Hôm nay,  

Chuyện Làng Văn Vn Hiện Đại: Bị Tố Giả Nhà Thơ, Bèn Kiện - Phần Ii

11/01/200100:00:00(Xem: 3967)
Thằng Cuội trong dân gian không phải là thằng Cuội xấu, mặc dù chú ta cũng mắc đủ thứ tội nợ, cái tội nợ to nhất vẫn là thói cuội, thói đi nói dối cha, về nhà nói dối chú. Hình tượng thằng Cuội là điển hình của anh nông dân láu vặt nhưng chẳng bao giờ làm nên tội danh, có khó chịu, có ghét anh ta thì cũng thế, cũng chỉ gây nên nỗi bất bình trong chốc lát, rồi thôi, rồi đâu lại hoàn đấy, thành thử Cuội vẫn hoàn Cuội và ta lại không thể rút kinh nghiệm được, lần sau lại tin hắn, lại bị mắc lỡm bởi cái lối thật thà bằng cha mách qué của hắn. Tóm lại giận thì giận, mà thương càng thương. Hình như trong cuộc sống dân gian của người Việt cư trú ở châu thổ sông Hồng không thể thiếu được sự hiện diện của thằng Cuội. Không có Cuội thì buồn mà có Cuội thì nhiều khi cuộc sống bị đảo lộn. đến sôi máu, cáu tiết, giận điên lên được. Ây vậy mà "Cuội Khoa" đây còn được lên thành phố, được ra cả nước ngoài tham quan, học hỏi, điều tốt Cuội học được nhiều, nhưng cái chất cuội trong con người anh ta không cách gì gột rửa được, nhiều khi thấy nó đậm nhạt khác nhau, nhưng cái cốt lõi của nó thì như các cụ nói, nó đã thành tật. Làm cái gì mà không cuội một tí là y như rằng nó cứ bứt rứt trong lòng. Hề hề, cuội cuội làm cho cuộc sống tươi lên, nhưng nếu quá đi thì nó lại thành ra thói tật.Cái giận của bạn bè đối với Trần Đăng Khoa chính là cái giận ấy. Một biên tập viên ở một toà báo chưa có kinh nghiệm chơi với Trần Đăng Khoa, sau khi đặt được anh viết cho bài "làm cái đinh" cho số báo về khoe với Tổng biên tập và cả cơ quan, đến ngày ấy là "Khoa đã hứa là đem đến tận nơi ". Có người khuyên anh ta là nếu đã đặt thì phải thúc, phải bám chặt lấy hắn như bà Định bám "thắt lưng địch", may ra mới lấy được bài. Mà chắc chắn là bài hay, bài làm cái "đinh" được. Anh bạn phóng viên nọ tin vào lời hứa, tin vào cái bắt tay "sẻ nửa cơ ngơi" của Trần Đăng Khoa, tin vào câu thề độc "làm chó ăn cứt cho con ông nếu tôi sai hẹn" nên đến ngày giờ hẹn, cứ đi ra đi vào hóng đợi. Mãi không thấy Trần Đăng Khoa đến. Anh ra quán giải khát trước cơ quan chờ cho bớt căng thẳng. Chờ hàng tiếng nữa vẫn không thấy. Một chú bé bán báo đi ngang qua, tiếng rao: "A Lô! Báo mới đây! Có tin mới Trần Đăng Khoa đối thoại với lão Chộp, người bắt sống viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đây!" khiến anh chồm tới níu xawps chú bé bán báo lại, ấn tiền vào tay chú, giật lấy tờ An Ninh Thế Giới. miệng lẩm bẩm: "Thằng đểu! Thằng mất dạy! Nó đã hứa, đã thề với mình..."

Té ra sự thể là thế này: Hai ba hôm trước gì đó, Trần Đăng Khoa đã viết xong bài cho anh bạn phóng viên nọ, theo yêu cầu hẳn hoi. Trên đường đem bài đến đưa trước hẹn, tình cờ gặp Hữu Ước dọc đường, Hữu Ước hỏi có gì mới đưa đây đăng ngay. Khoa ta quên phắt lời thề với anh phóng viên nọ, thò tay trong túi, móc luôn cái bài lẽ ra đem nộp kia, đưa cho Hữu Ước. Hữu Ước phải hỏi lại một câu đại loại thế này: "Ê Cuội, bài này chưa in đâu thật chứ"" - "Chưa. Tôi thề với ông.". Thề bồi của Cuội là cái đinh! Nhưng với tính nhanh nhạy của nghề làm báo, lại thuộc tính bạn nên Hữu Ước đem về đọc ngay, cho in ngay.

Anh bạn phóng viên kia đành phải "trám" bài khác vào cái trang dành cho lão Chộp bị chộp hụt! Còn Trần Đăng Khoa thì vẫn coi đó là chuyện bình thường, chuyện đơn giản. Đúng là "đơn giản tôi là Trần Đăng Khoa", vậy thôi.

*
Có ba người trong đoạn đời làm thơ thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến thi pháp của em. (Tôi gọi "em" đây là em Khoa thời bấy giò). Và cả của anh, nhà thơ Trần Đăng Khoa bây giờ. Đó là mẹ, gồm cả quê hương với góc sân và khoảng trời nhà em. Đó là Xuân Diệu thi sĩ và bạn bè văn thơ. Người thứ ba, ấy là Tố Hữu. Tố Hữu vừa là nhà thơ vừa là nhà chính trị, nhà quản lý văn nghệ.

Có thể nói tập thơ xuất sắc nhất của Trần Đăng Khoa cho tới bây giờ, vẫn là tập "Góc sân và khoảng trời". Sau này anh tập hợp tất cả thơ thời niên thiếu lại thành tập "Thơ tuổi ấu thơ". Nó được làm ra hồn nhiên trong một không gian cực kỳ lành mạnh và trong trẻo. Chỉ có góc sân và khoảng trời quê hương, và mẹ, hay nói chính xác hơn là chỉ có trong vòng tay của mẹ hiền, tài năng của chú bé ấy mới phát lộ một cách tự nhiên như lúa như khoai trên đồng đất quê nhà những mùa vụ bội thu. Nó chính là vẻ đẹp dân giã vừa rất đơn giản lại vừa huyền diệu.

Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Bên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Con bướm vàng
nó vỗ cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo
Con bướm vàng
Con bướm vàng...

Chẳng có gì nhiều, ngoài một em bé và con bướn vàng, bên bờ cỏ, không nhắc gì tới cánh đồng nhưng sao ta cứ thấy một cánh đồng ngát hương hoa. Không thể đơn giản hơn và cũng không thể huyền diệu hơn khi tuổi thơ của ta được đầm mình trong hoa thơm cỏ lạ nơi đồng nội quê mình.

Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa ngộ nghĩnh, cái ngộ nghĩnh mang bản sắc của những bài hát đồng dao:

Đã ngủ rồi hả trầu"
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ...

Hay:

Đoàn người bước lên lưng Cua
Tay cầm cào cỏ
Răng bừa
Chiêng dồn, trống thúc
áo quần rách bươm
Phấp phới
Người trẻ đứng trên
Người già đứng dưới
Bạn nhỏ đứng giữa đôi càng
...

Rồi :

Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện....

Và đây nữa:

ò...ó...o...
ò...ó...o...
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
...
Và nữa:

-Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế"
-Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
...

Sự trưởng thành trong mỗi câu thơ, trong mỗi bài thơ, kể cả ý tưởng lẫn cấu tứ, sáng dần lên, chững chạc dần lên, vừa giữ được bản năng gốc chân quê hồn nhiên trong sáng, lại vừa lịch lãm diệu nghệ. Đó là một bước tiến mới vô cùng quan trọng, bởi tự nó khẳng định được chân tài và khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn, ấy là những bài thơ sau khi em Khoa đã tiếp xúc với văn đàn mà người dẫn dắt đáng yêu nhất, đáng trân trọng nhất phải kể đến Xuân Diệu. Xuân Diệu như là người mở cổng cho Trần Đăng Khoa bước vào Ngôi Nhà Thơ. Hơn thế, ông là hướng dẫn viên du lịch, dẫn chú bé nhà quê tới Tao Đàn và giới thiệu chú với văn nhân thi sĩ, đồng thời giới thiệu họ cho chú biết thế nào là Vườn Thơ, thế nào là Rừng Thơ, thế nào là Người Thơ...

Thơ Trần Đăng Khoa ở thời điểm này trở nên thơ hơn, không còn phải kể lể, không còn phải tả cảnh tả người mà vẫn chở được cái tình quê, cái hồn quê vốn dĩ rất gần với thơ, nhưng nếu không có những cuộc tiếp xúc mới mẻ với các bậc trưởng lão trong làng Thơ làng Văn, hẳn chú bé Khoa vẫn chỉ là chú bé Em kể chuyện này mà thôi.

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

*
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
...

Đúng như sự vận động thông thường của cuộc sống. Những cuộc tiếp xúc không bao giờ dừng lại nếu như sự phát triển của thơ Trần Đăng Khoa không muốn dừng lại. Hay nói đúng hơn, Trần Đăng Khoa từ tấm bé, vừa mới phát lộ tài năng là đã chìm ngập trong một không gian lộng lẫy bởi những cuộc tiếp xúc đầy hào quang cộng thêm âm vang của tiếng đồn và sự truyền tụng. Chú bé không đủ sức chống đỡ, nhưng bằng bản năng dân giã, bằng tiềm tàng của sức mạnh hồn nhiên mà nền văn hoá làng xã đã cho phép em sống chung với bão lũ, tự mình bươn chải với tiếng tăm của mình! Nếu ví sự ảnh hưởng của Xuân Diệu đối với Trần Đăng Khoa như vẻ đẹp thuần khiết của hương hoa đồng nội gặp sự chăm chút, tỉa tót của nhà nghệ nhân khi cắm hoa và cả khi đặt hoa trong bối cảnh chung của ngôi nhà nghệ thuật thì sụ ảnh hưởng của Tố Hữu lại có một vị thế vô cùng trọng đại. Bản thân thơ của Tố Hữu và ảnh hưởng của ông trong đời sống tinh thần của toàn Đảng, toàn dân thời ấy có một sức mạnh bao trùm.

Không phải ngẫu nhiên chú bé làm bài "Hạt gạo làng ta" lại đề kính tặng chú Xuân Diệu . Bài "Nửa đêm tỉnh giấc" đề kính tặng chú Huy Cận. Còn bài "ò ó o..." thì kính tặng chú Tô Hoài. Chỉ riêng Tố Hữu là Trần Đăng Khoa lấy luôn đầu đề bài thơ một cách trang trọng là "Kính tặng chú Tố Hữu"

...
Bây chừ đất nước trong tay
"Dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng"
Chú ngồi dặn cháu trong phòng
Ôi lòng chú cũng như lòng mẹ cha
...

Thơ Tố Hữu và cái bóng của ông đã trùm phủ lên chú bé và tài năng thơ mới phát lộ của chú. Cho mãi tới tận bây giờ, Trần Đăng Khoa đã nhiều phen vẫy vùng để vượt ra khỏi vùng ảnh hưởng, nhưng có lẽ cũng phải tới những năm gần đây điều ấy mới diễn ra ở tập thơ "Bên cửa sổ máy bay"(l985). Chứ còn trước đó anh vẫn chưa thoát ra khỏi tần sóng quá mạnh với lực hút chừng như không lúc nào giảm sút của ông. Đây, bài thơ hồi Trần Đăng Khoa làm năm 1969 với tựa đề "Đất trời sáng lắm hôm nay"

Bác ơi! Cháu đến đây rồi
Ba Đình phượng đỏ một trời tiếng ve
Cháu nghe Hà Nội vào hè
Hồ Gươm nước biếc, bốn bề hoa tươi
Sang năm Bác tám mươi rồi
Bác ơi! Bác thấy trong người khoẻ không"
...

Nếu Trần Đăng Khoa sinh năm l956 thì năm làm bài thơ này anh 13 tuổi. Còn nếu anh sinh năm 1958 thì mới mười một tuổi. Một chú bé mười một, mười ba tuổi viết bài thơ về lãnh tụ... tràn ngập âm hưởng Tố Hữu.

Và:
Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời
Là Tổ Quốc đang một còn, một mất...

*
Tôi đã từng nhiều lần không tin cái anh bạn đang ngồi nói chuyện với mình đây lại là do chú bé làm thơ Trần Đăng Khoa lớn lên mà thành. Những bài thơ ấy với con người này sao chẳng thấy tương xứng với nhau chút nào. Bản thân sự tương xứng ấy không liên can gì tới hình thức nhan sắc bề ngoài, nhưng ít ra nó cũng có liên can. Tôi ngờ rằng sau khi làm được một mớ thơ, nói theo cách nói của người nhà quê, thấy con mình nổi tiếng quá khiến bà mẹ lo lắng. Cái cách lo lắng đề phòng của người nhà quê cũng dân giã, bình thường, ấy là lo người ta lấy mất con mình, nên đem nó dấu vào trong bồ thóc như dấu củ khoai củ ráy. Sự thể không đơn giản thế bởi đất nước có chiến tranh. Gà mái mất con vì bom đạn thù, nó còn điên dại lồng lên đi tìm, như trong một bài thơ khá hay của Trần Đăng Khoa đã kể, huống chi bà mẹ đẻ ra được chú hài nhi người ta gọi là Thần Đồng! Khiếp lắm! Thôi thì dấu trong rương trong hòm không xong đành phải bày trò đánh tráo. Thằng anh con bác Cả hơn thằng em hai tuổi vốn tính cũng láu lỉnh thông minh, lại muốn bay nhảy nên cho nó thế vào chân em , vừa được tiếng vừa được miếng, lại giữ được con, lại lo được cho cháu! Thế là nghị quyết gia đình được đưa ra bàn bạc giữa hai nhà. Hai nhà nhất trí. Cái anh chàng Trần Đăng Khoa sinh năm 1956 chính là Trần Đăng Khoa bây giờ. Còn em bé làm thơ Trần Đăng Khoa hồi ấy (sinh năm l958) đã thành ông nội, ông ngoại, con đàn cháu đống ở làng. Từ ngày có người anh ra đi thay cho mình, "Khoa thật" trở nên buồn bã không thơ phú văn chương nữa. (Tất nhiên anh ta phải mang cái tên của ông anh họ). Còn "Khoa anh" thì lại cứ tưởng mình là thiên tài, là Trần Đăng Khoa thật, thành thử suốt này lo trau dồi văn thơ, chữ nghĩa, té ra anh ta cũng là tay có khiếu, sáng tác được khá nhiều thơ hay, được bộ đội cho đi hoc sĩ quan rồi cho đi vào thực tế đời sống, làm cán bộ ở Hải Quân, rồi lại đi học trường viết văn Nguyễn Du, hết Nguyễn Du tiếp tục sang Liên Xô học trường viết văn lớn nhất thế giới, ngôi trường mang tên văn hào Gooc-Ky... Sau bẩy năm du học ra trường về nước, đã có cơ quan văn học lớn nhất trong quân đội chờ sẵn để tiếp nhận.
Tôi đã đem câu chuyện "Cuội"này của tôi ra kể cho Trần Đăng Khoa nghe, nghe thấy có lý nên anh ta mới ậm ờ cho qua. Kết quả bao nhiêu năm đảng và quân đội chăm lo cho nhân tài, quả được anh đền đáp không đến nỗi nào, bằng những tập thơ tập văn sau này, với những bài thơ những câu chuyện về lính đảo và đặc biệt tập sách "Chân dung và đối thoại" của anh gần đây được những người hâm mộ cổ vũ nhiệt liệt, và cả những người không đồng ý với anh tranh cãi kịch liệt. Cái kịch liệt ấy tạo nên một không khí mới cho văn đàn tẻ nhạt nhiều năm qua. Mà thực chất bản thân những điều khiến nhiều người tranh cãi kịch liệt ấy cũng chỉ xoay quanh mấy trò xiếc của anh chàng Cuội ngồi gốc cây...thơ, được Trần Đăng Khoa dựng lên. Âu đó cũng là một sự đóng góp rất đáng kể cho đới sống văn nghệ vậy.

Tháng 9 năm 2000
T.T.Đ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.