Hôm nay,  

Lập Pháp Châu Âu Đòi Tách Google Search Khỏi Google

11/29/201400:00:00(View: 2720)
blank
Huy hiệu Google.

Hầu hết các nhà lập pháp của Liên Âu (EU) đều ủng hộ cuộc vận động vào hôm thứ Năm (ngày 27/11/2014), nhằm đôn đốc cơ quan quản lý chống độc quyền mạnh tay hơn với Google.

Đây có thể xem là trở ngại mới nhất cho công cụ tìm kiếm Internet lớn nhất hành tinh.

Google đã lọt vào tầm ngắm của cơ quan quản lý chống độc quyền Liên minh Châu Âu từ năm 2010, và cũng đang vật lộn với các vấn đề về bảo mật, thực hiện các yêu cầu về xóa bỏ kết quả tìm kiếm nhằm tuân thủ đúng phán quyết của tòa án trước đó, cũng như các mối lo ngại về bản quyền và tranh cãi về thuế.

Nghị quyết của nghị viện Châu Âu được thông qua với 384 phiếu thuận và 174 phiếu chống là tín hiệu công khai mạnh mẽ nhất về mối quan ngại của EU đối với sự lớn mạnh của các gã khổng lồ công nghệ đến từ Hoa Kỳ.

Andreas Schwab, một nhà lập pháp bảo thủ Đức và đồng ủng hộ nghi quyết cho biết đây là một tín hiệu chính trị từ Ủy Ban Châu Âu, tổ chức phải có nhiệm vụ đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trên toàn khối 28 quốc gia. Ông cũng cho biết độc quyền không bao giờ là hữu dụng đối với những người tiêu dùng cũng như đối với các công ty. Schwab bày tỏ ông không có bất kỳ lý do gì để chống lại Google và bản thân cũng sử dụng Google thường xuyên.

Phía Google hiện tại chưa đưa ra bất cứ bình luận gì. Trong khi đó, ủy viên của Hội đồng cạnh tranh Châu Âu – Magrethe Vestager cho biết sẽ xem xét và trao đổi với một số người khiếu nại trước khi quyết định bước tiếp theo.

Người tiền nhiệm của bà Magrethe Vestager trước đó đã từ chối 3 nỗ lực của Google nhằm giải quyết các khiếu nại khi công ty cố tình “dìm hàng” và ngăn chặn dịch vụ của các đối thủ, với số tiền phạt có thể lên đến 5 tỷ USD.

Để gia tăng áp lực cho Google, Pháp và Đức đã kêu gọi xem xét lại các quy tắc cạnh tranh của EU nhằm đảm bảo các công ty các công ty tìm kiếm Internet không lọt khỏi mục tiêu của tổ chức.

Bên cạnh đó, thư ký phụ trách các vấn đề kỹ thuật số của Pháp – Axelle Lemaire đã viết thư cho Ủy Ban Châu Âu yêu cầu khởi động cuộc cố vấn công khai nhằm thảo luận về “khuôn khổ nên được áp dụng cho các thành phần kinh tế, để xem liệu những quy định cạnh tranh hiện tại có cho phép hướng đến hành vi của các công ty này hay không”.

Lemaire cho biết chính phủ 2 nước muốn chắc chắn rằng các chiến lược tối ưu hóa thuế được áp dụng bởi các công ty nhằm hạ thấp mức thuế suất doanh nghiệp đến mức “không thể thấp hơn”.

Ủy Ban Châu Âu đang tiến hành điều tra một số thỏa thuận về thuế giữa các công ty như Apple và Amazon và một số công ty của các nước thành viên trên cơ sở họ có thể cấu thành vi phạm viện trợ nhà nước bất hợp pháp.

Cuộc điều tra 4 năm:

Nghị quyết không đề cập đến Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào cụ thể, mặc dù mục tiêu chính vẫn là Google, bởi lẽ công ty đang chiếm khoảng 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến tại Châu Âu.

Các nhà lập pháp đã kêu gọi Ủy Ban xem xét các đề nghị tách công cụ tìm kiếm ra khỏi các dịch vụ thương mại khác của Google.

Gã khổng lồ tìm kiếm là mục tiêu của cuộc điều tra chống độc quyền trong 4 năm của Ủy Ban Châu Âu, do các khiếu nại của Microsoft, Expedia, các nhà xuất bản và một số công ty khác ở Châu Âu.

Nhóm vận động hành lang của Hiệp Hội Máy Tính và Truyền Thông (CCIA) bao gồm Google, eBay, Facebook, Microsoft và Samsung cho rằng giải pháp chia tách là “cực đoan và không khả thi”, không có ý nghĩa nhanh thúc đẩy nhanh chống trị trường trực tuyến.

Nhóm vận động cũng cho biết trong khi mục tiêu rõ đang là đang nhằm vào Google, nhưng thực tế Nghị viện cũng cho thấy tất cả các công ty có công cụ tìm kiếm hoặc các công ty kinh doanh trực tuyến có công cụ tìm kiếm đều có thể sẽ phải chia tách; việc chia tách thực sự làm dấy lên mối lo ngại đối với nỗ lực xây dựng một thị trường kỹ thuật số thống nhất.

Theo: Nguoivietphone.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Thời sự và sự kiện. Tin buồn và tội nghiệp. Đài phát thanh Mỹ VOA ngày 8-11- 2019 có tin, “Ngày 8/11, Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát hạt Essex, Anh, công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container đông lạnh, gồm 10 người Hà Tĩnh, 21 người Nghệ An, và một số người Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Thừa Thiên-Huế.’
Đức Giáo Hoàng Francis đã tố cáo sự phân biệt đối xử chống đồng tính là gợi nhớ đến các cuộc đàn áp thời Đức Quốc xã và bằng chứng về một nền văn hóa của mối hận thù đã xuất hiện ngày nay.
Group of 30 (G-30)- một nhóm những tổ chức tài chính có uy tín toàn cầu- đã cảnh báo: Hoa Kỳ, Trung Cộng và những nền kinh tế hàng đầu khác sẽ phải đối diện với mức thâm thủng quĩ hưu trí khổng lồ $15.8 trillion, sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi.
Chúng ta hay nghe kể về những món cổ vật giá trị được tìm thấy ở những nơi không ai ngờ tới. Thí dụ: 3 năm trước đây, một chiếc xe 1966 Ford Mustang Shelby tìm thấy ở một nhà kho bị bỏ quên, sau đó được bán với giá $159,500.
Kay Wilson là một nghệ sĩ trẻ, dọn từ Pennsylvania đến làm việc tại Los Angeles. Kay nhận ra rằng số tiền cô trả để có một căn studio ở Pennsylvania chỉ đủ cho một căn phòng 2.9 X 2.9 m tại LA.
Alan Greenspan – cựu giám đốc Quĩ Dự Trữ Liên Bang (FED)- tuyên bố rằng không có lý do chính đáng để các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát hành tiền kỹ thuật số.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Uber Technology Inc. – Travis Kalanick- đã bán khoảng 21% cổ phần của mình tại công ty.
Jamie Dimon- CEO của tập đoàn tài chính JPMorgan Chase & Co- xác nhận rằng bất bình đẳng giàu nghèo là một vấn đề lớn của xã hội Mỹ. Ong không nói nhiều về vấn đề những CEO như ông đang được trả lương cao quá mức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.