Hôm nay,  

Computer Và Dân Chủ

8/6/200000:00:00(View: 5768)
Theo tin Reuter, thứ bảy vừa rồi, Tổng Thống Clinton tuyên bố, qua Internet và buổi phát thanh toàn quốc hàng tuần, rằng chánh quyền sẽ dùng kỹ thuật tin học để phát triển dân chủ. “Online democracy”, một hình thức sinh hoạt dân chủ qua mạng lưới điện toán, chủ yếu là chiếc máy vi tính (computer). Ý kiến này cũng chẳng có gì mới mẻ. Năm 1994, đảng Cộng hòa đã dùng nó để tạo một chiến thắng đầy ngạc nhiên, thích thú. Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại lưỡng viện Quốc hội sau 50 năm nơi này do đảng Dân chủ kiểm soát (Robert,95; Wright, 95). Hơn nữa, từ đó đến nay, thời đại tin học đã bước những bước quá dài, chiếc máy computer đã trở thành một công cụ sinh hoạt thiết yếu như chiếc xe hơi, cái điện thoại trong thời cách mạng kỹ nghệ. Nếu năm 1992, cả nước Mỹ chỉ có 50 Websites, thì năm nay, 2000, con số đã lên đến 50 triệu (Reuters).

Trong lúc đó, mức độ sinh hoạt dân chủ định chế căn bản của nền chánh trị Mỹ- không bắt kịp mà còn tụt hậu ở một mức độ nào đó. Người Mỹ ngày nay thờ ơ đi bầu, lơ là ít tham gia vào chánh trị hơn một thế kỷ trước đây. Kỳ bầu cử Tổng Thống 1996, chỉ có dưới 50% cử tri ghi danh thực sự đi bầu. Các cuộc bầu cử sơ bộ 1998, chỉ có dưới 20% cử tri bỏ phiếu (U.S Bureau of the Cencus, 98). Rất nhiều phân tích, ý kiến, giải thích bịnh thờ ơ đi bầu ấy. Nhưng cái chánh vẫn là làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân Mỹ tham gia vào sinh hoạt chánh trị của nước Mỹ. Online democracy là điều mà Tổng Thống Clinton vừa tuyên bố, và đảng Cộng hòa đã làm một phần trong 94. Năm 94, Cộng hòa nghĩ và làm gì về Online democracy" Quan điểm của đảng Dân chủ ra sao" Và sau cùng, Online democracy đem lại lợi ích gì trong sinh hoạt dân chủ Mỹ"

Giả dụ, để cho nhiều người tham dự hơn vào sinh họat chánh trị, hãy cấp cho mỗi nhà một máy vi tính đã nối sẵn vào Internet. Một dự luật được đưa vào mạng. Mỗi cử tri có một mật mã để biểu quyết. Điều đó có làm được, làm dễ không" Có dân chủ hơn cách bầu hiện tại không"
Có người cho rằng kỹ thuật tin học có thể chữa lành được bệnh thờ ơ đi bầu của xã hội hiện thời của Mỹ. Qua computers, người dân được thông báo đầy đủ hơn về các việc làm của chánh quyền. Người dân có thể tham gia chính sự. Đơn giản, chỉ cần bấm phím máy computer ở nhà mình để giúp quân bình ngân sách quốc gia, giải quyết các vấn đề nhạy cảm, gay gắt như phá thai, bán súng v.v... Thế kỷ này sẽ đem lại cho dân Mỹ một Quốc hội nối mạng (wired Congress) và một hình thức chính trị dân chủ mới, Online democracy" (Toffer, Mc Cornell, Roberts, và Wright, 1995).

Sức đẩy của hình thái chánh trị dựa trên kỹ thuật vi tính bắt đầu từ 1994 với cuộc chiến thắng lớn của đảng Cộng hòa chiếm đa số tại lưỡng viện Quốc hội, sau nửa thế kỷ đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát. Trong cuộc chạy đua ấy, Cộng hòa dựa trên một kế hoạch đơn giản. Dân Mỹ đã chán đến tận cổ cái chánh quyền cồng kềnh được trợ trưởng bởi một số người bên trong vòng đai (inside the Beltway, chỉ các tiểu bang bao quanh thủ đô Mỹ). Muốn thắng, phải mở cuộc đối thoại, nghe tiếng nói thực [“real voice”] của nhân dân - những người trong xóm, trong thị trấn (theo cách nói bình dân Việt, đó là thường dân, phó thường dân). Phương tiện thông tin đại chúng, kỹ thuật điện toán của thời đại tin học giúp Cộng hòa tìm hiểu, truyền đạt nguyện vọng một cách hữu hiệu đến mức Cộng hòa thắng lớn ở cả hai viện, chấm dứt nửa thế kỷ kiểm soát Quốc hội của Dân chủ.

Nhưng không phải ai cũng đánh giá cao Online democracy. Nhiều dảng viên Dân chủ cho rằng dân chủ bằng mạng lưới trên computer sẽ đưa nền dân chủ đến quá đà, quá trớn (hyper-democracy). Lý do trưng dẫn của lập luận là chánh quyền được xây dựng trên tinh thần dân chủ đại diện (representative democracy) - chớ không phải là dân chủ trực tiếp (direct cemocracy). Nói khác, cử tri bỏ thăm chọn người để lãnh đạo chớ không phải để làm theo thị hiếu hay nguyện vọng nhứt thời của cử tri. Trong thời buổi thông tin đại chúng quá tải tin tức, ý kiến, dư luận ngấm ngầm có hậu ý hiện nay, Online democracy sẽ dẫn đến nhiều đạo luật được thông qua mà giá trị của nó có nhiều câu hỏi và nghi ngại.

Sơ lược hai dư luận lớn trên cho thấy dân chủ trên mạng điện toán đã có từ 1994 đến nay, bộc lộ hai cách nhìn khác hướng của hai đảng. Cộng hòa: thuận; Dân chủ: còn dè dặt. Và tuyên bố của vị Tổng Thống Dân chủ tuần qua có lẽ sẽ làm mờ đi trạng từ dè dặt. Kỷ nguyên Online democracy sẽ thịnh hành như computer trong cuộc sống Mỹ vậy.

Vì thích hay không thích, người ta cũng thấy rằng Online democracy rất thiết yếu và hữu ích cả hai mặt. Phía người dân, Online democracy sẽ làm cho tiếng nói người dân lớn, mạnh trong chính quyền. Phía chánh quyền dân cử, viên chức có thể tường trình, trình bày, và bảo vệ quan điểm, lý do biểu quyết thuận hay chống của mình tại nghị trường trước quần chúng và cử tri.
Chỉ còn một vấn đề, liệu Online democracy, một hình thái của dân chủ trực tiếp có tốt hơn dân chủ đại diện không và liệu Online democracy có phải là toa thuốc trị được bệnh thờ ơ đi bầu của dân Mỹ. Các vấn đề ấy chỉ thực sự sáng tỏ qua thực nghiệm và thời gian.

Nhưng một nguyên lý căn bản là computers không và không bao giờ thay thế được cho con người. Kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã xác định như thế. Ngày nay, 97 phần trăm các trường đã trang bị computers. Chưa có cái máy nào thế được cho nhà giáo. Chính trị, phạm vi hoạt động sâu rộng hơn, chắc chắn không và không bao giờ có cái máy nào thay được chính khách. Computers là phương tiện. Con người mới là cứu cánh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Thế là chớm thu, lá lác đác vàng. Thời gian đi rồi đến nhưng thật có đến đi chăng? Năm xưa thi sĩ Bùi Giáng từng bảo:” Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm” kia mà! Làm gì có đến đi, đến đi là vọng tâm sanh ra.
Adem yoq – người Uyghur - nói: “Tất cả người chúng tôi bị đưa đi.”
Năm 1979, hai Phật tử Hồng Kông cúng dường đất và tịnh tài để xây một ngôi chùa Phật giáo Trung Quốc ở Bắc Mỹ. Năm 1981 Hòa thượng Cheng và năm vị hộ pháp thành lập hội Phật giáo quốc tế.
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Các báo quốc tế mấy ngày qua đăng tin 39 người vượt biên lậu bị chết ngạt và cóng trong thùng xe tải tại nước Anh gây xôn xao khắp nơi. Đặc biệt các tin nhắn của cô gái Phạm Thị Trà My gởi cho ba mẹ sống ở Hà Tĩnh càng gây xúc động nhiều người Việt Nam.
Khi còn ở nhà với mẹ, tôi hay bị bà cụ mắng: “Mày có cái tật cứ vung tay quá trán con ạ.” Lúc ra ở riêng, vợ mắng tiếp: “Sao anh cứ có đồng nào là xào liền đồng đó vậy!”
Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Thực vậy trong thời gian qua dư luận thế giới đã thấy rõ ràng cả 2 chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ của Mỹ đều có chung quan điểm ủng hộ Phong trào Dân chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK).
Ngày 23-10-2019 vừa qua, cảnh sát Anh đã chận bắt một xe tải tại vùng Essex, trong đó phát hiện 39 thi thể nạn nhân bị chết cóng trong thùng xe, vì nhiệt độ xe đông lạnh xuống đến âm 25 độ C (tức âm 13 độ F), gồm 31 đàn ông và 8 phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.