Hôm nay,  

Gánh Nặng Kinh Tài Chiến Tranh Iraq

01/11/200200:00:00(Xem: 4109)
Chiến tranh xảy ra rất thường trong lịch sử khiến người ta tưởng chiến tranh là chuyện "tự nhiên". Nhưng khảo sát sử học cho thấy con người nói chung theo Lorenz, năm 1996, nhận định tuy bản tánh cá nhân gây hấn (aggressive), nhưng không thích chiến tranh. Và theo công trình khảo cứu của Ashley Montagu ấn hành năm 1976, chính nhà cầm quyền trên thế giới tự cỗ chí kim thường là nguyên nhân gây ra chiến tranh, động viên, ép buộc nhân dân tham dự. Chiến tranh là bộ mặt đen tối của Loài Người, hao tài tốn của, thiệt hại sinh mạng nhứt. Tốn hao, thiệt hại nhiều hơn những tổn thất thấy được ở chiến trường. Theo ước tính số tiền các nước trên thế giới dành cho chiến tranh mỗi năm là 1000 tỷ đô la Mỹ, trung bình mỗi nguời phải tốn hao 200 đô la cho chiến tranh mỗi năm. Riêng Mỹ, trong nhiều năm liền, Bộ Quốc Phòng không bao giờ nuốt dưới dưới 19% ngân sách quốc gia; cụ thể năm 1998 là 264 tỷ.
Hiện nay dù Chiến tranh Iraq chưa xảy ra, nhưng tại Aâu châu vốn thiên về học lý, một số câu hỏi được đặt ra, về hậu quả kinh tài đất nước và nhân dân Mỹ phải gánh chịu với cuộc chiến này. Cái gì sẽ xảy ra cho Mỹ trên phương diện và trong tương quan kinh tế, tài chánh với các nước Hồi giáo" Mỹ sẽ thế nào khi các nước Hồi giáo rút vốn đầu tư ra khỏi nền kinh tế chưa phục hồi được của Mỹ sau cú sóc khủng bố 911" Mỹ sẽ ra sao khi nguồn đầu tư về xăng dầu của Mỹ ở Trung đông bị gián đoạn" Và quan yếu hơn hết làø khi nguồn cung cấp xăng dầu (năng lượng tối yếu cho xã hội Mỹ ) từ Trung Đông bị ngưng.
Một bản tin phân tích đăng trên báo Le Monde của Pháp gần đây, Cecile Prudhomme viết. Kinh tế các nước hiện thời càng ngày càng tương thuộc chặt với nhau; tư bản luân lưu tự do và nhanh chóng giữa các trung tâm tài chánh trên thế giới. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, các công ty siêu quốc gia của Mỹ nhân thấy hoạt động bị ngưng trệ nhiều tại Trung Đông và Cận Đông. Tin các nước Á rập rút vốn ra khỏi Mỹ được nhắc đi nhắc lại nhiều lầân như lưởi gươm Damoclès kề trên cổ nền kinh tế Mỹ. Tháng 1, các tiểu Vương quốc Á rập rút ra khỏi Mỹ 3 tỷ đô la vốn. Tháng 5, Wall Street Journal Mỹ loan tin, đồng quan Thụy sĩ trở nên mạnh nhờ số vốn các nước Á rập rút ra khỏi Mỹ và rót vào Thụy sĩ. Giữa tháng 8, tờ Financial Times Anh viết, Á Rập Saudi rút 300 tỷ đô la ra khỏi Mỹ, nhưng tin này không được các trung tâm kinh tài độc lập xác nhận. Một sự thực hiển nhiên được Bộ Tài chánh của nước Á rập Saudi tổng kết công bố là, năm nay ngoại tệ sở hữu bằng đô đô la nằm trong nước này là 78 tỷ đô la, so với năm ngoái là 73 tỷ 3. Nói khác, không nghi ngờ, năm nay Á rập có rút vốn bằng đô la về nước.

Trên đây chỉ là những quan sát rời rạc, riêng biệt chưa thành hệ thống, không thểå kết luận tổng quát được về hậu quả kinh tài xảy ra cho Mỹ khi đánh Iraq. Nhưng đặt giả thuyết tình hình xấu nhứt xảy ra cho Mỹ, các nước Á rấp rút hết vốn ra khỏi Mỹ, hậu quả xấu nhứt đối với Mỹ sẽ ra sao" Một khảo luận tựa đề "Và nếu Mỹ tức giận các nước Hồi giáo", giả định rằng 22 nước Hồi giáo từ Phi đến Á châu vì tình liên đới tôn giáo tẩy chay kinh tế Mỹ khi đánh Iraq. Thu nhập quốc dân của 22 nước ấy là 1300 tỷ đô la, bằng 12% của Mỹ. Số Mỹõ xuất cảng qua đóï chỉ bằng 5% tổng số xuất cảng hàng năm của Mỹ. Số Mỹõ nhập cảng từ các nước ấy cũng chỉ bằng 7% tổâng số hàng Mỹ nhập vào nước mà thôi. Nói khác nếu chiến tranh Iraq xảy ra, cán cân ngoại thương của Mỹ chỉ giảm 0.4% so với tổng thu nhập quốc dân Mỹ, trừ dầu mỏ. Số dầu mỏ của Thế giới Hồi giáo nhập vào Mỹ chiếm 1 phần 4 số tiêu thụ chung của Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị nguồn cung cấp thay thế số lượng có thể bị cắt vì chiến tranh Iraq từ nguồn dầu Siberie của Nga với thoả hiệp giữa đích thân hai TT Bush và Poutine.
Hậu quả thứ hai có thể xảy ra cho Mỹ là chiến phí. Phủ Tổng thống Mỹ dự ước Chiến tranh Iraq kỳ này có thể tốn hao từ gấp 2 đến gấp 4 lần Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Chiến phí Chiến tranh Vùng Vịnh là 57 tỷ đô la, vậy chiến tranh Iraq kỳ này có thể tốn độ từ 100 đến 200 tỷ đô la, chiếm từ 1 đến 2% tổng sản lương nội đia gộp cuả Mỹ. GS Nordlaus của ĐH Yale ước lượng chỉ riêng chi phí bình định phát triển cho Iraq hậu Hussein là 100 tỷ trong vòng 7 năm với quân số Mỹ từ 75 đến 200 ngàn. Chưa tính chiến phí hành quân.
Tính toán trên dựa trên giả thuyết tình trạng xấu nhứt xảy ra cho Mỹ khi đánh Iraq. Tức là toàn bộ 22 nước thuộc Thế giới Hồi Giáo tẩy chay kinh tế tài chánh với Mỹ: rút vốn đầu tư ra khỏi Mỹ, gián đoạn giao thương, ngưng cung cấp dầu cho Mỹ. Hậu quả là vốn Mỹ bị vơi đi vài trăm tỷ, ngoại thương Mỹ bị sụt 4%, và Mỹ phải gánh một mình chiến phí tối đa là 200 tỷ. Giả thuyết tiêu cực nhứt cũng không phải là một vấn đề gì lớn đối với nền kinh tế tài chánh Mỹ. Nhưng giả thuyết cùng cực xấu này khó có thể xảy ra vì trong thế giới Á rập có nhiều khuynh hướng. Khuynh hướng không trung lập và yễm trợ Mỹ của chánh quyền các nước Á rập cho đến bây giờ vượt trội khuynh hướng thân Iraq về số luợng cũng như chất lượng. Các nước lớn Hồi Giáo, Nam dương, Ai cập, Thổ nhĩ kỳ, Jordanie ủng hộ Mỹ. Á rập Saudi và các Tiểu Vương quốc Á rập lưng chừng, chớ không chống Mỹ. Có thể có nhiều nước Á rập không gởi quân tham chiến cùng Mỹ đánh Iraq. Nhưng chắc chắn còn có nhiều nước Á rập tiếp tục ngoại giao, giao thương với Mỹ và sẽ có một ít nước, cụ thể như Thổ nhĩ kỳ, Jordanie sẽ chia chiến phí với Mỹ như trong Chiến tranh Iraq vì tương quan kinh tế, chánh tri, quân sự lâu đời với Mỹ.
Có lẽ vì gánh nặng kinh tài khá lớn nên những nhà lãnh đạo chánh quyền tránh công khai tài chánh. Hay tại vì cái lợi không nhỏ về dầu Mỹ sẽ được khi Hussein bị lật đổ. Chánh quyền hậu chiến thân Mỹ nhứt định sẽ tăng sản lượng nguồn dầu lớn hàng thứ hai trên thế giới sau Á rập Saoudi này. Còn phải nói chánh quyền hậu Hussein có nhiệm vụ bồi thường chiến tranh nữa. Tuy nhiên lổ hỏng ngân sách Mỹ do chiến phí Iraq trước mắt vẫn là một ưu tư không nhỏ cho những người lãnh đạo Quốc gia Hành pháp lẫn Lập Pháp hiện thời. Nhưng có điều chắc chắn chiến phí có thể sẽ sung đương được từ những cắt xén, du di kinh phí khác, vay mượn ngân khố, chớ không tăng thuế vì nhu cầu ngân sách chưa cần làm điều đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.