Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

23/12/200100:00:00(Xem: 4533)
Bà VTCĐ, Bạn Của Bà Mai (QLD): Thưa bà, tòa soạn đã nhận được lá thư của bà đề ngày 10 tháng 12. Sau khi đọc thư, chúng tôi đồng ý với những điểm bà trình bầy trong thư. Chân thành cảm ơn bà đã dành thì giờ qúy báu viết thư đóng góp với nội dung tờ báo, và xin bà cho chúng tôi gửi lời thăm hỏi sức khỏe tới bà Mai. Trân trọng.

Ông Vũ Đình Hải (Cabramatta): Cảm ơn ông đã đóng góp ý kiến về vấn đề đó. Tuy nhiên, nếu ông một mực đòi phải đăng nguyên văn lá thư thì quả thực, dù rất muốn, chúng tôi cũng không thể chiều theo ý ông. Ông cứ mạnh dạn gửi cho các báo khác theo lời ông nói. Còn chuyện họ đăng hay không, làm sao chúng tôi có thể trả lời ông"

Chị Phương Khanh (Victoria): Nếu chị là người đã có lòng chép cuộc tình của anh chị tới cả "ngàn trang giấy" thì chúng tôi tin là sớm muộn gì, ảnh cũng hồi tâm trở lại với chị. Nhưng tin là một chuyện, sự thực, chị cũng nên trả lại cho ảnh những "thứ đó". Kỷ vật nhiều khi nó vô giá lắm, chứ không nhất thiết là "dấu vết đàng điếm của một thuở mèo mả gà đồng" như chị nghĩ. Chúc chị sớm tìm được ảnh...

Vũ Khôi (Sydney Uni.): Báo Sàigòn Times có nộp lưu chiểu tại thư viện NSW theo luật tiểu bang. Nếu Khôi muốn tham khảo những số cũ, có thể đến thẳng tòa soạn. Còn chuyện yêu đương, thú thật các chú rất dốt, không thể nào cố vấn cho Khôi được.

*
Tình vợ chồng tương kính như tân
Phạm T.H. - Bonnyrigg NSW

Chuyện bạo hành trong gia đình mà bảo là do ảnh hưởng của Tàu thì tôi không biết nói làm sao. Tôi năm nay gần 60 tuổi. Cũng là tuổi gần đất xa trời. Nhưng tôi vẫn còn nhớ, ông cụ thân sinh ra tôi lúc nào cũng rất qúy trọng mẹ tôi. Lúc tôi lập gia đình, ông cụ dặn đi dặn lại, tình vợ chồng phải làm sao gìn giữ sự tương kính lúc nào cũng coi vợ như khách. Đừng sàm sỡ, coi thường vợ, kẻo mang họa. Vì vậy tôi nghĩ, chuyện một ông chồng vũ phu hay không là do truyền thống gia đình, do giáo dục, do trình độ học vấn của cả hai. Chứ chả bao giờ có chuyện mạnh hiếp yếu bao giờ.

*
Sinh hoạt dân chủ là thế nào"
Phạm QN - Sydney NSW

Tôi xin được đóng góp vài ý kiến về sinh hoạt dân chủ của cộng đồng người Việt chúng ta. Đây là những đóng góp chân tình, tuyệt nhiên không có ý châm chọc hay chỉ trích ai. Vấn đề thứ nhất là giới hạn thời gian phát biểu. Tôi thấy một số vị trong cộng đồng la lối, bảo giới hạn như vậy là phi dân chủ. Tôi xin thưa, như vậy là rất dân chủ. Dân chủ không có nghĩa là cho một người được quyền nói dài, nói dai và nói dại cả tiếng đồng hồ, trong khi cả chục người khác chầu chực không được nói. Quyền phát biểu của một người trong buổi họp cũng giống như quyền đậu xe tại bãi đậu xe công cộng. Phải giới hạn thời gian thì người khác mới có chỗ đậu. Còn chuyện giới hạn dài hay ngắn là tùy thuộc vấn đề bàn bạc và số người tham dự. Ngay cả quốc hội Úc, hay bất cứ quốc hội nào khác trên thế giới cũng giới hạn thời gian phát biểu của mỗi dân biểu. Người nào nói chuyện quan trọng, đại sự quốc gia thì được 15 phút. Tranh cãi thì được 5 phút, 3 phút. Đúng giờ, chuông kêu một tiếng là phải ngưng. Nói đến sinh hoạt dân chủ cũng phải nói đến chuyện đã phát biểu rồi thì phải để cho người khác phát biểu. Rồi khi dơ tay phát biểu thì phải ngồi tại chỗ chờ chủ tọa đoàn cho phát biểu thì phát biểu. Tôi thấy trong phiên họp đại hội về TTSHCĐ Chủ nhật tuần trước, có một số vị cứ đến trước micro rồi dơ tay đòi phát biểu. Như vậy là không được.

*
Cần có sự tương kính khi sinh hoạt CĐ
Phạm QN - Sydney NSW

Cũng trong buổi đại hội TTSHCĐ, tôi rất buồn khi thấy một vị lão khách từ Mỹ sang, chẳng quản tuổi tác, đường xá, chịu khó đến tham dự cuộc họp. Tôi thấy qúy vị trong BCH cũng đã lường trước được những sóng gió nên đã giới thiệu sự hiện diện của cụ để mọi người có thể tự chế. Vậy mà vẫn có một số vị ăn nói không được tương kính, khiến vị lão khách từ Mỹ đến phải bỏ về nửa chừng. Nhân tiện đã nói thì tôi cũng nói hết luôn cho khỏi ấm ức. Kỹ sư Lê Văn Duyệt là một trong những người có công với cộng đồng từ thuở cộng đồng mình còn trứng nước. Vạn sự khởi đầu nan, sự đóng góp của ông rất qúy. Còn chuyện sau này, cái chuyện ông ta có làm ăn với CS hay không thì tôi không biết, nhưng cho dù có chuyện đó, chúng ta cũng nên có thái độ đúng đắn, chứ đâu có thể có những ngôn ngữ sỗ sàng như vậy. Nghĩ cũng lạ, có người về Việt Nam gặp CS thứ thiệt thì dạ dạ vâng vâng. Còn ở đây, gặp người cùng chí hướng chống cộng, nhưng trái ý mình một chút là la hét ầm ĩ. Vả lại, sự hiện diện của ông Lê Văn Duyệt hôm đó là do BCHCĐ mời. Việc mời này đã được thông báo trước nhiều tuần, thậm chí còn phổ biến trên báo. Vì vậy, nếu một người nào muốn phản đối, thiết tưởng nên phản đối trước buổi họp mới phải.

*
Ai công nhận 146 điều trong Hiến pháp CS"

Kính gửi ông Hoàng Tuấn, cùng qúy vị chủ nhiệm báo Sàigòn Times. Anh em chúng tôi đại diện cho một tổ chức đấu tranh vì lý do bảo tồn lực lượng trước mọi mưu toan đánh phá của CS tại hải ngoại nên không tiện xưng danh. Nhưng chúng tôi có một số ý kiến xin trình bầy trong thư này. Nếu ông Hoàng Tuấn và qúy báo thấy hợp lý, hợp tình thì cho đăng. Còn không thì miễn đăng. Xin đừng buộc chúng tôi phải ghi tên thật hay địa chỉ.

Chả là trong thời gian gần đây, chúng tôi được một số chiến hữu bên Mỹ báo tin là tại hải ngoại đang có chiến dịch vận động mệnh danh là "hủy bỏ điều 4 hiến pháp của CS". Anh em chúng tôi thấy đây là việc làm không chính danh một chút nào. Theo tài liệu chúng tôi nhận được từ Hoa Kỳ thì hiến pháp của cộng sản được Lê Quang Đạo, chủ tịch quốc hội CS ký vào lúc 11 giờ 45 phút ngày 15 tháng 4 năm 1992. Toàn văn hiến pháp có 147 điều. Trong đó phần lớn đều phản động không kém gì điều 4. Lấy tỷ dụ như điều 141, CS quy định quốc kỳ của chúng là cờ đỏ sao vàng chẳng hạn. Bộ điều đó không đáng hủy hay sao" Còn một số điều nghe có vẻ đạo đức, thì đạo đức giả, hữu danh vô thực. Nay một số vị từ Mỹ đến Châu Âu rồi ở Úc tự dưng đòi hủy bỏ điều 4, như vậy có phải vô hình chung, chúng ta công nhận 146 điều trong bản hiến pháp của CS hay không" Như vậy là bản hiến pháp của CS chỉ sai có một điều. Ông Nguyễn Hữu Chánh đã thẳng thắn xác định là cả bản hiến pháp của CS gồm 147 điều đều phản động và giả dối, phải được vứt vào sọt rác. Nay qúy vị lại đòi chỉ hủy bỏ có điều 4"" Qúy vị có biết, ngay ở Hà Nội trong kỳ họp quốc hội vừa qua, cũng đã có những người đòi hủy bỏ 36 điều tất cả trong đó có điều 4. Chẳng lẽ chúng ta ở đây lại không tiến bộ hơn mấy tay nghị gật bù nhìn CS hay sao" Chân thành bầy tỏ ý kiến của chúng tôi, mong qúy vị suy nghĩ kỹ lại.

*
Đau bụng uống nhân sâm... thì chết!
Lương Đ.K. - WP NSW

Thưa ông Hoàng Tuấn, nếu ông nhận được email của tôi ông phải ngạc nhiên vì thấy tôi viết thư cho ông quá sớm. Chả là mấy tháng gần đây tôi mua báo ở tiệm bán báo của Úc nên được đọc báo ông trên đường tới sở. Tới sở rồi bật máy lên là viết thư cho ông ngay. Sau khi đọc ý kiến của ông về ông Nhu, tôi không đồng ý với ông khi ông so sánh việc ông Nhu "hiểu lộn" với chuyện ông thầy thuốc kê toa nhân sâm cho người đau bụng. Thấy ông lý luận tài tình, chặt chẽ, tôi cũng xin múa gậy một chút xem sao.

Thưa ông, ông thầy thuốc kê toa lộn vì ông không đọc hai chữ "thì chết" nằm ở trang sau. Lỗi lầm này là do thầy thuốc cẩu thả. Ít ra sự cẩu thả đó còn có thể hiểu được, thưa ông Tuấn" Nhưng ở trường hợp của ông Nhu thì cả đoạn văn quan trọng được Dr Tấn viết đều nằm nguyên con trên một trang báo, chứ đâu có trang trước trang sau gì mà bảo là ông Nhu bất cẩn không coi hết đầu hết đuôi. Vì vậy, bất cứ ai đã đọc là đọc hết. Và đã đọc hết thì chả có ai hiểu lộn tùng phèo như ông Nhu hiểu. Thú thực, hôm đó tôi không đi họp, nhưng nghe bà con về tường thuật cảnh ông Nhu ôm giấy tờ, rồi đòi bút đòi viết tùm lum thấy thật tức cười. Vậy nếu ông Nhu không "vì bất cẩn mà hiểu lộn" thì "vì đâu khiến ông hiểu lộn"" Theo tôi (ý kiến cá nhân thôi), sau khi đọc đoạn văn rõ rành rành: "BCH của ông Trần Thanh Phúc đã cố gắng không ngừng trong một thời gian và sau đó đã kiếm ra số tiền ngoài $200,000 đồng sau nhiều đợt gây qũy (số tiền này gồm $150,734 là tiền mặt có trong ngân hàng, cộng với số tiền đã chi ra trong thời gian đó có chứng minh đầy đủ, và $55,780 là giá trị các công trình được các đoàn thể và tư nhân hứa cho)".... ông Nhu lại đinh ninh trong nhà băng có $150,734. Vậy xin hỏi ông, nếu ông đã nghĩ vậy, ông có thấy vô lý vì số tiền ông đinh ninh trong nhà băng có $150,734 cộng với số tiền $55,780 là giá trị các công trình được các đoàn thể tư nhân hứa cho. Cộng hai con số này vô là đúng hơn 200 ngàn mà BCH của ông Trần Thanh Phúc đã cố gắng kiếm được. Vậy thì Ban quản trị TT lấy tiền đâu để bù đắp vô "số tiền đã chi ra trong thời gian đó có chứng minh đầy đủ"" Chả lẽ qúy vị đó phải móc tiền túi" Thật đơn giản như vậy mà nghĩ không ra"

*
Hoan hô Sàigòn Times!
Người Tỵ Nạn - Footscray VIC

Mấy thằng bợm nhậu chúng tôi phải ngả mũ bái phục Sàigòn Times không biết đã lấy được cái tin mụ phát ngôn viên Thúy Thanh thú nhận tội phá rối CS ở đâu mà hay quá vậy cha" Qúy vị chạy tin như vậy là mụ sẽ bị mất job nay mai, tôi dám cá mười ăn một đó, mấy cha. Trước đây, tôi nhớ khi Clinton thăm Việt Nam, Sàigòn Times mấy ông cũng viết bài chửi lão Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư đảng CS mà viết bài diễn văn vừa dốt vừa ngu gì đâu. Thời đó, đọc báo Sàigòn Times là tụi tôi bảo nhau, thằng Lê Khả Phiêu thế nào cũng mất job. Báo Sàigòn Times nó viết bài chọc quê đến như vậy thì CS chúng có mù cũng phải lôi cổ lão xuống. Thời đại Internet bây giờ, một chuyện quê mùa dại dột của chúng bị phanh phui là ở VN chúng biết liền đó. Tụi tôi cam đoan vậy mà. Rồi còn tụi đại sứ, lãnh sự, cán bộ CS rồi tụi nằm vùng ở đây nữa. Chúng đọc báo Sàigòn Times được gì hay là vội "méc bu" liền đó... Quả nhiên như rằng, chúng tôi nói đâu có sai, Lê Khả Phiêu bị văng chức. Nay mai, mụ Thanh cũng đi tàu suốt. Rồi vụ phó thủ tướng Dũng chụp hình bênh cạnh cờ VNCH nữa. Tụi tôi coi hình mà cứ tưởng là thẳng chả hồi chánh tung cánh chim tìm về tổ ấm đó... Ngó mặt chả lo lắng thấy rõ. Lão TNS McCain chụp hình bên cờ VNCH mình là để câu phiếu cựu chiến binh Mỹ, câu phiếu bà con Việt tỵ nạn. Còn thằng chả phó thủ tướng Dũng, đường đường là một tên đại diện cho chính phủ CS, lại đi chụp hình cạnh cờ VNCH mình. Thật sướng rên mé đìu hiu khi coi tấm hình. Hoan hô Sàigòn Times!

*

Tam Cương Ngũ Thường: Cách đây hai tuần, có một vị độc giả, sau khi đọc bài phỏng vấn Vua Vườn Nguyễn Đức Quỳnh trên báo Sàigòn Times, đã gửi email về tòa soạn nêu lên một số thắc mắc về "Tam cương ngũ thường". Sau đó, tòa soạn đã gửi lá thư thắc mắc của độc giả đó tới ông Nguyễn Đức Quỳnh và mong ước ông bớt chút thì giờ qúy báu trả lời trên báo, để hữu ích chung cho một số độc giả trẻ, ham hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Nhờ vậy, tuần qua, tòa soạn hân hạnh nhận được một bài viết khá đầy đủ của ông Nguyễn Đức Quỳnh nhan đề: "Quan niệm về người Quân Tử trong Nho giáo Khổng Mạnh". Sàigòn Times xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông Quỳnh, và sau đây, xin giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết của ông.

*
Quan niệm về người Quân Tử trong Nho giáo Khổng Mạnh
Nguyễn Đức Quỳnh - Sydney NSW

Sau thời gian lập quốc nước ta (Việt Tộc) bị Bắc phương ( người Tầu ) đô hộ trên một ngàn năm, qua bốn thời kỳ. Việt tộc bị quằn quại dưới ách đô hộ cuả Trung Hoa 1146 năm từ năm 207 trước công lịch đến năm 939 sau công lịch. Bởi vậy nền giáo dục của Việt tộc phải chịu ảnh hưởng của Trung Hoa phần lớn là về nho giáo Khổng, Mạnh... Đạo Khổng (Khổng Tử) giáo dục con người phải: Trung hiếu, lễ nghĩa, theo luân thường đạo lý (nhân quả)... Phải thuận Thiên thời, thuận thủy thổ (trời,đất, nước)...

Thánh hiền đã dậy từ lâu Gieo nhân gặt qủa là câu luân thường Luân thường đạo lý làm gương Dậy trong sách thánh con đường ta đi...

Khổng giáo còn dậy con người phải: Chính tâm, Tu thân, Tề gia, trị quốc, Bình thiên hạ... Tóm lại Nho giáo tha thiết muốn mọi người cố gắng: Trau dồi tâm thân, đem trật tự vào tâm thân mình, vào gia đình, quốc gia vào toàn thế giới. Nên đã ra công cổ súy trong những kinh điển, văn chương:

* Ngũ luân * Thập nghĩa * Tam tòng * Tứ đức * Tam cang (Cương) * Ngũ thường...

Ngũ luân:

1- Phụ tử hữu thân (Mẹ con có tình nghĩa)
2- Quân thần hữu nghiã (Vua tôi có nghĩa)
3- Phu phụ hữu biệt (Vợ chồng có phân biệt)
4- Trưởng ấu hữu tự (Lớn nhỏ có thứ tự)
5- Bằng hữu, hữu tín (bạn bè có thành tín).

Năm nhóm trên nhưng có mười thành phần, trong đó ai nấy đều có bổn phận thích ứng với địa vị của mình.

Thập nghĩa:

* Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung)
* Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo)
* Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục)
* Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính).
* Trưởng Huệ, Ấu thuận (Kẻ lớn rộng lượng, ban ân huệ, kẻ nhỏ vâng phục theo).

Mười thành phần kể trên luôn sống tương phản với nhau nên những kẻ bề trên, các bậc (phụ huynh), cha mẹ, anh chị... Luôn phải ăn ở theo đạo nghĩa để làm gương cho kẻ dưới kính phục, noi theo. "Thượng bất chánh, hạ tác loạn".

"Làm người phải biết cương, thường Xem trong Ngũ đẳng quân vương ở đầu Thờ cha kính mẹ trước sau Anh em hòa thuận mới hầu làm nên Vợ chồng đạo nghĩa cho bền Bạn bè cho thực, dưới trên kính nhường".

Tam tòng, tứ đức: Là khuân mẫu của Nho giáo, để giáo dục riêng cho người đàn bà, con gái trong suốt cuộc sống khi tại gia cũng như lúc xuất giá đi lấy chồng và cả khi chồng chết.

Tam tòng:

1- Tại gia tòng phụ (khi còn ở nhà với cha mẹ, phải vâng lời dậy bảo và phụng dưỡng cha (mẹ, anh em...).

2- Xuất gia tòng phu (khi lấy chồng phải theo chồng, vâng phục chồng và coi gia đình chồng cũng như gia đình mình...

3- Phu tử tòng tử (Khi chồng chết phải theo con, có nghĩa là ở với các con để giúp đỡ, dậy dỗ các con cho đến khi khôn lớn (trưởng thành)...

Tứ đức:

1- CÔNG: Công việc, (Ni trợ) mọi công việc trong nhà phải biết làm, sao cho chu toàn. Cũng phải phụ lo việc tài chánh giúp chồng nuôi con...

2- DUNG: Hình dung, cử chỉ, tướng mạo, cách ăn mặc, đi đứng, trang điểm... Tương đối dễ thương, dễ mến...

"Gái thời giữ việc trong nhà Hình dung yểu điệu nết na đàng hoàng Khi ăn khi nói chững chàng Khi ngồi khi đứng dịu dàng dung nghi"...

3- Ngôn: Lời nói, phải ôn tồn nhẹ nhàng, lễ phép, đối với người trên phải thưa gửi, gọi dạ, bảo vâng...

"Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

4- Hạnh: Hạnh kiểm, hiếu hạnh, đức hạnh, các tính tốt của người con gái: đạo đức, nết na, khiêm nhường, nhẫn nhịn, tha thứ...

Thờ cha kính mẹ vuông tròn Giữ trọn chữ hiếu, dậy trong luân thường Làm người ăn ở khiêm nhường Kính trên nhường dưới và nhường người trên...

Tam cang , Ngũ thường: Là khuân mẫu dậy cho người đàn ông biết kỷ cương (cang), cương thường, đạo lý... Mà còn dậy cho mọi người cái nền tảng của minh triết về nho giáo là: Tam cang, ngũ thường.

-Tam tòng tứ đức làm gương Trồng cây để nhớ Tam cương ngũ thường.

"Trồng cây lựa giống mà trồng Tam tòng, tứ đức cũng không khác gì Phân nước chớ có giảm suy Cây xanh hoa thắm khác chi ngũ thường. Người đời xem đó làm gương Tam cang sẵn có trong vườn Quỳnh, giao".

Chúng tôi là hậu bối cũng học theo và đóng góp với tiền nhân: Làm thơ, trồng hoa cảnh và đặt tên những hoa cảnh mà chúng tôi đã sáng tạo được bằng những câu văn thơ cuả nho giáo Khổng, Mạnh... để nhớ và nhắc nhở thế hệ mai hậu về một nền giáo dục tinh hoa xa xưa.

* Tam cang (cương, kỷ cương): Là 3 điều cần thiết để Giáo dục riêng cho người đàn ông biết cách cư xử và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đối với tổ quốc, dân tộc, xã hội và gia đình.

1- Quân vi thần cang: Bổn phận người dân (Tôi, thần dân) đối với vua. Trung với vua, hiếu với dân, luôn biểu hiện lòng yêu nước thương nòi. "Quân xử thần tử, Thần bất tử, bất trung": Lệnh vua phải tuân, bất tuân thì (chết) bất trung.

2- Phu vi tử cang: Bổn phận người cha đối với con cái: Thương yêu, tình nghĩa khoan dung, nuôi dưỡng, giáo dục, săn sóc, nâng đỡ... sao cho các con nên người hữu ích. Trong nho giáo "Phu vi tử cang" rất trọng, bởi câu: "Cha sinh, mẹ dưỡng ".

3- Phu vi thê cang: Bổn phận người chồng đối với vợ cũng gần như đối với con cái nhưng tình yêu thương, đùm bọc phải khăng khít đậm đà, uyển chuyển, bao dung, che chở, hướng dẫn... thay vì dậy bảo. Vợ chồng "như thể tay chân" Suốt đời chung sống ân cần giúp nhau.

Nợ nhau một miếng trầu cau Kiếp này trả nghĩa, kiếp sau trả tình...

Ngũ thường: Là 5 điều quan trọng mà đức Khổng Tử cho rằng: Làm người phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mới đáng và mới thực sự là người quân tử.

1- Nhân: Là người gồm 2 phần thể xác và tâm thần, chữ nhân thật bao la: Nhân là tha nhân, nhân tính, nhân nghiã, nhân đạo và nhân ái... Hoàn thiện và thương yêu mọi người...

"Thương người như thể thương thân " (Ái nhân như kỷ)

"Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

"Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay".

2- Nghĩa: Ân nghĩa, ân tình, nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, phước) có tình nghĩa và cư xử tử tế với mọi người.

"Có đi có lại mớ toại lòng nhau" Ai ơi hãy nhớ làm lòng Ân đền nghĩa trả mới mong tâm bình Tâm bình mới có an bình Bình an mới có mối tinh thâm sâu.

3- Lễ: Lễ, nghĩa thường đi đôi với nhau: Kính trên nhường dưới, lễ phép với mọi người. Ăn ở hợp lẽ tư nhiên, tôn trọng mọi người... "Dĩ hoà vi quý" (Một điều nhịn chín điều Lành), "Tiên học lễ, hậu học văn" "Kính lão đắc thọ"...

4- Trí: Trí tuệ, sự hiểu biết thông minh, Lý lẽ khôn ngoan, đường lối khôn ngoan, sự lanh lợi. Luôn trau dồi trí não để trở nên minh giác. "Khôn sống, mống chết" "Cái khó bó cái khôn" "Vạn sự khởi đầu nan" "Khôn ngoan tâm trí tại lòng" "Gần mực thi đen, gần đèn thì sáng".

5- Tín: Có nghiã là tin tưởng, có lòng tin (vững lòng). Không bắt cá 2 tay, không lắt léo. Trung tín có lòng tin trời đất, có linh hồn, lòng trung tín với tình yêu, vợ chồng con cái, cha mẹ có tin mới có lòng trung tín. Có tin thì mới có trung. Thiếu tin, mất tín cũng là thất trung.

Gia đình chung sống trùng phùng Thương yêu tin tưởng thủy chung cả đời.

Tóm lại: Để hướng dẫn mọi người trong cuộc sống và sự giao tiếp với nhau hàng ngày, Khổng giáo (Theo TS. Thế Đạo) đã tìm ra được định luật Trung thứ (Hiệt củ) tức là "suy bụng ta ra bụng người" với khẩu hiệu bất hủ: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân". Có thể hiểu là: Điều gì (bất thiện) mình không muốn thì đừng làm cho người khác.

Ngoài ra, Khổng giáo còn đề cao thuyết Chính danh ước mong cho mọi người có tài đức xứng với địa vị của mình. Khổng giáo thường chê những kẻ tiểu nhân và khen ngợi những người (chính nhân) quân tử.

* Kẻ tiêu nhân là những người:

- Chỉ biết lo những phần thấp kém trong con người.

- Cầu danh, cầu lợi, mặc tình cho vật dục và ngoại cảnh khiên dẫn, bất chấp mọi chuyện sa đọa. Họ là những người chỉ lo a dua, xu phụ, không có thực tài, thực đức, không biết thanh lọc và tu luyện tâm hồn... Vì thế nên có một đời sống nội tâm rất là nghèo nàn chất chưởng, lo lắng, băn khoăn.

* Người quan tử là những người:

- Sống cho những phần cao siêu nơi con người. - Trọng nghĩa, khinh lợi. - Có hoài bão cao đẹp, luôn luôn hướng thiện, cố gắng tiến đức tu nghiệp, theo đạo và tu đạo, lo sao cho hoàn thiện bản thân mình. - Sáng suốt, ham học hỏi, biết thức thời. - Nói ít làm nhiều. - Thương yêu giúp đỡ mọi người. - Lúc nào tâm hồn cũng thư thái, ung dung.

Tóm lại, người quân tử luôn trau dồi tâm thân, "Ở thì ở chỗ quảng đại của thiên hạ, đứng thì đứng vào địa vị chính đáng của thiên hạ, đi thì đi trên con đường lớn của thiên hạ, đắc trí thì cùng với nhân dân noi theo đạo nghĩa. Giầu sang không làm siêu lòng, nghèo hèn không làm thay đổi lòng, vũ lực không khuất phục được chí lớn. Như thế mới là: Trượng phu, quân tử mà trong Kinh Thi hết lòng khen ngợi (Mạnh tử, Đằng Văn Công).

ANH HÙNG TRƯỢNG PHU

Giầu sang tâm trí bảo tồn Nghèo hèn khí tiết, thượng tôn anh hùng Uy quyền, bạo lực, khốn cùng Không làm nhụt chí anh hùng trượng phu.

Một Vòng Âu Châu (Tiếp theo...)

Lâm Hữu Xưa - VIC

Chúng tôi lại xuôi theo hướng Đông Nam bằng xa lộ 35. Chúng tôi di chuyển trong vùng bình nguyên, khoảng đồng bằng nằm giữa hai rặng núi Jura phía Tây và Alps phía Đông. Nói là bình nguyên nhưng cũng nằm ở thế đất trung bình chừng 500 thước cao hơn mực biển. Vì là nơi tập trung dân sinh và các thành phố lớn, nên chúng tôi có cơ hội nhìn ngắm các làng mạc với nhà cửa với những sắc thái riêng. Hầu hết nhà gỗ, lợp ngói đỏ, mái nhọn, nhà nào cũng trồng hoa đỏ thắm bên dưới các cửa sổ. Mỗi nhà đều như cùng một khuôn mẫu, nếu đem vào một chút khung cảnh xung quanh đều trở thành như tranh vẽ. Chúng tôi nhìn say mê các ngôi làng dọc hai bên đường, với bầu trời thiên thanh, cây cỏ xanh tươi và núi rừng chập chùng phía xa, sẽ làm cho những ai một lần qua đấy sẽ còn khắc ghi mãi mãi.

Vừa ra khỏi Lucerne là bắt đầu chui qua các đoạn đường hầm, gần như liên tục hết cái nầy lại đến cái khác. Tôi cứ đếm từng đường hầm một, lúc đầu tôi chỉ ghi trong trí nhớ; nhưng lúc đếm thấy khá nhiều, tôi đành phải ghi lại vào cuốn sổ tay bằng cách đếm số kế tiếp. Qua khỏi đường hầm thứ 8 ("), chúng tôi tới một hồ lớn gần Schwyz ("), bên kia hồ là một đỉnh núi cao, ở lưng chừng có khắc một lá cờ Thụy Sĩ thật to, để tưởng nhớ nột Anh Hùng Dân Tộc tên là William Tell. Một chi tiết khác, là cờ Hồng Thập Tự sinh ra từ cờ Thụy Sĩ, vì tổ chức nầy được thành lập tại đây. Qua khỏi đường hầm thứ 12 là bắt đầu vô đường hầm St. Gotthard 16km, dài nhất Thế Giới thời bấy giờ. Tư đó chúng tôi đi ngang qua một phần phía nam của rặng Alps, nên có nhiều đoạn đường hầm khác. Rặng Alps trên phần đất Thụy Sĩ là một phần của rặng Alps vĩ đại của Âu Châu. Vùng núi Alps chiếm hết 60% đất của Thụy Sĩ, nhưng chỉ có 1/5 dân số, tuyết bao phủ từ 3 đến 6 tháng trong năm. Chính rặng Alps của Thụy Sĩ đã che kín mặt Bắc Của Ý, ngặn chặn băng giá không tràn xuống phía Nam, giúp cho ý có một thời tiết nhiệt đới rất ôn hòa.

Ngoài hệ thống đường bộ cắt xuyên qua rặng Alps bằng nhiều đường hầm. Nếu du khách xử dụng đường hỏa xa, cũng sẽ đi ngang thật nhiều đường hầm, giữa bên giới Thụy Sĩ và Ý là đường hầm Simplon dài hơn 19km, là đường hầm xe lửa dài nhất thế giới. Về phía Tây Nam, gần nơi 3 biên giới giữa Thụy Sĩ, Ý và Pháp, có một đường hầm xuyên qua biên giới Pháp và Ý, có tên là đường hầm Mt. Blanc, đào xuyên qua núi Mt. Blanc, dài hơn 10km. Mt. Blanc là ngọn núi cao nhất của Pháp, cao 4800 thước.

Tôi đề cập hơi nhiều về các đường hầm, vì Thụy Sĩ là một nước Âu Châu, mà tôi thấy có nhiều đường hầm nhất, so với các nước khác mà tôi có dịp đi qua. Thụy Sĩ là một xứ đồi núi và từ trên đỉnh của rặng Alps đã bắt nguồn cho hai con sông Rhine, chảy qua hồ Constance và đổ ra biển Bắc Hải. Còn sông Rhône, cũng bắt nguồn cùng chỗ sông Rhine, cách nhau chừng 20km, nhưng lại chảy xuôi Nam và thoát ra biển Địa Trung Hải. Hai con sông lớn của Thụy Sĩ, chảy qua nhiều thung lũng và tạo thành nhiều hồ lớn, rải rác khắp đó đây trên đất Thụy Sĩ. Mùa Đông, du khách đến Thụy Sĩ từ khắp nơi trên thế giới để trượt tuyết và leo núi, với những đỉnh núi băng đá nhọn cao chót vót, luôn mời gọi và thử thách những con người thừa can đảm muốn đọ sức mình với trở lực sừng sững của thiên nhiên.

Càng xuống gần biên giới của Ý, chúng tôi chạy dọc theo những rặng núi, trên ngọn tuyết đóng băng trắng xóa, khung cảnh hùng vĩ khó quên. Trong những giây phút đối diện một ngoại cảnh hùng tráng của núi rừng bát ngát, tôi thấy như lòng mình thêm trăng sao và tâm tư mình như chuyển đổi, vượt thoát đi thật xa ra khỏi những nghĩ suy hạn hẹp của cuộc đời quanh quẩn. Chắc chắn tôi đã cảm nhận được nhu cầu đi xa, đi nhiều của nhân loại; để từ đó con người sẽ không bị đóng khung bởi những vòm trời hạn hẹp.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.