Hôm nay,  

Thẩm Phán Tà Tà: Tòa Án Câu Giờ

6/17/201500:00:00(View: 3612)

HANOI -- Chuyện rất lạ ở tòa án: thẩm phán họp công đoàn, thế là mọi chuyện của người dân thê thảm.

Thông tấn Infonet có bản tin “Không thể để công lý bị trì hoãn vì thẩm phán đi... họp công đoàn” ghi lời một quan chức nêu lên chuyện lạ này.

“Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố dụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động... bị chậm lại theo. Công lý bị trì hoãn…”.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (TP Sài Gòn) bình luận như vậy khi góp ý kiến tham gia thảo luận về dự án Luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Infonet ghi rằng, theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, Bộ luật dân sự dù tốt đến mấy cũng thành "bỏ đi" nếu Bộ luật tố tụng dân sự không tốt. Thực tiễn chủ đạo của tố tụng dân sự Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua kéo dài và quá chậm trễ.

Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm. Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, sống xa hoa va thách thức nạn nhận đi kiện, còn nói "để tôi chỉ chỗ cho đi kiện". ĐB Trương Trọng Nghĩa nói:

“Thẩm phán đi học nghị quyết, họp công đoàn, học chính trị cao cấp, nghỉ phép thì các đương sự đều lãnh đủ. Trong khi lẽ ra nếu thẩm phán vắng lâu lãnh đạo tòa phải phân công lại. Những đương sự nào muốn việc xét xử càng chậm càng tốt thì rất có lợi, vì luật hiện hành có rất nhiều công cụ cho sự trì hoãn. Tục ngữ có câu "công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối". Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố dụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động, nói chung là sự phát triển của đất nước bị chậm lại theo. Tố tụng là một nỗi đoạn trường, thi hành án lại là một đoạn trường khác.”

Nghĩa là, nan đề thời gian dây thung, co giãn, và dân chúng là thê thảm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.