Hôm nay,  

Csvn Sa Lầy Ở Lào

8/16/200000:00:00(View: 5016)
Trong vòng non năm tháng qua tại Lào có 6 vụ phá họai bằng chất nổ ở thủ đô (phi trường, bưu điện trung ương, sứ quán, chợ, và công trường), 1 vụ đốt nhiều nhà trong phố chợ, 1 vụ tấn công tạm chiếm lấy đồn biên giới. Có ít nhứt 30 người bị thương. Xáo trộn tại Lào đã rõ rệt. Đầu tiên Nhà Nước Lào cho các cuộc khủng bố trên do lực lượng Hmong (hậu thân cuả lực lượng Biệt kích cuả Lãnh tụ Vang Pao được CIA yểm trợ thời Chiến tranh Việt Nam), và than phiền Thái lan đã dung túng ở biên giới hai nước. Sau đó Chánh phủ Lào tránh né vấn đề, giải thích nguyên nhân các xáo trộn là do tranh thương, và phủ nhận các nguồạ tin truyền thông ngoại quốc cho đó là do tranh chấp nội bộ Đảng CS Lào, một phe thân Trung quốc, một phe thân Việt Nam Cộng sản (VNCS).

Cũng trong thời gian nói trên, VNCS tung 1000 quân sang. Ban đầu, VNCS im lặng. Kế chối bây bẩy như đường lưỡi rất dài, rất dai, nhưng rất dối cuả nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCS. Tuy nhiên, một tướng lãnh cuả Bộ Quốc Phòng VNCS có mặt ở Lào công bố CSVN tặng dữ vô thường cho Đảng và Nhà Nươc Lào một quân y viện thì tin quân VNCS có mặt ở Lào coi như được kiểm chứng.

Còn nữa, mục tiêu các cuộc khủng bố, phá họai nhắm vào cơ quan VNCS và người VN đang sinh sống tại thủ đô Lào, Vạn Tượng. Sứ quán VNCS bị đặt chất nổ, may mà phát giác và gỡ ngòi kịp. Theo tập tục bang giao quốc tế, tấn công sứ quán một nước đồng nghĩa với tấn công ngay vào nứơc đó. 10 công nhân xây dựng VN đã bị thương trong một cuộc phá hoại bằng chất nổ ngày 28 tháng 6 vừa qua.

Phe phái thân, chống VNCS trong độc đảng cầm quyền Lào, cuộc điều binh và cấm chốt hậu cần tối yếu quân y cuả Bộ đội CSVN cộng với mục tiêu tấn công nỗ lực hướng về người Việt ở Lào cho thấy VNCS có dính líu vào những xáo trộn từ thành thị đến thôn quê ở Lào. Phóng chiếu vấn đề Lào trên bình diện quốc tế sau Chiến Tranh Lạnh và khu vực Đông Nam Á sau Chiến Tranh VN, bước chân cuả CSVN vào đất Lào, “đi dễ khó về”, dễ sa lầy hơn là bằng phẳng.

Sau Chiến Tranh Lạnh, Mỹ đã trở thành siêu cường số một cuả thế giới. Tổng Thống Mỹ Bush đã nói vậy, và nhiều nước cũng thấy vậy dù tự aí dân tộc ra sao đi nữa. Quyền lợi Mỹ không chấp nhận Trung quốc, có dân số đông nhứt hành tinh, có đội quân thứ năm rải rác trên hoàn cầu, tái lập lại đế quốc CS mới như Liên sô đã làm nhờ Thế Chiến Thứ Hai. Giúp Trung Quốc hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa, vào cuộc sống chung hòa bình trên tinh thần tôn trọng sự khác nhau trong niềm tương kính cuả cuả Dân Chủ, Tự do thì không có vấn đề gì. Nhưng Mỹ vẫn luôn luôn đề phòng Trung quốc, cấm chuyển nhượng kỹ thuật cao quốc phòng, đề phòng phi đạn đầu nguyên tử tấn công vào Nhựt là nước Mỹ có trách nhiệm hiệp ước bảo vệ vào chính đất Mỹ từ tàu lặn do Nga bán cho Trung quốc (chương trình phòng chống phi đạn Tổng thống Clinton trình Quốc Hội).

Ngoài ra, quyền lợi Mỹ cũng không cho phép bất cứ một chánh quyền nào, Dân chủ hay Cộng hòa, để cho Trung quốc bành trứớng ở Đông Nam Á, ven Thái Bình Dương, một đaị dương mà nước Mỹ nằm một bên bờ và một phần trên đó. Đông Nam Á còn là yếu điểm chiến lược kiểm soát đường biển qua Ấn Độ Dương. Cam Ranh là một vịnh ẩn trú an tòan, tiếp liệu cho hạm đội, Mỹ đã từng có kinh nghiệm, nay lại cần yếu hơn sau khi căn cứ Subic phaỉ trả lại cho Phi Luật Tân, còn Tân Gia Ba thì quá nhỏ hẹp và khá xa Trung quốc. Các yếu tố căn bản trên giải thích động lực Mỹ hợp tác cấp thấp với Hà nội qua chuyến viếng thăm VNCS cuả Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ vừa rồi và cuả Tổng Thống Clinton sắp tới.

VNCS chẳng những có cùng một mối lo về Trung Quốc như Mỹ mà còn sợ sệt người đồng chí miệng thì nói “núi liền núi sông liền sông” nhưng lòng thì mênh mông mộng “bá quyền bành trướng”. Vấn đề biên giới phía Bắc với bao hệ lụy mất mát thuế quan, vấn đề Quần đảo Trường Sa bị cuỡng chiếm bởi Trung Quốc, vấn đề Trung Quốc ngầm trợ trưởng phe thân Trung Quốc trong nội bộ đảng CSVN, và lẽ gần như phải triều cống mỗi lần có một tân Tổng Bí Thư cộng với kinh nghiệm đau thương, tủi nhục mấy lần Bắc thuộc trong lịch làm cho sự đề phòng biến thành phòng thủ hẳn hoi.

Nói gì thì nói, nhưng bản chất các công tác chiến lược sau chánh yếu vẫn để phục vụ nhu cầu phòng thủ chống Trung Quốc. Mở rộng Đường 9 Nam Lào, xây dựng Xa lộ Trương Sơn, hợp tác quân sự về chiến tranh rừng núi, trên biển với Ấn Độ vì Miền Trung VN có những nơi quá mỏng. Khoảng cách từ biên giới Lào đến Biển Đông chỉ non 50 km. Hải Quân VNCS còn quá yếu. Quân Trung Quốc cắt từ biển vào; VNCS khó mà điều binh ngăn chận kịp. Do vậy việc đặt một tiền đồn ở Lào là thiết yếu cho mặt trận phía tây mà còn có công dụng làm trái độn đối với Thái Lan ảnh hưởng Trung Quốc và Tư bản không nhỏ dù nằm chung trong ASEAN.

1000 bộ đội - hy vọng là đúng số đó - đi dễ nhưng khó về, có tăng chớ khó giảm. Miệng thì nói đi tiếp bạn “làm nghĩa vụ quôc tế giúp Đảng anh em Lào”, tiễu trừ Hmong, nhưng bụng, phòng thủ chống Trung Quốc là chánh. Mặt trận Lào đối với VNCS dễ sa lầy chớ khó rút chân. Có nhiều lý do,nhưng chánh yếu là thế lưỡng đầu thọ địch và đằng sau địch còn có thế lực quốc tế hành động vì quyền lợi riêng trợ trưởng cho tay em làm giặc gây suy yếu VNCS. Trung Quốc trợ trưỏng phe Lào Cộng gốc Bắc, cầm đầu là bộ trưởng Ngoại Giao cuả đương kim Chánh phủ Lào chống phe Nam Lào thân VNCS. Địch thủ thứ hai Hmong, hậu thân cuả Biệt kích do CIA tài trợ khi xưa, được Hòang gia Lào đang châu du Mỹ vận động, và đại đa số dân tỵ nạn CS tại Lào góp tiền lương đều đều yểm trợ. Yếu tố tâm lý hòan tòan bất lợi cho Bộ đội VNCS: xâm lăng, thực dân, ngoại quốc. Từ đó lý do tại sao người Việt, sứ quán VNCS là mục tiêu cuả hai lọai địch sẽ tự nó được sáng tỏ.

Chiến tranh phá hoại, chiến tranh du kích sẽ thắng nếu lực lượng chánh qui không dài hơi hơn nó. Cuộc chiến cuả VNCS tại Lào bản chất là một cuộc viễn chinh tốn kém hơn cuộc chiến trong nước vốn là một việc công chi mà các nước giàu mạnh còn sợ huống hồ nghèo nhất nhì thế giới như VNCS. Cường độ và nhịp độ các cuộc phá hoại, tấn công mấy tháng nay chỉ có tăng,không có cơ giảm. Sưc chịu đựng cuả Chánh phủ Lào có hạn, VNCS phaỉ vừa tự túc vừa chi viện cho Lào không ít thì nhiều mới cứu nổi thành phần Chánh phủ Lào Cộng thân VNCS. VNCS phải mất tiền, mất máu. Đó là lý do chánh cuả cuộc chiến tranh khuynh đảo mà Trung Quôc hà hơi tiếp sức cho tay em làm. Riêng Mỹ cho đến bây giờ còn chánh thức đứng ngoài cuộc. Tôi nhấn mạnh chữ chánh thức, vì ai mà biết đươc kế hoạch cuả Bộ Ngoại giao Mỹ [ngay dân ngoại giao còn gọi bộ này là caí đáy sương mù (foggy bottom) kia mà]. Còn CIA thì càng bí mật. Nhưng theo luận lý thuần, trung lập vẫn là một thái độ chánh trị. Quyền lợi của Mỹ trong vấn đề Lào hiện tại là thái độ không can dự. Ngao cò tranh nhau, ông câu hưởng lợi. VNCS càng chống Trung Quốc càng lợi cho Mỹ. Trung Quốc khó bành trướng, không tái lập đế quốc CS. VNCS sa lầy, kiệt quệ kinh tế càng sớm rơi vào quĩ đạo Mỹ; đảng CSVN càng yếu, mục tiêu dân chủ hóa của Mỹ càng dễ thưc hiện.

Sa lầy là hướng tới cuả VNCS tại Lào.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.