Hôm nay,  

Sv Tranh Nhau Tìm Học Bổng Vào Đại Học Mỹ

10/26/200000:00:00(View: 3979)
HÀ NỘI (Reuters) - Thanh thiếu niên Việt Nam hôm thứ tư 25-10 đổ xô đến xem Hội chợ Triễn lãm Đại học Mỹ tổ chức ngay tại thủ đôHà Nội, cho thấy thái độ của học sinh sinh viên nước Cộng sản này đã thay đổi rất nhiều đối với một nước từng bị thế hệ chaông họ coi là kẻ thù đầu xỏ.

Hàng trăm sinh viên đã gập các đại diện của hơn một chục các trường và viện Đại hoc Mỹ tại Khách sạn Daewoo Hà Nội, nơi đây Tổng Thống Clinton dự liệu cư ngụ trong thời gian ông viếng thămVN vào tháng tới.

Nhiều sinh viên hăm hở tìm hiểu về cuộc thi đua rất gay go để tranh được học bổng mà họ coi như một giấy thông hành cho một tương lai tốt đẹp hơn. Một dấu hiệu khác cho thấy thời thế đã thay đổi, đất nước cộng sản cai trị nay đã tư bản hơn cộng sản, hầu như tất cả các học sinh sinh viên đều muốn tìm chỗ học về kinh doanh hay kinh tế.

Phan Lạc Hương, 16 tuổi nói: "Học ở Mỹ tốt hơn ở Việt Nam. Khi tôi tốt nghiệp, tôi sẽ tìm được việc làm tốt. Tôi nghĩ Mỹ có một hệ thống giáo dục tốt cho sinh viên. Tất cả chúng tôi đều muốn đi Mỹ học và cha mẹ tôi cũng muốn tôi đi".

Nguyễn Quyên Mỹ, 15 tuổi cũng là một học sinh Trung học, nói cô sẽ cố gắng chiếm một học bổng về kinh tế. Cô nói: "Mỹ là nước lớn nhất thế giới. Mỹ có nền kinh tế lớn nhất, bởi thế tôi muốn học về kinh tế để có thêm kiến thức và biết cái gì đã sai ở nước tôi".

Đối với thế hệ trẻ của Việt Nam, cuộc chiến tàn bạo đã chấm dứt từ 25 năm trước, rất lâu trước khi họ sinh ra đời. Nay cuộc chiến đó chỉ là một cái gì rất nhỏ họ học thêm được ở nhà trường. Cô Mỹ nói: "Trong quá khứ chúng ta là thù, nhưng bây giờ tôi nghĩ Mỹ và Việt Nam là bạn tốt".

Học sinh Nguyễn Luân Lâm, 17 tuổi, nói cậu hy vọng có sự hợp tác hơn nữa giữa Mỹ và Việt Nam. Cậu nói: "Chúng tôi chưa quên cuộc chiến, nhưng chúng tôi tha thứ cho nguời Mỹ. Bởi vậy hôm nay chúng tôi muốn bắt tay họ và phát triển cả hai nước".

Được hỏi về chuyến viếng thăm của Tổng Thống Clinton, cậu nói: "Ông ấy được hoan nghênh ở Việt Nam. Cuộc viếng thăm sẽ mở ra một giai đoạn mới cho cả hai nước".

Giáo sư Jay Hom, từ Viện Đại học Texas ở Arlington, tỏ ý rất vui mừng về dịp gặp gỡ này. Hom nói: "Mọi người trong cử tọa đều phấn khởi và rất chú ý đến trường học ở Mỹ và những môn chúng tôi giảng dậy". Ông nói phần lớn các học sinh sinh viên Việt Nam đều nhắm vào môn kinh doanh và điện toán, nhưng cũng có người chú ý đến khoa học môi sinh.

Thứ trưởng Giáo dục Vũ Ngọc Hải nói chính sách của Hà Nội là gửi thêm nhiều giới trẻ ra ngoại quốc để học hỏi, và ghi nhận chế độgiáo dục Mỹ có nhiều tài nguyên và tiến bộ nhất thế giới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Thật là đau lòng trước cái chết vô cùng tức tưởi, đau đớn, thê thảm của 39 người trong chiếc xe vận tải hàng tại Anh, nhất là tất cả đều là người Việt Nam, xuất phát từ đất mẹ dấu yêu bất cứ từ đâu.
Mặc dù thứ bảy 2/11/2019 vừa qua mưa tầm tã nhưng vẫn có hơn 100 bà con tham dự buổi gây quỹ tương trợ 48 tù nhân yêu nước bị tù vì biểu tình chống cộng sản thông qua “Luật Đặc Khu 99 Năm” tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ, Melbourne, Úc châu.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 chắc chắn trong ký ức - với những người đã ở đó. Trong thời gian qua, một thế hệ đã trưởng thành mà không tự mình trải qua sự sụp đổ của Bức tường. Cho ngày kỷ niệm, bây giờ thủ đô Berlin nhìn lại và mong chờ (nach vorn geblickt/ looked forward).
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
Tổng kết chương trình: Đồng Hành Cùng Trần Huỳnh Duy Thức và Các Tù Nhân Lương Tâm, vào ngày 2 tháng 11, 2019 tại San Diego, California.
Ai có quyền xây dựng trái phép, nếu không dựa vào thế lực cán bộ lãnh đạo địa phương. Nhiều người vẫn còn nhớ chuyện hồi năm 2016, khi một người dân dựng lên chòi cây nuôi vịt trên đất của gia đình, công an Huyện Bình Chánh (Sài Gòn) lập tức buộc gỡ bỏ, vì là xây dựng trái phép, và đã “xâm phạm đến tình hình trật tự quản lý đô thị, phá vỡ quy hoạch tổng thể chung của địa phương”…
Khoảng đầu tháng 11/2019, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei quyết định không bãi bỏ lệnh cấm đàm phán với "kẻ thù" Mỹ.
LA PAZ - Phong trào chống chính quyền tại Bolivia được TT Morales khuyến cáo “chớ bạo động gây đổ máu” và hô hào quân đội hậu thuẫn.
KIEV - Giai đoạn cuối trong thương lượng tái lập hòa bình tại Ukraine vấp phải trở ngại thực tế vào phút chót: 2 phe đối đầu không thuận rút quân.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.