Trước tin TBT/CSVN công du Mỹ, thì lò sưu khảo tư là Center for the National Interest, ở Washington-D.C. có phổ biến một công trình nghiên cứu về tiềm năng, viễn ảnh cộng tác của ba nước Mỹ, Nhựt và VN. Trung tâm này ghi nhận mấy năm gần đây ba nước Mỹ, Nhựt, Việt đã tạo nhiều cơ hội, có nhiều cuộc đối thoại, ký kết một số thoả thuận hình thành một sự cộng tác như một liên minh tam phương. Tiến trình ngày càng tăng, chớ không giảm. Bây giờ sự cộng tác của ba nước này thấy đã rõ. Tiến trình họp tác nhiều mặt đó giữa ba nước đã được xây dựng và hình thành vững chắc trong nhiều năm qua. Mỹ và Nhựt đã giúp tăng gia kinh tế, thương mại, và một phần an ninh biển cho VN. Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm sở tại Việt Nam đã tuyên bố Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới. Ông Lê Văn Bàng một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC sau cuộc hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 26/01. “Bởi vì hiện nay, buôn bán hàng năm với Hoa Kỳ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la, và nếu Hoa Kỳ muốn đứng số một, vượt hơn thế, là điều rất đáng chú ý."
Sự giúp đỡ của Mỹ có tính quan trọng chiến lược là giúp cho VN trở thành nước có thể sản xuất và sử dụng nguyên tử lực dân sự. Mỹ cũng giúp tiền bạc và chuyên môn cho VN kiện toàn và phát triển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dù VN là một chế độ CS, Mỹ vẫn đặc cách mời VN CS là chế độ CS duy nhứt tham gia hiệp ước vào tổ chức Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, TPP, tổ chức gồm 12 nươc ở hai bờ Thái bình dương - mà loại TC ra ngoài.
Nhựt có những mối lo về an ninh biển như VN vì cùng bị TQ tranh giành biển đảo như VN. Cùng mối lo hai nước gần gũi nhau. Về kinh tế, Nhựt đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam với tổng cộng 2.494 dự án với tổng số vốn lên tới gần 36,9 tỷ USD. Nhựt đã thoả thuận cho VN vay vốn ODA làm lò điện nguyên tử. Chính phủ Việt Nam đã ký họp đồng cho Nhựt xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II. Nhật Bản đã cho tàu khảo sát địa chất đến VN khảo sát địa chất cho việc xây dựng nhà máy II.
Về an ninh, Nhựt giúp VN và cộng tác quốc phòng một cách cụ thể và thiết thực, chớ không phải bằng lời nói suông. Nhưng đã viện trợ và giao cho BTL Vùng Cảnh sát biển 2 của VN tàu CSB 6001 (Syokaku), là chiếc tàu đầu tiên trong số 3 tàu Nhựt viện trợ không hoàn lại cho VN, nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Nhựt và VN đang nâng cấp đối tác chiến lược hồi tháng Ba, năm 2014. Còn Mỹ thì đã ký thoả thuận hợp tác toàn diện với VN mấy năm trước rồi. Và hồi năm ngoái Mỹ đã xả cấm vận, đồng ý bán một số vũ khí sát thương cho VN và còn liên doanh cùng VN sản xuất một số trang thiết bị quân sự nữa.
Liên minh Mỹ Nhựt từ lâu đã trở thành viên gạch xây nền tảng cho hoà bình và ổn định trong vùng Á châu Thái bình dương. Và mấy năm gần đây liên minh đó phát triển vượt bực khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu. Mỹ thoả thuận cho Nhựt mặc thị tu chính hiến pháp chủ hoà do Mỹ dàn dựng khi Nhựt thua Mỹ trong Thế Chiến 2. Bây giờ Mỹ đồng ý để Nhựt có quân đội, bộ quốc phòng thay vì phòng vệ dân sự. Và quan trọng hơn, Nhựt có thể viện trợ quân sự, xuất quân ra ngoại quốc giúp các nước bạn với sách lược mới gọi là “phòng vệ tập thể”.
Ở Á châu Thái bình dương hiện thời trừ TC ra, Mỹ, Nhựt, và VN là ba nước có quân lực mạnh nhứt. Trong đó cả ba đều coi TC là đối thủ đáng gờm, bánh trướng bá quyền, bất chấp luật pháp quốc tế.
Nhưng việc hình thành trục quân sự tam cường Mỹ, Nhựt, Việt cũng có nhiều trở ngại. Trở ngại giữa Mỹ và VN, trở ngại về ý thực hệ tự do và cộng sản. Chưa bao giờ Mỹ liên minh quân sự với một chế độ CS nào, chưa bao giờ đưa quân hay viện trợ quân sự cho xứ CS. Đó là lý do tại sao TT Obama chỉ thoả thuận hợp tác toàn diện chớ không phát triển đối tác chiến lược với Hà nội và Mỹ chỉ bán vũ khí sát thương từng phần, từng vị cho CSVN, chớ không gỡ vấm vận mua bán vũ khí toàn phần.
Vấn đề nhân quyền VN là trở ngại trung tâm giữa Hà nội và Washington. Thái độ của Quốc Hội Mỹ rất cứng rắn với CSVN vì vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo
Nhưng Nhựt không bị ngăn trở ý thức hệ với VNCS. Nhựt có thể viện trợ quân sự, mua bán vũ khì thoải mái cho VN. Nhưng cộng tác với VN, diều đó hợp với tinh thần tiền cừu hậu hận của hai nước Nhựt và TQ. Mà cũng hợp với lòng người Việt yêu nước, với tinh thần Đông Du của giới sĩ phu VN trong phong trào bài phong, đả thực trước Thế Chiến 2.
Trở ngại lớn nhứt là CSVN vẫn còn thập thò, đi đu dây với TC, khác với Nhựt, Phi là đồng minh bất khả phân ly với Mỹ. Muốn vượt qua trở ngại có tính cơ cấu này phải cần thời gian, cần đối thoại định kỳ, chia xẻ tin tức tình báo có mức độ, một số cần và có thể làm việc chung với nhau như huấn luyện quân y, cứu nạn, tập trận như Mỹ đang làm với VNCS.
Điều mà Đại sứ Ted Osius của Mỹ ở Hà Nội mới đây nói với độc giả của báo VN Express ngày 22/6 trên mạng, Ông rất vui có mặt ở đây tại thời gian này, trong giai đoạn lịch sử này khi chúng ta kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa bang giao hai nước. Đây cũng là năm có lẽ có khoảng 6 đến 7 ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam sang thăm Mỹ, trong đó có Tổng Bí Thư Đảng CSVN và có 5 hoặc 6 quan chức cấp bộ trưởng Mỹ, có thể cả tổng thống Mỹ, sang thăm Việt Nam.”./. (VA)
- Từ khóa :
- Mỹ
- ,
- Barack Obama
- ,
- Việt Nam
- ,
- Nhân Quyền
- ,
- Hà Nội
- ,
- Washington
- ,
- Hoa Kỳ
Gửi ý kiến của bạn