Hôm nay,  

Hồng Kông Bên Hông Biển Đông

30/10/201400:00:00(Xem: 4933)

Biển Đông trước giờ được xem như là sân đấu võ với luật lệ lỏng lẻo -- đúng ra, rất nhiều quốc gia tôn trọng luật pháp, chỉ trừ anh Bắc Kinh xông vào múa võ Tàu bất kể luật lệ -- và thế giới quan ngại rằng, Thế Chiến 3 có thể bùng nổ ở đây không? Trường Sa cơ nguy sẽ là Hồng Kông kiểu mới.

Bạn hãy hình dung một võ đài giữa Biển Đông, trong khi võ sĩ Sumo Nhật Bản khệnh khạng làm nghi lễ, võ Bình Định của Hà Nội đứng dè dặt khép nép... và giữa võ đài là võ sư Thiếu Lâm từ Bắc Kinh tới, khổng lồ, cao gấp mấy chục lần võ sư Việt.

May quá, Hà Nội níu áo võ sư Ấn Độ vào, từ Hy Mã Lạp Sơn tới, công phu đặc dị ít người biết.

Có thể nào, Việt Nam không bị đè bẹp chăng?

Bản tin VOA hôm Thư1ứ Tư 29-10-2014 ghi nhận một cơ may liên thủ rằng:

“Ấn Độ và Việt Nam đã ký kết các thoả thuận quốc phòng và khai thác dầu khí nhân chuyến công du của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ.

Trang mạng của tờ Time hôm nay loan tin Ấn Độ cam kết sẽ cung cấp nhiều tàu hải quân cho Việt Nam, và Hà Nội thoả thuận cho Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với một số nước khác, nhất là với Trung Quốc.

Nhân chuyến công du của Thủ Tướng Việt Nam, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng cam kết sẽ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để Việt Nam có thể sử dụng gói tín dụng lên tới 100 triệu đôla đã được thiết lập trong chuyến đi của Tổng Thống Ấn Độ Pranab Mukherjee tới thăm Hà Nội hồi tháng 9 năm nay. Gói tín dụng này nhằm mục đích giúp Việt Nam mua sắm các thiết bị quốc phòng.

Báo Economic Times tường thuật rằng ngoài việc đẩy nhanh việc bán 4 tàu tuần tiễu cho Việt Nam, Ấn Độ còn mở các khoá đào tạo để huấn luyện quân đội Việt Nam.

Tờ báo dẫn lời ông A.B. Mahapatra, Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Á châu ở Ấn Độ, nói rằng các thoả thuận vừa kể được ký kết “giữa lúc mọi người đều lo ngại về những gì mà Trung Quốc có thể làm trong thời gian tới.”

Theo ông thì đây hiện là mối quan tâm chung của New Dehli và Hà Nội, trong bối cảnh Ấn Độ và Việt Nam trong suốt lịch sử, chưa hề nghĩ tới việc tăng cường các quan hệ thương mại và quan hệ quốc phòng với nhau...

Việt Nam và Ấn Độ còn đồng ý tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng an ninh, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục, hàng hải, hợp tác du lịch, đồng thời sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.”

Trong khi đó, bản tin RFI cùng ngày có tựa đề “Việt - Ấn mở rộng hợp tác dầu khí Biển Đông bất chấp Trung Quốc” nêu rõ “đàn anh Trung Quôc 16 chữ vàng” hung hăng:

“Theo đề nghị của Việt Nam, tập đoàn dầu khí Ấn Độ OVL đồng ý thăm dò thêm hai lô dầu khí ở Biển Đông (DR)

Quan hệ chiến lược Việt-Ấn đã được thúc đẩy đáng kể với chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kết thúc vào hôm qua, 28/10/2014. Ngoài quyết định tăng cường mạnh mẽ quan hệ quân sự và quốc phòng – và dĩ nhiên là kinh tế - hai bên còn thể hiện một sự tương đồng quan điểm trên vấn đề Biển Đông, với việc Ấn Độ bất chấp phản đối của Trung Quốc, đã đồng ý thăm dò thêm hai lô dầu khí ở Biển Đông theo đề nghị của Việt Nam.

Theo thỏa thuận được ký kết hôm qua 28/10/2014 giữa tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Limited) và PetroVietnam, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, phía Ấn Độ sẽ hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác 2 lô mang ký hiệu 102/10 và 106/10 ở vùng Biển Đông, ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Đây là hai trong số 5 lô dầu khí mà phía Việt Nam từng mời đối tác Ấn Độ tham gia thăm dò, và cả hai lô này đều không nằm trong khu vực bị Trung Quốc tranh chấp.

Thỏa thuận dầu khí ký kết hôm qua còn liên quan đến việc Ấn Độ tiếp tục duy trì công cuộc thăm dò và khai thác một lô dầu khí thứ ba ở Biển Đông, lô 128, mà hợp đồng vừa được phía Việt Nam triển hạn. Điểm mới là OVL đã nhượng lại cho PetroVietnam 50% phần hùn của họ trong lô này.


Vào năm 2011, Trung Quốc từng đe dọa Ấn Độ về việc tập đoàn Ấn Độ khai thác hai lô dầu khí 127 và 128 trong vùng mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Mới đây, sau khi kết luận rằng lô 127 không có lợi, Ấn Độ đã giao trả lại lô này cho Việt Nam, nhưng vẫn giữ lại lô 128.

Vấn đề Biển Đông và các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc đã được hai bên đề cập đến. Tương đồng quan điểm giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được nêu bật trong buổi họp báo chung của lãnh đạo chính phủ hai nước vào hôm qua sau buổi hội đàm tại New Delhi.

Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng bản Tuyên bố chung Ấn-Việt đã nhấn mạnh rằng Ấn Độ và Việt Nam hoàn toàn nhất trí cho rằng: «Tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở». Hai nước do đó yêu cầu các bên liên quan «không sử dụng hoặc đe đoạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982»...”

Thế là Bắc Kinh nổi giận. Bản tin BBC ghi nhận:

“Trung Quốc tuyên bố phản đối bất cứ việc thăm dò dầu khí nào phương hại đến chủ quyền' của nước này ở Nam Hải (Biển Đông) sau khi có tin Việt Nam và Ấn Độ vừa ký một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí.

Thỏa thuận về hợp tác dầu khí giữa tập đoàn dầu khí quốc gia của hai nước là ONGC Videsh và PetroVietnam đã được ký kết hôm thứ Ba ngày 28/10 trong khuôn khổ chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Kiên quyết phản đối

Khi được hỏi về diễn biến này, cũng trong ngày 28/10 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói:

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa). Việc thăm dò dầu khí hợp pháp và chính đáng thì không có vấn đề gì với chúng tôi. Tuy nhiên nếu hoạt động thăm dò này gây phương hại đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc thì chúng tôi kiên quyết phản đối,” ông Hồng nói...”

Báo Kiến Thức từ Hà Nội cho biết một diễn biến mới đầy quan ngại:

“Trung Quốc đưa tàu hải cảnh 4.000 tấn tới Biển Đông.

Trung Quốc đã trang bị tàu Hải cảnh 3402 cỡ 4.000 tấn cho Tổng đội Nam Hải, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.

Trang mạng Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) cho hay, ngày 17/10 tàu Hải Cảnh 3402 loại 4.000 tấn do công ty Văn Trùng - Hoàng Phố đóng chính thức được biên chế cho Tổng hội Nam Hải, Hải cảnh Trung Quốc (China Coast Guard).”

Mặt khác, bản tin VietnamNet cho thấy mũi kiếm thọc bên hông VN đã lộ ra:

“TQ làm cảng nổi ở Trường Sa

TQ đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho các dự án cải tạo đảo tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền VN) ở Biển Đông, theo các quan chức công nghiệp đóng tàu và thông tin được cung cấp tại triển lãm Shiptec China 2014 ở Đại Liên.

Tuần báo Quốc phòng IHS Jane's dẫn lời các quan chức thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu biển TQ (CSSRC) trực thuộc tập đoàn Công nghiệp đóng tàu TQ (CSIC) rằng, nước này đang phát triển các cảng nổi đa năng được triển khai ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đều thuộc chủ quyền VN).

Phiên bản đồ họa của các cảng này được trưng bày tại Shiptec China 2014. Cảng nổi sẽ được đóng ở đất liền, sau đó đưa ra các đảo để lắp ráp cuối cùng. Hệ thống cảng nổi gồm một nền tảng chức năng lớn có thể lai dắt, có cầu nối nền tảng này với một đảo.”

Khó vậy. Khó đỡ vậy. Đó là kiêu dân mình ưa nói, “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn.” Và đây là “Hồng kông bên hông biển Đông” vậy. Cách đơn giản nhất, hẳn là phải làm cho TQ vỡ làm 4 hay 5 quốc gia khác nhau. Và nếu cơ may này xảy ra, Hà Nội sẽ trở thành dân chủ dễ dàng hơn.

Võ Ấn Độ tới kịp thời, nhưng nếu Hà Nội lệ thuộc rồi thì sao...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.