Hôm nay,  

Sự Đời

24/03/200000:00:00(Xem: 6163)
Tin đài phát thanh sáng nay, số tiền gây quỹ thưởng người điềm chỉ kẻ đã dám gây ra cái chết một con chó ở San Jose đã lên đến 110 ngàn đô la. Bất giác tôi nhớ lại câu thơ của Chu Tử trong tạp chí “Con Ong.” Sự đời như cái lá đa, đen như mõm chó, chém cha sự đời.” Chưa đủ, Chu Tử còn long trọng dịch ra Hán văn: “Thế sự như đa diệp, hắc như khuyển khẩu, trảm phu thế sự.” Sử dụng một lượt ba kỹ thuật. Thứ nhứt, của Hồ xuân Hương vừa thanh vừa tục, vừa úp vừa mở, che bằng lá nho, lá đa cái cần che mà cũng cần hé của Thần Vệ Nữ Hy Lạp. Thứ hai, cái phàm phu (chưởi thề) với khẩu khí của Cao bá Quát (Ba hồi trống giục, đ. cha kiếp. Một nhát dao đưa bỏ m. đời). Thứ ba, nụ cười ra nước mắt của Molière. Tất cả ba kỹ thuật đó, để mô tả một vấn đề vô cùng khó hiểu là sự đời; âu rất là Chu Tử.

Thực sự, sự đời khó hiểu quá, nên làm người là khó, làm chó dễ. Hiểu làm sao được. Chính tại đại siêu cường Mỹ nầy, hai nhà xã hội học Kozol và Wright khẳng định hằng đêm vẫn còn nửa triệu người Mỹ không nhà; hằng ngày có 36 triệu người, tức 13.3% dân số Mỹ sống vất vả dưới mức nghèo khó (US Bureau of Census 98).

Còn trên thế giới, hàng ngày có 40 ngàn người chết đói. Số tiền gây quỹ vì con chó chết nói trên thừa sức cứu và nuôi sống 550 người trong 1 năm tại các quốc gia nghèo, nơi lợi tức trung bình chưa quá 200 đô la một năm như VNCS.
Sự đời cũng rất khó hiểu trên bình diện văn hóa. Nếu một người Mỹ du lịch Ấn độ, vào tiệm ăn Ấn, gọi một cheeseburger, nhà hàng và khách địa phương sẽ kinh hoàng ra mặt. Bò là con vật thiêng mà.

Nếu du khách Mỹ trên đường viếng Vạn lý Trường Thành ngưng xe bên làng xả hơi, thấy người Hoa “quay chó” mỡ tươm xèo xèo, da vàng giòn rụm, mùi nướng thịt thơm phức, để ăn tiệc, chắc cũng kinh hoàng không kém.

Nếu sinh viên Mỹ nghiên cứu văn học bình dân Việt Nam thấy câu, “Sống ở đời ăn miếng dồi chó / xuống Âm phủ biết có hay không”, sẽ không kém phần ngạc nhiên.

Không phải văn minh Ấn độ, Trung hoa, và Việt Nam thấp hơn văn minh Tây Phương, văn minh gốc của Mỹ, đâu. Ngay thời người Normans, Vikings, và Đức còn sống bộ tộc, hái lượm, Trung hoa đã có triều nghi, lễ nhạc, chuyển thơ hỏa tốc, quán trọ đường trường rồi. Chỉ có khác nhau, chớ không có vấn đề thua kém. Nếu Việt Nam, Trung hoa xem chó giữ nhà, mèo bắt chuột, từ khi thuần hóa sói và mèo rừng thời đồ đá cũ, xem vật dưỡng nhơn từ thời ăn bắt hái lượm thì có gì để nói hơn thua. Nếu Mỹ thích petting (tạm dịch là yêu chiều, nâng niu) chó, mèo, may áo quần, xây nhà thương, nghĩa trang cho chúng cũng chỉ là một lối sống của người Mỹ. Văn minh hơn kém ở chỗ biết tôn trọng cái khác biệt của nhau.

Cho nên trước tin gây quỹ được 110 ngàn đô la vì một con chó chết, đa số người Việt cười một cái, như người Mỹ, khi muốn qua mặt ai, hoặc nói xin lỗi, hoặc nhoẻn miệng cười một cái vậy thôi; chớ có lỗi phải, vui đùa gì, khách qua đường lạ quắc mà lỵ.
Tuy bên ngoài cười nụ nhưng “bên trong khóc thầm”. Buồn, buồn lắm, lắm.

Thứ nhứt, vì nước Mỹ, dân Mỹ giàu mạnh nhứt hoàn cầu mà hàng đêm còn có nửa triệu kẻ không nhà, còn 13.3% vất vả dưới mức nghèo khó. Đồng bào người Mỹ đã vậy. Đồng loại của người Mỹ ở các nước nghèo còn thê thảm hơn. Nếu mỗi một người Mỹ bớt nửa lon Coca, một lát bơ mỗi ngày vì số đồng bào và đồng loại bất hạnh trên, tình hình của họ nhứt định sẽ khấm khá hơn. Cái chắc là 40 nhân mạng khỏi bỏ mạng vì đói mỗi ngày.

Thứ hai, nếu hệ thống thông tin đại chúng “sẵn mối thương tâm” như đối với con chó chết ở San José, hoạt dộng bén nhậy hơn trước tiếng oán than của 39% nhân loại đang mất tự do trên thế giới (Freedom House); nếu đa số người Mỹ im lặng đáng sợ kia thông cảm nỗi thống khổ của người Việt CSVN bóc lột, áp bức, hiểu sự độc tài CSVN hơn, thứ độc tài xem người thua con chó chết; chắc chắn tình hình đồng loại ở Việt Nam đã khá hơn rồi. Nếu Mỹ chủ trương kinh tế toàn cầu thì nhân đạo cũng phải và cần phải toàn cầu chớ.

Dù văn hóa có một số giá trị thay đổi theo thời gian và không gian, nhưng sự sống của con người, tự do con người là cái giá trị tối thượng và hằng cửu. Nói một cách cụ thể con người vẫn cao quí hơn con chó dù là chó cưng. Nhân linh ư vạn vật mà. Do vậy im lặng trước cảnh người là sói với người, im lặng trước sự nô lệ, áp bức, dốt nghèo của đồng loại - cái im lặng đó là văn minh" Hay ngược lại, thương yêu thú vật, cưng chiều thú vật riêng trong khi đồng loại đang dốt, đói, nghèo là văn minh"

Sự đời éo le và khó hiểu úp úp mở mở như che bằng lá đa, tối tối mò mò, đen như mõm chó. Éo le và khó hiểu, đáng tội thực!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.