Hôm nay,  

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Tại Mỹ

30/08/201400:00:00(Xem: 3406)
Trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng của người Việt hải ngoại có phần nghi thức long trọng và tôn kính: chào quốc kỳ, hát quốc ca Việt Nam và nước người Việt định cư và lễ tưởng niệm anh linh tử sĩ đã vị quốc vong thân. Người Việt Quốc Gia không sống được trong chế độ CS đang tạm chiếm nước nhà Việt Nam, ra đi tỵ nạn CS mang theo mình hồn thiêng sông núi là quốc kỳ, quốc ca VN, một mặt đã tạo được thành nghi thức có tính truyền thống của sinh hoạt long trọng lễ hội công đồng người Việt hải ngoại. Nhưng lương tâm vẫn còn thấy sót sa, cắn rứt thấy những đồng đội đã vì dân chiến đấu vì nước hy sinh, đã vị quốc vong thân đang bị CS dào mồ cuốc mả, xoá bỏ nghĩa trang khắp các tiểu khu, quân khu trên bốn vùng chiến thuật, tiêu biểu là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà như Nghĩa Trang Quốc Gia Aelongton của Mỹ.

Càng nhớ càng đau, CS Hà nội vẫn dã, đang và sẽ thù hận người đã chết, đã và đang giam hồn tử sĩ của Việt Nam Cộng Hoà trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà. CS qui đó là khu quân sự, cố tình cấm tu bỗ, cố ý bỏ hoang phế, điêu tàn suốt 37 năm qua. Sau đó hạ cấp thành nghĩa trang Bình An, như một nhị tì của xóm làng.

Nhiều cơ quan, đòan thể, cộng đồng, hội đòan của Việt Nam Hải ngọai nghĩ mình không ở được với CS ở VN, không đến được với Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa để tưởng nhớ và tri ơn chiến sĩ VNCH, thì tại sao mình không đem biểu tượng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, thỉnh hồn tử sĩ ra hải ngọai để tri ơn, ngưỡng vọng. Như không ở được VN vói CS, người Việt đem hôn thiêng sông núi VN theo mình ra hải ngọai, với quốc kỳ nên vàng ba sọc đỏ tung bay khắp các cộng đồng Việt Nam hải ngọai ở Tây Âu, Bắc Mỷ, và Uc châu. Biểu tượng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ở Mỹ, nơi có hơn phân nửa đồng bào hải ngọai, gần Little Saigon, thủ đô tinh thần của người Việt hải ngọai, còn là nơi quân dân cán chính VNCH còn có thế biến nguyện vọng thành sự thật, sống chiến đấu bên nhau, chết nằm gần bên nhau nữa. Cho nên mấy năm nay người Việt ở Mỹ đã thành lập Ủy Ban Vận Động Xây Dựng Nghĩa Trang Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà Hải Ngoại, rất được nhiều đồng bào VN hải ngọai ủng hộ. Đã trả gần đủ tiền mua đất rồi, đang làm thủ tục thành lập với sự góp nhân tài lực của người Việt hải ngọai.

Đó là chuyện phải làm vì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ở VNCS bây giờ vô cùng thê thảm. Không phải nặng quá khứ nên quá khích với CS Hà nội nên nói thế. Đây là nhận định của du khách ngoại quốc du lịch VN muốn viếng Nghĩa trang Quân Đội VNCH ở Biên Hoà. Sau đây là một đoạn nhật ký của một người Mỹ. Maggy Sterner trong Vietnam Dairy 4: Honoring the Dead ngày 15/7/2005, sau khi ghé mà không được vào viếng để tôn vinh tử sĩ trong Nghĩa Trang Quân Đội Biến hòa. Người Mỹ này đi với con, sau khi quan sát từ ngoài có một câu hỏi: “Is this a prison for ghosts?” (đây phải chăng là trại giam những vong hồn [ tử sĩ VNCH] ).

Câu hỏi đó là câu kết luận của đoạn nhựt ký của Ông như sau: “Cách một khoảng ngắn trên xa lộ đi về hướng bắc, chúng tôi gặp nghĩa trang quốc gia của quân đội Miền Nam VN, gọi là Nghĩa Trang Biên Hoà. Có một thời, đây là một nghĩa trang lớn nhứt của Nam VN. Bây giờ nó bị bao bọc bởi một tường rào cháy nám, bên trên là những vòng kẻm gai và nhiều tháp canh gác. Ngay đối với ngôi nhà mồ trên đồi, nơi ngưòi ta thường bắt đầu bày tỏ sự chào kính, cũng bị cấm. Sát bên cạnh nghĩa trang, chúng tôi thấy những tân binh của bộ đội mới của VN đang giặt đồ và trồng rau. Tại sao cần nhiều quân nhân quá ở một địa điểm như thế này? Tại sao nghĩa trang trông giống như một căn trại võ trang. Những bộ đội trẻ đóng tại căn cứ này – sanh sau Chiến tranh VN chấm dứt – không còn bị đe dọa bởi những người Miền Nam VN “ phản động” hàng ngàn người đang nằm dưới đất ở đây. Những quân nhân của Miền Nam mà Đảng CSVN gọi là “ bù nhìn” và không cho có mặt trong lịch sử hay viện bão tàng.Qua kẻ hở của tường rào nám đen, chúng tôi thấy vài ngôi mộ bị cỏ dại cao che phủ. Một năm trước đây một đoạn video từ VN đã đến được Mỹ cho thấy nhiều mộ bia bị hư hao. Nhiều phần của nghĩa trang bị cố ý phá hoại.Tại sao cho phép điều đó xảy ra? Tại sao làm những tường rào ra và tháp canh? Nhà cầm quyền sợ cái gì? Phải chăng đó là trại nhốt những vong hồn? [tử sĩ VNCH]”.


Ai cũng biết vong hồn đó dĩ nhiên là vong hồn của tử sĩ VNCH vì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nghĩa trang quân đội lớn nhứt, danh dự nhứt của VNCH trước 30 -4-75, ngày chấm dứt cuộc chiến tranh của CS Hà nội muốn thôn tính Miền Nam, vì tư do, dân chủ, quân dân cán chính VNCH phải tự vệ chống lại CS Bắc Việt suốt gần 20 năm ròng rã.

Nhưng vì địa lý chánh trị toàn cầu Mỹ và Trung Cộng thay đổi, quyền lợi Mỹ đổi thay,VNCH bị bỏ rơi, bức tử. CS Hà nội gồm thâu được cả nước. CS Hà nội say sưa chiến thắng, say máu trả thù -- triệt để và thâm độc. Người sống của VNCH, quân dân cán chính, CS đưa đi trại tù cải tạo, một loại tù cấm cố, lao động cưỡng bức, mười mấy năm trời, còn khổ cực hơn tù đại hình mà không có toà xét xử, không có bản án. Dân làm ăn thì đánh tư sản mấy lượt, đuổi đi kinh tế mới. Hồi hương lập nghiệp. Còn dân thưòng thì đổi tiền mấy lần, sạch cửa sạch nhà, biến thành công dân hạng hai, mất quê hương trên quê cha đất tổ của mình, sống như trong trại tù lớn là xã hội VN. CS Hà nội cào bằng văn hoá quốc gia dân tộc VN và áp đặt một loại văn hoá ngoại lai Mac xit –Leninst. Người Miền Nam di tản tỵ nạn CS hàng triệu người, phân nửa chết trong rừng sâu và trên đại dương. Vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN. Lương tâm Nhân Loại đánh động; Liên hiệp Quốc mở cuộc cứu trợ và định cư lớn nhứt trong thế kỷ 20. Tiếng Anh thêm một chữ “boatpeople” (thuyền nhân).

Còn những tử sĩ VNCH, thì CS Hà nội quyết nhốt vong hồn trong những nghĩa trang bị đặt thành khu quân sự cấm dân vào thăm viếng, tưởng niệm. Trong Nghĩa Quân Đội Biên Hòa, CS đào mồ, cuốc mả, lấy mộ bia làm tấm lót nước ngập. Những tấm lót nước ngập ở Bịnh Viện Từ Dũ trong thập niên 80 là những tấm đậy kim tĩnh lấy từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoa. Chỗ nào nền đất thì bộ đội đào xới trổng mì sắn, rau củ. Chỗ nào nên xi măng thì cho các tổ hợp mướn làm mặt bằng sản xuất, phơi sấy vật liệu. dơ dáy. Sau cùng đôi năm trở lại đây chính Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ra nghị định bôi xoá di tích quân sử VNCH này bằng một quyết định giao nghĩa trang này cho tỉnh Bình Dương để biến thành một nghĩa địa thường dân như mọi nghĩa địa thường dân khác.

Cuộc trả thù có tính say máu của CS Hà nội đối với quân dân cán chính Miền Nam sau khi Chiến tranh VN chấm dứt đã làm cho một chiến tranh khác ( other war) bắt đầu. Đó là một chiến tranh chánh trị đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Một Việt Nam hải ngoại của ngưòi Việt Quốc Gia hình thành đấu tranh không ngừng nghỉ, quốc tế vận ở ngoài và hai mặt giáp công hải ngoại đánh vào tiếp ứng cho đồng bào trong nước.

Quân cán chính VNCH đã cùng nhau vì dân chiến đấu vì nước hy sinh ở nước nhà. Quân dân cán chính VNCH đã cùng tù đày CS. Quân cán chính VNCH không giải ngũ đã cùng nhau tranh đấu liên tục cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN khi ra hải ngoại. Tại sao quân dân cán chính VNCH không được cùng an nghĩ ngàn thu với nhau? Cảm nghĩ muốn thuộc về nhau khi sống cũng như khi chết của quân dân cán chính VNCH đó đã thúc đẩy việc thành lập nghĩa trang quân cán chính. Không sống được ở nước nhà VN, thì quân cán chính VNCH đem VN theo mình. Để khi làm xong nghĩa vụ với quốc gia dân tộc, quân cán chính có thể nằm bên nhau, dưới bóng quốc kỳ VNCH tượng trưng cho hồn thiêng sông núi VN, ngay trên quê hương mới của mình, gần cộng đồng của mình./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.