Phùng Quang Hải làm kinh tài cho Đảng cũng không có gì lạ. Mạng Chân dung Quyền Lực có đăng 2 bài nói rất rõ về những hoạt động kinh tài và hành vi sai trái của ông Hải. Mạng này không có tin tức gì mới kể từ tháng 1, 2015.

QUAN ĐIỂM THÂN TRUNG QUỐC CỦA ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH

Trong thời gian gần đây, trong lúc tình hình Biển Đông gia tăng căng thẳng thì Đại tướng Phùng Quang Thanh lại đưa ra các lời tuyên bố, không hẳn là sai nhưng trong vai trò Bộ trưởng Quốc phòng, là điều khó chấp thuận. Tác giả không còn truy cập được nguyên văn 2 câu nói nhưng còn nhớ khá rỏ: Câu nói đầu đại khái là “ Dân chúng Việt Nam đa số có khuynh hướng bài Trung Quốc không có lợi cho quan hệ hai nước”. Câu thứ hai là “Láng giềng là bất biến, chúng ta không thay đổi được. Cần chung sống hòa bình, làm sao để ổn định lâu dài, để hợp tác với nhau, đôi bên cùng có lợi”. Trong lúc chính phủ Trung Quốc làm ngơ cho các mạng truyền thông tung ra những bài sặc mùi hiếu chiến, bài bác Việt Nam và Hoa Kỳ, Nhật Bản thì ông Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lại bênh vực tình hữu nghị hai nước.

Dư luận trong và ngoài nước có phản ứng khá rỏ: Ông Nguyễn Văn Tuấn - giáo sư thỉnh giảng tại Đại học New South Wales, có một bài viết ngắn cho biết quan tâm của ông đối với người đứng đầu ngành quốc phòng Việt Nam hiện nay: “ Tôi cũng như nhiều người khác ở nước ngoài quan tâm đến ông bộ trưởng quốc phòng vì ông ấy có những quan điểm nói thẳng ra là thân với bên Tàu. Điều đó hình như bên Tàu họ cũng không có giấu diếm gì cả, họ cũng nói thẳng như thế”. Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng có những đánh giá cụ thể về ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh như sau: “Trung Quốc đe dọa xâm lược Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam từ lớn đến nhỏ đều căm phẫn lên án Trung Quốc; thì ông ấy lại lo lắng tâm lý ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc. Nói như thế thì ông chưa đủ tư cách là người Việt Nam chứ chưa nói đến một ông bộ trưởng quốc phòng có trách nhiệm giữ nước. Tức không phải một chính khách, một nhà chính trị. Ông ấy nói thế vì Trung Quốc có vai trò rất quan trọng đến ‘số phận, vị trí’ chính trường Việt Nam. Trước đại hội 12 ông ấy nói thế để lấy lòng Trung Quốc nhằm có được vị trí thèm muốn của ông trên chính trường, chứ không phải vì lợi ích của đất nước.”

  1.    IV.            NHỮNG TIN TỨC MỚI NHẤT VỀ TƯỚNG THANH

TIN TỪ CÁC MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HẢI NGOẠI: Dư luận đã nhắc nhiều tới sự vắng mặt của Đại tướng Phùng Quang Thanh trong các sự kiện chính trị quan trọng ở trong nước. Ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 hôm 29/6 vừa qua. Ông đã không tham dự Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 khai mạc sáng thứ Tư 1/7 tại Hà Nội, sự kiện do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức. Ông Phùng Quang Thanh cũng không tham gia chuyến thăm Hoa Kỳ từ 6-10/7/2015 của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Những tin đáng chú ý trong thời gian gần đây trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến ông Phùng Quang Thanh:

  • 15-5-2015: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh họp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Lào Cai nhân dịp Tọa đàm hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 2.

 blank

 

  • 19/6/2015: Ông Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội biểu quyết tăng thêm quyền lực tại phiên họp Quốc hội ngày 19-6-2015 là ngày mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đi Paris và được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp chào đón. Theo quyết định của Quốc hội thì kể từ ngày 01-1-2016, theo đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ, nếu có Bộ trưởng hay chức vụ ngang Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp thành, tỉnh bị xem là sai phạm thì Thủ tướng có quyền cử người thay thế trong lúc giữa nhiệm kỳ Quốc hội chưa họp.
  • 19/6/2015: Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp đón ĐT Phùng Quang Thanh tại Paris.

blank

  • 22/6 /2015: Tướng Thanh chịu phẫu thuật phổi tại Pháp.
  • 30/6/2015 (Báo Sàigòn Giải Phóng và các báo nhà nước CSVN): Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được các chuyên gia y tế của Pháp tiến hành phẫu thuật khối u trong phổi” và báo nầy cũng cho biết rằng ông Triệu cho hay kết quả ca phẫu thuật tối 30-6 cho thấy khối u lành tính. 
  • 1/7/2015 (Tuổi Trẻ): Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh "đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần" (23 hoặc 24/6/2015). Trong khi đó báo Tiền Phong sáng 2/7 cũng dẫn nguồn tin khả tín của mình nói ông Phùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật và "hiện sức khỏe tiến triển tốt". Theo Tuổi Trẻ, ông bộ trưởng bắt đầu ho nặng từ hai tháng trước, chưa phát hiện ung thư nhưng một vùng phổi bị xơ vì vết thương từ thời chiến. Báo này cũng dẫn nguồn tin nói ông có "những dấu hiệu đáng ngại của căn bệnh" ung thư phổi.
  • 1/7/2015: Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 khai mạc sáng thứ tại Hà Nội là sự kiện quan trọng do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức. Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng kiêm Bí Thư Quân ủy Trung ương và Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng kiêm phó Bí thư Quân ủy Trung ương đều vắng mặt. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến chủ tọa.
  • 3/7/2015: Lễ bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân khu Thủ đô và chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đây là những chức vụ quân sự tối quan trọng ở Hà Nội và dư luận cho là khác thường vì cùng lúc cho về hưu cả tư lệnh lẫn chính ủy là hai vị Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Trung tướng Lê Hùng Mạnh. Đáng chú ý bản tin của Bộ Quốc phòng nói rằng việc thay tướng là theo quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng không nêu tên.
  • 3/7/2015: Tại Hà Nội, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN đã chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Đảng: "Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ về chính trị trong mọi tình huống.”
  • 3/7/2015: GS Phạm Gia Khải  nói với báo chí trong nước rằng ông Phùng Quang Thanh đã gọi điện trực tiếp về cho Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương Nguyễn Quốc Triệu và thông báo tình hình sức khỏe "rất tốt". GS Khải nói thêm rằng ”Nhưng ông Thanh không phải là người chuyên môn nên cái 'tốt' của ông ấy cũng không biết sao"!
  • 9/7/2015: GS Phạm Gia Khải là thành viên Ban Bảo Vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương của CSVN tại Hà Nội đã cho BBC biết rằng “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh “đã được cho ra viện” sau ca phẩu thuật u phổi (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150709_phungquangthanh_update ). Theo tin nầy thì GS Phạm Gia Khải cho biết Đại tướng Phùng Quang Thanh “vẫn tiếp tục ở lại Pháp để đợi được kiểm tra” và rằng “Ngày giờ xuất viện cụ thể và nơi ở hiện nay của ông Thanh thì tôi không nắm rõ". 
  • 19/7/2015 (Người Việt và các mạng truyền thông trong nước): Đại Tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN kiêm bộ trưởng Quốc Phòng, vừa qua đời tại Pháp hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Bảy, hãng thông tấn DPA của Đức trích lời một giới chức quân sự cho biết như vậy. Chiều 20-7, hãng tin Đức DPA đã rút bản tin cũ khỏi trang web và thay thế bằng bản tin mới về tình hình sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. 
  • 19/7/2015: Trao đổi với Thanh Niên Online, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND/VN, trung tướng Võ Văn Tuấn cho biết trong ngày hôm qua 19/7 đã trực tiếp liên lạc sang bên Pháp để nắm thông tin về quá trình điều trị của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Theo trung tướng Võ Văn Tuấn, sau ca phẫu thuật phổi vào khoảng ngày 22.6, sức khỏe Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đang tiến triển rất tốt. Đáng lẽ, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có thể về nước cách đây 2 tuần. Nhưng bệnh viện có khuyến cáo, phải chờ đủ một tháng sau ca phẫu thuật mới có thể đi lại bằng máy bay, ở điều kiện áp suất cao nên lịch về Việt Nam phải lùi lại. Cũng theo kế hoạch, cuối tháng 7 này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ về nước.
  • Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 23/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định thông tin về tình hình sức khỏe Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh do các cơ quan hữu quan Việt Nam cung cấp là chính xác.
  • Đài SBTN tại California trong bản tin chiều ngày 23/7 loan tin phóng viên của đài có đến bệnh viện Georges Pompidou và được biết có một bệnh nhân tên Phùng Quang Thanh nhập viện ngày 20/6 và xuất viện 10/7.
  • Sáng 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức đã trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng cho đồng chí Phương Minh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và đồng chí Bùi Quang Bền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Dự buổi lễ có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 24/7: Truyền thông Việt Nam đăng bài tham luận của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho cuộc hội thảo có tên “70 năm Công an nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
  • Sáng sớm 25-7, chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Vietnam Airlines với Đại tướng Phùng Quang Thanh đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. 

 

 

  1.      V.            PHÂN TÍCH

 

Những phân tích sau dựa vào những nguồn tin trong nước. Hải ngoại thì đài RFA là đài độc nhất loan khá nhiều tin về tướng Phùng Quang Thanh. Đài BBC cũng bắt đầu đăng bài nói lên những suy nghĩ về chuyện này. Hai mạng VietPress-USA & Blog của BS Thùy Trang Nguyễn là hai mạng này có những bài viết về tướng Thanh trong thời gian gần đây.

 

  • Tin Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp đón ĐT Phùng Quan Thanh tại Paris ngày 19/6 và Tướng Thanh chịu phẫu thuật phổi tại Pháp 22/6. Bản tin của trang mạng chính thức Vietnam Plus có bài tường thuật chi tiết kèm hình hai vị bộ trưởng gặp nhau ở Bộ Quốc phòng Pháp thủ đô Paris, bức hình cho thấy ông Thanh khỏe mạnh bình thường. Mổi khi thăm viếng Âu Châu, các quan chức Việt Nam thường thăm viếng nhiều nước cùng một lúc. Nếu có giải phẩu thì nhà nước phải có bản tin chính thức trước cuộc thăm viếng để tránh mọi sự nghi ngờ. Báo chí nhà nước cũng không đề cập gì tới việc Đại tướng Phùng Quang Thanh trở về Việt Nam sau chuyến đi Pháp.
  • Có vấn đề gì đó bất bình thường trong việc loan tin đối với ông Phùng Quang Thanh, vì vậy người ta mới cố gắng giữ kín. Có thể đây là một sự cố tình bưng bít có tính toán để dàn xếp việc rời khỏi chính trường của Đại tướng Phùng Quang Thanh.
  • Trước tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam đã có sự có thay đổi về lập trường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâu nay vẫn được coi là thân Trung Quốc, luôn ủng hộ quan hệ Trung - Việt hữu hảo, trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh quan hệ Trung Việt luôn luôn được duy trì trên cơ sở hữu nghị. Qua một số phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây đã chứng tỏ nhiều nhân vật cao cấp phái thân Trung Quốc đã thay đổi chính kiến. Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Rất nhiều nguời hỏi tôi, nếu có chiến tranh với Trung Quốc, chúng ta cần có sự chuẩn bị như thế nào?". Tuy không nói nhiều, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ cho thấy giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã có biểu hiện sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
  1.    VI.            KẾT LUẬN

Đối với các quốc gia dân chủ thì vấn đề khá đơn giản. Mới hồi tháng 2/2015, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore phải phẫu thuật khối u tiền liệt tuyến. Chính phủ thông báo rõ trong một tuần ông vắng mặt chữa bệnh (medical leave), Phó Thủ tướng Teo Chee Hean sẽ tạm điều hành nội các Singapore. Thật ra chỉ cần sự xuất hiện vài giây của ông Phùng Quang Thanh trên TV và đưa hình mới nhất của ông lên báo chí thì sẽ xóa sạch mọi tin đồn. Nhưng Tuyên giáo Đảng và ngành thông tin của Chính phủ cũng như các viên chức cao cấp đã không làm được điều dễ dàng này. Như vậy có lẽ có vấn đề gì đó bất bình thường, nói cách khác hoàn toàn không bình thường đối với ông Phùng Quang Thanh, vì vậy người ta mới cố gắng giữ kín. Nhưng càng giữ kín lại càng xuất hiện quá nhiều tin đồn và cho tới bây giờ những tin đồn đó đang đẩy tình trạng ông Phùng Quang Thanh không phải theo kịch bản như lúc đầu dự đoán là vấn đề sức khỏe nữa, mà theo những kịch bản xấu hơn. Đồng bào trong nước gần đây chỉ trích khá nhiều về những lời tuyên bố thân Trung Quốc của ông Phùng Quang Thanh và có khuynh hướng muốn thấy ông ra đi. Trung Quốc đã và đang làm mọi cách để chi phối hiện tình chính trị Việt Nam. Chuyện Tướng Thanh trở  về Hà  Nội  sáng 25/7 đã chấm dứt những đồn đoán hơn 2 tháng qua. Tương lai chính trị  của tướng Thanh chỉ  có  thể  thấy được trong thời gian sắp tới. Dù sao, chính quyền Việt Nam đã  làm chủ  tình thế  mà  không để một nước ngoài nào can thiệp vào nội tình trong nước.

 

TU CHỈNH

 

1)     23/7/2015:  Phiên bản đầu của bài viết.

2)     25/7/2015: Phiên bản II với sự trở về Việt Nam của tướng Thanh.

 

 Hồ sơ: NMT-072515-VN-Tuong Phung Quang Thanhoa D.doc

 

 

Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 25  tháng 7 năm 2015

 

 

 


.
.

Ý kiến bạn đọc
25/07/201516:39:19
Khách
Nếu ai coi kỹ lại tấm hình PQThanh đứng sau chiếc xe tới đón ở phi trường Nội bài lúc 6 giờ sáng 25/7,sẽ thấy xe không có bóng, cái bóng nằm im dưới gầm xe chứng tỏ là buổi trưa 12 am,không phải buổi sáng. Tấm hình này đã cũ họ lôi ra post để lừa người dân. Ngoài ra ông Thanh "Cao Lớn" hơn ông Thanh thật ngoài đời, chứng tỏ đây là ông Thanh giả .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.