Hôm nay,  

Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Về Trận Phước Long

19/02/200000:00:00(Xem: 6432)
Trong trận chiến Mùa Hè 1972, tình hình chiến sự tại tỉnh Phước Long không có những trận giao tranh lớn như tại Bình Long, tuy nhiên bộ chỉ huy CSBV tại miền Đông Nam phần đã sử dụng khu vực gần địa giới Phước Long và Bình Long làm một trong những cụm điểm tập trung quân trừ bị. Sau Hiệp định Paris (ký ngày 27-1-1973 và có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28-1-1973), suốt từ tháng 2/1973 đến tháng 11/1974, CQ đã hoàn toàn thất bại trong mưu toan đánh chiếm một tỉnh lỵ nào của Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng CQ đã trở lại Phước Long, một tỉnh nằm ở khu vực cực Tây Bắc của Quân khu 3 (Vùng 3 chiến thuật) để chuẩn bị mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh này.

Ngay từ đầu tháng 10/1974, Phòng 2/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH đã thu thập được nhiều tin tức tình báo tổng hợp cho thấy địch đang chuẩn bị để tiến hành kế hoạch tấn công Phước Long. Trận chiến đã diễn ra vào ngày 13 tháng 12/1974 và kết thúc vào ngày 6 tháng 1/1975 sau khi tỉnh lỵ Phước Long thất thủ. Sau đây là diễn tiến của trận chiến Phước Long trong giai đoạn 1, từ 13/12/1974 đến 2/1/1975, phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ được phổ biến vào tháng Sáu 1982 (nguyên bản bằng tiếng Anh, do dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang tiếng Việt), có đối chiếu với tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu, bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí.

* Lược ghi về tỉnh Phước Long
Tỉnh Phước Long nằm cách Sài Gòn khoảng 120 km theo đường chim bay về hướng Tây Bắc. Đây là tỉnh nằm sát biên giới với Cam Bốt, tỉnh gồm 4 quận: Đức Phong, Phước Bình, Bố Đức và Đôn Luân. Dân số khoảng 30 ngàn mà phần lớn là người sắc tộc gốc Stieng, Mnong, đa số sống bằng nghề gỗ và cao su. Phần còn lại là người Kinh làm nghề buôn bán, làm công cho đồn điền và công chức.

Tỉnh Phước Long thông thương với Sài Gòn bằng liên tỉnh lộ 1A và Quốc lộ 14. Cũng với con đường 14, tỉnh này nối liền với Quảng Đức và Ban Mê Thuột nằm về hướng Đông Bắc. Phi trường của tỉnh trải nhựa và có thể dùng cho phi cơ C-130 lên xuống được. Sương mù thường xuyên bao phủ vào buổi sáng, những ngày nắng thì đến 8-9 giờ sương mới tan, về mùa mưa thì phải đến 10, 11 giờ trời mới quang đãng.

* Hệ thống tiếp tế cho Phước Long
Việc tiếp tế cho tỉnh được thực hiện bởi các đoàn xe vận tải quân đội chạy trên liên tỉnh lộ 1A và Quốc lộ 14. Thổ sản của Phước Long cũng được vận chuyển về Sài Gòn bằng hai ngã này. Tuy nhiên, sau khi lệnh ngưng bắn theo Hiệp định Paris được công bố, chỉ một tuần sau Cộng quân đã bắt đầu cắt đứt hai đường này thành nhiều chặng, do đó việc tiếp tế cho tỉnh đã phải dùng đến trực thăng và phi cơ vận tải, kể cả việc tiếp tế cho bốn quận trong tỉnh. Nhu cầu hàng tháng của tỉnh cần từ 400 đến 500 tấn hàng hóa gồm gạo, muối, đường, nhiên liệu.

Từ tháng 8/1974, Quân đoàn 3 đã phối hợp với Quân đoàn 2 tổ chức cuộc hành quân quy mô để mở lại con đường 14. Cuộc hành quân đã giải tỏa được áp lực địch, giảm được gánh nặng tiếp tế bằng đường hàng không, từ đó chỉ có các thứ nhu yếu như đạn dược, nhiên liệu và thuốc men mới được vận chuyển bằng phi cơ, các thứ khác được chở bằng quân xa.

Ngày 14 tháng 12/1974, quận lỵ Đức Phong nằm dọc theo đường tiếp tế bị địch tấn công, do đó việc tiếp tế cho tỉnh Phước Long bằng đường bộ bị gián đoạn và phải nhờ đến không vận. Vào thời gian này việc chuyên chở hàng tiếp tế bằng phi cơ rất tốn kém và nguy hiểm vì các cụm phòng không của CQ bắn lên.

* Trận chiến tại Phước Long trong giai đoạn 1
Lực lượng bảo vệ tỉnh Phước Long gồm có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân, 48 trung đội Nghĩa quân với tổng số khoảng 1,000 người mà phần lớn là người Thượng, và 4 thành phần Pháo binh diện địa. Về sau có thêm 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 7 Bộ binh, hai pháo đội Pháo binh thuộc Sư đoàn 5 BB (gồm 6 khẩu đội 105 ly và 4 khẩu 155 ly), ba đại đội Trinh sát thuộc các Sư đoàn 5, 18 và 25 đến tăng cường.

Trận chiến tại tỉnh Phước Long bắt đầu ngày 13 tháng 12/1974 khi CQ tung ra cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng bị tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ quận chống trả mãnh liệt và nhờ có sự yểm trợ của Không quân nên đơn vị trú phòng đã đẩy lùi được CQ. Qua đêm hôm sau, 14 tháng 12/1974, CQ mở trận tấn công chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Do áp lực địch quá nặng, trong khi lực lượng yểm trợ chưa tiếp ứng kịp, nên hai quận lỵ này đã bị CQ tràn ngập nhanh chóng. Đêm kế tiếp, 15/12, một đơn vị Pháo binh của Địa phương quân bị địch tấn công, hai khẩu 105 ly bị mất.

Trước tình hình nguy kịch của mặt trận Phước Long, Quân đoàn 3 đã điều động trực thăng vận đưa hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh từ Lai Khê lên Phước Long. Nhờ có lực lượng viện binh đến nên bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Long đã tổ chức phản công tái chiếm Bố Đức vào ngày 16 tháng 12. Trong thời gian này, nỗ lực bộ chiến yểm trợ hữu hiệu nhất là một tiểu đoàn Bộ binh và hai tiểu đoàn Địa phương quân. Do áp lực của đối phương, một số đại đội Địa phương quân, nhiều trung đội Nghĩa quân và Nhân dân Tự vệ đã phải triệt thoái rút về tỉnh lỵ. Cuối cùng chỉ còn lực lượng gồm Bộ binh và vài đơn vị Địa phương quân được giao trách nhiệm bảo vệ quận Tân Bình, và chĩ giữ được một phần. Phi trường gần tỉnh lỵ thì do một đơn vị Tiếp vận bảo vệ.

Được bộ Tổng Tham mưu yểm trợ, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 huy động các thành phần Tiếp vận khẩn cấp đưa vũ khí, đạn dược và các loại quân trang quân dụng đến tận nơi bằng phi cơ C-130, C-47, và trực thăng để tái trang bị cho các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân ở các quận rút về tỉnh. Khi trở về, các phi cơ chở theo nhiều thân nhân quân sĩ và gia đình công chức để họ khỏi bị vướng bận cũng như làm nhẹ đi nhu cầu tiếp tế. Vào lúc này, áp lực của địch ngày càng gia tăng. Phi trường Sông Bé bị pháo kích liên tục và nặng nề. Phi cơ tiếp tế bị các cụm phòng không của CQ từ hướng Bắc và Tây Nam bắn lên dữ dội. Một phi cơ C-130 bị trúng đạn trong khi đang hạ cánh và sau đó đã không cất cánh được. Qua ngày hôm sau, một phi cơ C-130 khác chở đồ tiếp tế và một toán chuyên viên kỹ thuật để sửa chữa cho chiếc bị hư thì cũng bị bắn khi cất cánh trở về và phi cơ này bị hư hại hoàn toàn.

Trong những ngày giữa tháng 12/1974, CQ vừa pháo kích vào phi trường để làm tê liệt việc tiếp tế, vừa di chuyển các dàn cao xạ vào sát gần khu vực thị xã và các ngã đường được trực thăng và phi cơ thám thính tạm dùng để làm bãi đáp. Lai Khê, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB đặt bản doanh và cũng là căn cứ quan trọng trong khu vực để trực thăng nhận thêm nhiên liệu bay lên Phước Long, cũng thường xuyên bị đe dọa bởi các đợt pháo kích của CQ.

Cùng với nỗ lực làm tê liệt hoạt động tại phi trường bằng pháo kích, CSBV đã tung ra đợt tấn công cường tập khác vào quận Bố Đức và địch tràn ngập quận này vào đêm 22 tháng 12. Bốn ngày sau, lực lượng của sư đoàn 7 CSBV đã mở lại trận tấn công vào Đôn Luân và chiếm chi khu này. Sau khi Bố Đức và Đôn Luân thất thủ, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH tại tỉnh Phước Long còn lại thị xã tỉnh lỵ và quận lỵ Phước Bình.

Đêm 30 tháng 12/1974, sư đoàn 7 CSBV và sư đoàn 3 CQ tân lập đã cùng tấn công vào Phước Bình, CQ đã tiến sát đến hàng rào phòng thủ. Lần này lực lượng bộ binh của CQ được tăng cường 1 thiết đoàn chiến xa và 1 lữ đoàn pháo binh yểm trợ. Trận đánh kéo dài suốt đêm đó và qua chiều hôm sau mới tạm lắng, trong trận này trung tâm hành quân và bộ chỉ huy chi khu bị hư hại nặng. Lực lượng phòng thủ gồm có lực lượng Địa phương quân của quận và 1 tiểu đoàn Bộ binh của Sư đoàn 5 BB phải rút lui lập phòng tuyến mới chung quanh phi trường Sông Bé. Tại đây, trong một cuộc tấn công, 4 chiến xa của CQ bị lực lượng trú phòng bắn cháy tại đầu phi đạo, 50 CQ bị hạ sát hoặc bị bắt.

Cùng thời gian này một bộ phận khác của CQ có ý chận đường rút quân của một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5 BB nên đã vượt núi Bà Rá để đe dọa tỉnh lỵ. Sau một ngày kịch chiến, tiểu đoàn Bộ binh và đơn vị Địa phương quân của quận Phước Bình đã bắt tay được với lực lượng phòng thủ tỉnh. Để tạo áp lực, CQ đã tiến hành cả tấn công vào ban ngày, đến đêm thì địch quân bắn trực xạ vào vị trí của các đơn vị phòng ngự.

Suốt ngày hôm sau, Không quân VNCH mở hơn 100 phi xuất để yểm trợ cho lực lượng bộ chiến đang bảo vệ tỉnh. Trong cuộc không yểm này, tất cả các loại bom đều được đem ra sử dụng, kể cả bom chùm. Trước tình hình đó, bộ Tổng Tham Mưu đã điều động các đơn vị Không quân chiến thuật tại Quân khu 2 và Quân khu 4 tăng cường cho mặt trận Phước Long. Các đơn vị này đã cùng với các đơn vị Không quân tại Quân khu 3 liên tục mở hàng loạt phi xuất không kích địch.

Đến 6 giờ sáng ngày 1 tháng Giêng, CQ cố ngăn chận các hoạt động không yểm bằng cách pháo kích vào phi trường Biên Hòa. Phi đạo bị hư hại nặng, nhiều công thự và công sự bị bốc cháy, do đó phi trường phải tạm ngưng hoạt động đến 1 giờ chiều.

Bảy giờ sáng, lực lượng bộ binh CQ có chiến xa yểm trợ bắt đầu mở cuộc tấn công vào mạn Nam thị xã Phước Long, nhưng khi đến chân đồi thì bị khựng lại. Cùng lúc này địch đã bao vây núi Bà Rá bất chấp hỏa lực Không quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rà xong, CQ dựng ngay đài quan sát pháo binh và pháo vào thị xã bằng đại bác 130 ly. 8 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly trong tiểu khu bị trúng đạn địch và qua ngày sau thì các khẩu đại bác này không còn khai hỏa được. Liên lạc vô tuyến với thị xã nhiều lần bị cắt đứt. Khi trận đánh diễn ra, các ổ phòng không của địch quân đều được đưa đến núi Bà Rà nên hoạt động không yểm của Không quân VNCH càng trở nên khó khăn, nhất là trực thăng không thể nào đáp xuống tỉnh lỵ được.

Tại thị xã, nhờ hệ thống phòng thủ kỹ lưỡng và sự yểm trợ rất chính xác của Không quân nên các đơn vị trú phòng đã đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của bộ binh và chiến xa địch từ mạn Nam tấn công vào. Trong suốt ngày 2 tháng 1/1975, các đơn vị trú phòng vẫn chiến đấu mãnh liệt, Không quân tiêu hủy 15 chiến xa địch, bắn hạ rất nhiều địch quân. Vị đại tá tiểu khu trưởng yêu cầu tải thương và xin tăng thêm tiếp tế, tuy nhiên đến 18 giờ trưa thì trạm liên lạc truyền tin trên núi Bà Rá bị địch đánh chiếm nên việc liên lạc với thị xã bị mất hẳn. Đến tối ngày 2/1/1975, phòng tuyến tỉnh lỵ Phước Long được giữ vững trước áp lực nặng của CQ.

Kỳ sau: Những trận kịch chiến quanh phòng tuyến Phước Long.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.