Hôm nay,  

Gánh Nặng Kinh Tài Chiến Tranh Iraq

01/11/200200:00:00(Xem: 4108)
Chiến tranh xảy ra rất thường trong lịch sử khiến người ta tưởng chiến tranh là chuyện "tự nhiên". Nhưng khảo sát sử học cho thấy con người nói chung theo Lorenz, năm 1996, nhận định tuy bản tánh cá nhân gây hấn (aggressive), nhưng không thích chiến tranh. Và theo công trình khảo cứu của Ashley Montagu ấn hành năm 1976, chính nhà cầm quyền trên thế giới tự cỗ chí kim thường là nguyên nhân gây ra chiến tranh, động viên, ép buộc nhân dân tham dự. Chiến tranh là bộ mặt đen tối của Loài Người, hao tài tốn của, thiệt hại sinh mạng nhứt. Tốn hao, thiệt hại nhiều hơn những tổn thất thấy được ở chiến trường. Theo ước tính số tiền các nước trên thế giới dành cho chiến tranh mỗi năm là 1000 tỷ đô la Mỹ, trung bình mỗi nguời phải tốn hao 200 đô la cho chiến tranh mỗi năm. Riêng Mỹ, trong nhiều năm liền, Bộ Quốc Phòng không bao giờ nuốt dưới dưới 19% ngân sách quốc gia; cụ thể năm 1998 là 264 tỷ.
Hiện nay dù Chiến tranh Iraq chưa xảy ra, nhưng tại Aâu châu vốn thiên về học lý, một số câu hỏi được đặt ra, về hậu quả kinh tài đất nước và nhân dân Mỹ phải gánh chịu với cuộc chiến này. Cái gì sẽ xảy ra cho Mỹ trên phương diện và trong tương quan kinh tế, tài chánh với các nước Hồi giáo" Mỹ sẽ thế nào khi các nước Hồi giáo rút vốn đầu tư ra khỏi nền kinh tế chưa phục hồi được của Mỹ sau cú sóc khủng bố 911" Mỹ sẽ ra sao khi nguồn đầu tư về xăng dầu của Mỹ ở Trung đông bị gián đoạn" Và quan yếu hơn hết làø khi nguồn cung cấp xăng dầu (năng lượng tối yếu cho xã hội Mỹ ) từ Trung Đông bị ngưng.
Một bản tin phân tích đăng trên báo Le Monde của Pháp gần đây, Cecile Prudhomme viết. Kinh tế các nước hiện thời càng ngày càng tương thuộc chặt với nhau; tư bản luân lưu tự do và nhanh chóng giữa các trung tâm tài chánh trên thế giới. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, các công ty siêu quốc gia của Mỹ nhân thấy hoạt động bị ngưng trệ nhiều tại Trung Đông và Cận Đông. Tin các nước Á rập rút vốn ra khỏi Mỹ được nhắc đi nhắc lại nhiều lầân như lưởi gươm Damoclès kề trên cổ nền kinh tế Mỹ. Tháng 1, các tiểu Vương quốc Á rập rút ra khỏi Mỹ 3 tỷ đô la vốn. Tháng 5, Wall Street Journal Mỹ loan tin, đồng quan Thụy sĩ trở nên mạnh nhờ số vốn các nước Á rập rút ra khỏi Mỹ và rót vào Thụy sĩ. Giữa tháng 8, tờ Financial Times Anh viết, Á Rập Saudi rút 300 tỷ đô la ra khỏi Mỹ, nhưng tin này không được các trung tâm kinh tài độc lập xác nhận. Một sự thực hiển nhiên được Bộ Tài chánh của nước Á rập Saudi tổng kết công bố là, năm nay ngoại tệ sở hữu bằng đô đô la nằm trong nước này là 78 tỷ đô la, so với năm ngoái là 73 tỷ 3. Nói khác, không nghi ngờ, năm nay Á rập có rút vốn bằng đô la về nước.

Trên đây chỉ là những quan sát rời rạc, riêng biệt chưa thành hệ thống, không thểå kết luận tổng quát được về hậu quả kinh tài xảy ra cho Mỹ khi đánh Iraq. Nhưng đặt giả thuyết tình hình xấu nhứt xảy ra cho Mỹ, các nước Á rấp rút hết vốn ra khỏi Mỹ, hậu quả xấu nhứt đối với Mỹ sẽ ra sao" Một khảo luận tựa đề "Và nếu Mỹ tức giận các nước Hồi giáo", giả định rằng 22 nước Hồi giáo từ Phi đến Á châu vì tình liên đới tôn giáo tẩy chay kinh tế Mỹ khi đánh Iraq. Thu nhập quốc dân của 22 nước ấy là 1300 tỷ đô la, bằng 12% của Mỹ. Số Mỹõ xuất cảng qua đóï chỉ bằng 5% tổng số xuất cảng hàng năm của Mỹ. Số Mỹõ nhập cảng từ các nước ấy cũng chỉ bằng 7% tổâng số hàng Mỹ nhập vào nước mà thôi. Nói khác nếu chiến tranh Iraq xảy ra, cán cân ngoại thương của Mỹ chỉ giảm 0.4% so với tổng thu nhập quốc dân Mỹ, trừ dầu mỏ. Số dầu mỏ của Thế giới Hồi giáo nhập vào Mỹ chiếm 1 phần 4 số tiêu thụ chung của Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị nguồn cung cấp thay thế số lượng có thể bị cắt vì chiến tranh Iraq từ nguồn dầu Siberie của Nga với thoả hiệp giữa đích thân hai TT Bush và Poutine.
Hậu quả thứ hai có thể xảy ra cho Mỹ là chiến phí. Phủ Tổng thống Mỹ dự ước Chiến tranh Iraq kỳ này có thể tốn hao từ gấp 2 đến gấp 4 lần Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Chiến phí Chiến tranh Vùng Vịnh là 57 tỷ đô la, vậy chiến tranh Iraq kỳ này có thể tốn độ từ 100 đến 200 tỷ đô la, chiếm từ 1 đến 2% tổng sản lương nội đia gộp cuả Mỹ. GS Nordlaus của ĐH Yale ước lượng chỉ riêng chi phí bình định phát triển cho Iraq hậu Hussein là 100 tỷ trong vòng 7 năm với quân số Mỹ từ 75 đến 200 ngàn. Chưa tính chiến phí hành quân.
Tính toán trên dựa trên giả thuyết tình trạng xấu nhứt xảy ra cho Mỹ khi đánh Iraq. Tức là toàn bộ 22 nước thuộc Thế giới Hồi Giáo tẩy chay kinh tế tài chánh với Mỹ: rút vốn đầu tư ra khỏi Mỹ, gián đoạn giao thương, ngưng cung cấp dầu cho Mỹ. Hậu quả là vốn Mỹ bị vơi đi vài trăm tỷ, ngoại thương Mỹ bị sụt 4%, và Mỹ phải gánh một mình chiến phí tối đa là 200 tỷ. Giả thuyết tiêu cực nhứt cũng không phải là một vấn đề gì lớn đối với nền kinh tế tài chánh Mỹ. Nhưng giả thuyết cùng cực xấu này khó có thể xảy ra vì trong thế giới Á rập có nhiều khuynh hướng. Khuynh hướng không trung lập và yễm trợ Mỹ của chánh quyền các nước Á rập cho đến bây giờ vượt trội khuynh hướng thân Iraq về số luợng cũng như chất lượng. Các nước lớn Hồi Giáo, Nam dương, Ai cập, Thổ nhĩ kỳ, Jordanie ủng hộ Mỹ. Á rập Saudi và các Tiểu Vương quốc Á rập lưng chừng, chớ không chống Mỹ. Có thể có nhiều nước Á rập không gởi quân tham chiến cùng Mỹ đánh Iraq. Nhưng chắc chắn còn có nhiều nước Á rập tiếp tục ngoại giao, giao thương với Mỹ và sẽ có một ít nước, cụ thể như Thổ nhĩ kỳ, Jordanie sẽ chia chiến phí với Mỹ như trong Chiến tranh Iraq vì tương quan kinh tế, chánh tri, quân sự lâu đời với Mỹ.
Có lẽ vì gánh nặng kinh tài khá lớn nên những nhà lãnh đạo chánh quyền tránh công khai tài chánh. Hay tại vì cái lợi không nhỏ về dầu Mỹ sẽ được khi Hussein bị lật đổ. Chánh quyền hậu chiến thân Mỹ nhứt định sẽ tăng sản lượng nguồn dầu lớn hàng thứ hai trên thế giới sau Á rập Saoudi này. Còn phải nói chánh quyền hậu Hussein có nhiệm vụ bồi thường chiến tranh nữa. Tuy nhiên lổ hỏng ngân sách Mỹ do chiến phí Iraq trước mắt vẫn là một ưu tư không nhỏ cho những người lãnh đạo Quốc gia Hành pháp lẫn Lập Pháp hiện thời. Nhưng có điều chắc chắn chiến phí có thể sẽ sung đương được từ những cắt xén, du di kinh phí khác, vay mượn ngân khố, chớ không tăng thuế vì nhu cầu ngân sách chưa cần làm điều đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.