Hôm nay,  

Computer Và Dân Chủ

8/6/200000:00:00(View: 5673)
Theo tin Reuter, thứ bảy vừa rồi, Tổng Thống Clinton tuyên bố, qua Internet và buổi phát thanh toàn quốc hàng tuần, rằng chánh quyền sẽ dùng kỹ thuật tin học để phát triển dân chủ. “Online democracy”, một hình thức sinh hoạt dân chủ qua mạng lưới điện toán, chủ yếu là chiếc máy vi tính (computer). Ý kiến này cũng chẳng có gì mới mẻ. Năm 1994, đảng Cộng hòa đã dùng nó để tạo một chiến thắng đầy ngạc nhiên, thích thú. Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại lưỡng viện Quốc hội sau 50 năm nơi này do đảng Dân chủ kiểm soát (Robert,95; Wright, 95). Hơn nữa, từ đó đến nay, thời đại tin học đã bước những bước quá dài, chiếc máy computer đã trở thành một công cụ sinh hoạt thiết yếu như chiếc xe hơi, cái điện thoại trong thời cách mạng kỹ nghệ. Nếu năm 1992, cả nước Mỹ chỉ có 50 Websites, thì năm nay, 2000, con số đã lên đến 50 triệu (Reuters).

Trong lúc đó, mức độ sinh hoạt dân chủ định chế căn bản của nền chánh trị Mỹ- không bắt kịp mà còn tụt hậu ở một mức độ nào đó. Người Mỹ ngày nay thờ ơ đi bầu, lơ là ít tham gia vào chánh trị hơn một thế kỷ trước đây. Kỳ bầu cử Tổng Thống 1996, chỉ có dưới 50% cử tri ghi danh thực sự đi bầu. Các cuộc bầu cử sơ bộ 1998, chỉ có dưới 20% cử tri bỏ phiếu (U.S Bureau of the Cencus, 98). Rất nhiều phân tích, ý kiến, giải thích bịnh thờ ơ đi bầu ấy. Nhưng cái chánh vẫn là làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân Mỹ tham gia vào sinh hoạt chánh trị của nước Mỹ. Online democracy là điều mà Tổng Thống Clinton vừa tuyên bố, và đảng Cộng hòa đã làm một phần trong 94. Năm 94, Cộng hòa nghĩ và làm gì về Online democracy" Quan điểm của đảng Dân chủ ra sao" Và sau cùng, Online democracy đem lại lợi ích gì trong sinh hoạt dân chủ Mỹ"

Giả dụ, để cho nhiều người tham dự hơn vào sinh họat chánh trị, hãy cấp cho mỗi nhà một máy vi tính đã nối sẵn vào Internet. Một dự luật được đưa vào mạng. Mỗi cử tri có một mật mã để biểu quyết. Điều đó có làm được, làm dễ không" Có dân chủ hơn cách bầu hiện tại không"
Có người cho rằng kỹ thuật tin học có thể chữa lành được bệnh thờ ơ đi bầu của xã hội hiện thời của Mỹ. Qua computers, người dân được thông báo đầy đủ hơn về các việc làm của chánh quyền. Người dân có thể tham gia chính sự. Đơn giản, chỉ cần bấm phím máy computer ở nhà mình để giúp quân bình ngân sách quốc gia, giải quyết các vấn đề nhạy cảm, gay gắt như phá thai, bán súng v.v... Thế kỷ này sẽ đem lại cho dân Mỹ một Quốc hội nối mạng (wired Congress) và một hình thức chính trị dân chủ mới, Online democracy" (Toffer, Mc Cornell, Roberts, và Wright, 1995).

Sức đẩy của hình thái chánh trị dựa trên kỹ thuật vi tính bắt đầu từ 1994 với cuộc chiến thắng lớn của đảng Cộng hòa chiếm đa số tại lưỡng viện Quốc hội, sau nửa thế kỷ đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát. Trong cuộc chạy đua ấy, Cộng hòa dựa trên một kế hoạch đơn giản. Dân Mỹ đã chán đến tận cổ cái chánh quyền cồng kềnh được trợ trưởng bởi một số người bên trong vòng đai (inside the Beltway, chỉ các tiểu bang bao quanh thủ đô Mỹ). Muốn thắng, phải mở cuộc đối thoại, nghe tiếng nói thực [“real voice”] của nhân dân - những người trong xóm, trong thị trấn (theo cách nói bình dân Việt, đó là thường dân, phó thường dân). Phương tiện thông tin đại chúng, kỹ thuật điện toán của thời đại tin học giúp Cộng hòa tìm hiểu, truyền đạt nguyện vọng một cách hữu hiệu đến mức Cộng hòa thắng lớn ở cả hai viện, chấm dứt nửa thế kỷ kiểm soát Quốc hội của Dân chủ.

Nhưng không phải ai cũng đánh giá cao Online democracy. Nhiều dảng viên Dân chủ cho rằng dân chủ bằng mạng lưới trên computer sẽ đưa nền dân chủ đến quá đà, quá trớn (hyper-democracy). Lý do trưng dẫn của lập luận là chánh quyền được xây dựng trên tinh thần dân chủ đại diện (representative democracy) - chớ không phải là dân chủ trực tiếp (direct cemocracy). Nói khác, cử tri bỏ thăm chọn người để lãnh đạo chớ không phải để làm theo thị hiếu hay nguyện vọng nhứt thời của cử tri. Trong thời buổi thông tin đại chúng quá tải tin tức, ý kiến, dư luận ngấm ngầm có hậu ý hiện nay, Online democracy sẽ dẫn đến nhiều đạo luật được thông qua mà giá trị của nó có nhiều câu hỏi và nghi ngại.

Sơ lược hai dư luận lớn trên cho thấy dân chủ trên mạng điện toán đã có từ 1994 đến nay, bộc lộ hai cách nhìn khác hướng của hai đảng. Cộng hòa: thuận; Dân chủ: còn dè dặt. Và tuyên bố của vị Tổng Thống Dân chủ tuần qua có lẽ sẽ làm mờ đi trạng từ dè dặt. Kỷ nguyên Online democracy sẽ thịnh hành như computer trong cuộc sống Mỹ vậy.

Vì thích hay không thích, người ta cũng thấy rằng Online democracy rất thiết yếu và hữu ích cả hai mặt. Phía người dân, Online democracy sẽ làm cho tiếng nói người dân lớn, mạnh trong chính quyền. Phía chánh quyền dân cử, viên chức có thể tường trình, trình bày, và bảo vệ quan điểm, lý do biểu quyết thuận hay chống của mình tại nghị trường trước quần chúng và cử tri.
Chỉ còn một vấn đề, liệu Online democracy, một hình thái của dân chủ trực tiếp có tốt hơn dân chủ đại diện không và liệu Online democracy có phải là toa thuốc trị được bệnh thờ ơ đi bầu của dân Mỹ. Các vấn đề ấy chỉ thực sự sáng tỏ qua thực nghiệm và thời gian.

Nhưng một nguyên lý căn bản là computers không và không bao giờ thay thế được cho con người. Kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã xác định như thế. Ngày nay, 97 phần trăm các trường đã trang bị computers. Chưa có cái máy nào thế được cho nhà giáo. Chính trị, phạm vi hoạt động sâu rộng hơn, chắc chắn không và không bao giờ có cái máy nào thay được chính khách. Computers là phương tiện. Con người mới là cứu cánh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Thành phố Westminster địa chỉ 8200 Westminster Blvd, Westminster, Nam California, vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019, Đảng Tân Đại Việt đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập đảng, nhân dịp nầy một buổi Hội thảo chính trị chuyên đe về: “Bá Linh- Hồng Kông-Việt Nam đã được tổ chức, với sự tham dự của các chính đảng
Dân Biểu Liên Bang Lou Correa và Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal cùng với Thành Phố Garden Grove sẽ tổ chức buổi lễ thượng kỳ nhân Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ vào thời gian như sau:
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hay tin con Tina T mở tiệm ở trung tâm thương maị (shopping) đối điện làm cho chị Julie N tức giận: “Đồ phản phúc, đồ ăn cháo đá bát… “
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Mới đó mà đã 37 năm, tính từ khi chúng tôi vượt biển, vượt biên giới hải phận Việt Nam sang Hồng Kông, rồi tới Phi Luật Tân và đến Hoa Kỳ năm 1982.
Cái chết là nỗi sợ lớn nhất trong mọi nỗi sợ của con người. Tuy nhiên, có những người đã gắng vượt qua nỗi sợ, đi cạnh thần chết… để được Sống. Và, cũng có rất nhiều người, vì sợ đã chọn một cuộc sống… như đã Chết.
Tại Thủ đô tị nạn Little Saigon miền Nam California ngày 27 tháng 10/2019, đông đảo Người Việt từ khắp lục địa Bắc Châu Mỹ đã tham dự Đại Hội tôn vinh Chữ Nuớc Ta & vinh danh QLVNCH, tại Hội trường GYMNASIUM 2250 ghế, thành phố Westminster .
Với một lời nguyền: “Thà chết trong thùng xe tải lạnh nơi xứ đang giẫy chết; chứ nhất định không ở lại chịu sống đời ‘Hạnh phúc, Tự lo Độc lập’ trong thiên đường cộng sản.”
Chùa này nằm trên đỉnh núi lửa Asama của Nhật Bản, thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát để tưởng niệm các nạn nhân chết trong trận núi lửa Asama bùng nổ năm 1783.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.