Hôm nay,  

Ngòi Nổ Từ Hoa Lục Tới Vn: Dân Đòi Đảng Trả Đất

17/11/200200:00:00(Xem: 4496)
Nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh, đòi trả đất lại cho nhân dân trong nhiều năm qua đã xảy ra khắp nơi ở Hoa Lục. Nhân dân chống đối gay gắt nhưtù là khi gần đây nhà nước Trung Cộng trưng dụng đất lưu canh, lưu cư từ lâu của nhân dân để xây cơ quan và nhà xưởng cho quốc doanh hay liên doanh với ngoại quốc.
Càng xa các trung tâm thành phố, cuộc đấu tranh càng mạnh, càng thường hơn. Vì càng xa mặt trời, nhà cầm quyền CS đia phương càng lộng hành, tịch thu đất của dân mà bồi thường rất ít như giựt, để làm chuyện công thì ít mà lợi dụng cho quyền lợi cá nhân thì nhiều. Tình trạng này cũng đang xảy ra ở VNCS liên tục tư ø sau khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào. Đồng bào Thượng nổi dậy một phần lớn cũng vì nguyên do, Đảng và lãnh tụ đỏ đia phương cướp đất của dân.
Thế cho nên trong báo cáo chánh trị đọc trước Đại hội Đảng 16, Ô. Giang trạch Dân phê bình chỉ trích nặng tệ nạn ấy. Oâng nêu tên chỉ mặt các đảng bộ và các đia phương đã làm nông dân công phẩn vì vấn đề đất đai. Ông nhấn mạnh phải giành cho nhân dân quyền sử dụng đất đai như một món hàng trong nền kinh tế thị trường, tức thuận mua vừa bán, theo luật cung cầu tạo nên giá cả, chớ không phải bán như cho, mua như giựt theo kiểu thương nghiệp quốc doanh.
Cần lưu ý Ô. Giang trạch Dân chỉ nhượng bộ cho dân quyền sử dụng, chớ không phải quyền sở hữu đất đai gồm các thành tố, là quyền sữ dụng, chuyển nhượng, tặng dữ vô thường, thừa kế. Theo chủ nghĩa và pháp chế hiện hành CS, đất đai còn thuộc quyền sỡ hữu của toàn dân mà Đảng là người chủ tối thượng. Trong thời cực thịnh của CS ở Trung quốc người dân chỉ làm công cho công xã, được bình công chấm điểm, và trả bằng hoa mầu chết đói. Ngay trong thời chuyển sang kinh tế thị trường Đảng cũng không nới rộng quyền sữ dụng đất cho nông dân vì không muốn đồng ruộng bị manh mún, không cơ giới hoá nông nghiệp được. Nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân ngày càng căng và việc lợi dụng thủ tục trưng thu đất đai của dân để dĩ công vi tư của các đảng bộ đia phương làm cho nhân dân càng ngày càng công phẩn, có thể xảy ra một đại biến xã hội, nên Đảng mới nhượng bộ hợp pháp hoá quyền sữ dụng đất đai cho nhân dân.

Ban Chấp Hành Trung Ương đã âm thầm lặng lẻ thông qua nghị quyết thừa nhân quyền này hồi tháng 8 năm nay nhưng chỉ đem ra thực hiện vào tháng 3 năm tới. Nếu không có gì thay đổi nữa, nhân dân Trung Hoa từ thành thị đến thôn quê sẽ được quyền sữ dụng đất đai sau 30 hay 70 năm bị Đảng CS tước đoạt tùy đia phương.
Tuy Ban Chấp hành Trung trung đã ra nghị quyết hợp thức hoa quyền sử dụng đất đai cho nhân dân, các đảng bộ đia phương đang vin vào nguyên tắc cấp ủy lãnh đạo gây cản trở rất nhiều bằng cách kiến nghị lên Trung Ương cũng có và bằng viện dẫn những lý do bất khả thi cũng có. Một cán bộ điền đia của một xã sát nách Bắc Kinh, là xã Shibalixiang, cho biết chưa hề nghe nói đến quyền sử dụng đất của nông dân vì từ hồi nào tới nhân dâng đã "hiến đất" [sic] cho xã, chỉ làm công cho xã và chia thu hoạch thôi, thì làm gì có chuyện quyền sữ dụng.
Một nông dân bỏ ruộng vườn gia công của hợp tác xã và ra thành phố mở quán ăn, Ông Wang, tỏ ra bi quan hơn. Làm sao mà tranh cải, kiện tụng được với cấp ủy đảng đia phương để đòi đất lại, để có quyền sữ dụng dù Nghị quyết của Đảng Trung ương có đi nữa. Ở nông thôn quyết nghị của cấp ủy đia phương còn mạnh hơn của Trung ương nữa.
Theo ý kiến của Xu Xinyan một nông dân lảnh khoán ruộng của Nhà Nước trong 10 năm, việc hành sử quyến sữ dụng đất đai sẽ thiên nan vạn nan với nông dân. Từ lâu nay ruộng vườn thuộc quyền sỡ hữu của cấp ủy đảng đia phương, ủy ban hành chánh chỉ là người quản lý cho Đảng. Khế ước khoán ruộng đất là do Uûy ban hành sữ quyền sở hữu ký với nông dân với tư cách người thuê khoán, lấy từ thu hoạch ra để trả thuế, tiền đất và lệ phí khác cho cho Nhà Nước và các tổ chức nông nghiệp, chớ có quyền gì đâu với đất đai để sử dụng.
Giới quan sát quốc tế nhận định. Những khó khăn của nông dân và sự chống đối của Đảng đia phương trong việc thi hanh Nghị quyết cho nhân dân quyền sử dụng đất đai rất lớn. Trước áp lực chống đối mạnh của nhân dân, Ban Chấp Hành Trung ương ra nghị quyết từ tháng 8 mà tháng 3 mới phổ biến thi hành, phải chăng đó là chiến thuật câu thời gian để làm xì tạm thời nỗi phẩn uất của nhân dân đang sôi sụt hơn là thiện ý đổi mới chính sách ruộng đất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
BARCELONA - Vào ngày 13/11, hàng trăm người biểu tình ủng hộ phong trào ly khai của vùng Catalonia đã bị giải tán, sau nhiều giờ chiếm lĩnh 1 đoạn của xa lộ lớn.
BEIRUT - Biểu tình chống chính quyền tranh giành bè phái nội bộ tiếp diễn tại thủ đô Lebanon.
KABUL - Vào ngày 13/11, Ủy ban tuyển cử Afghanistan loan báo dời lại ngày công bố kêt quả kiểm phiếu bầu TT.
WASHINGTON - Bạch Ốc đề nghị quy định cấm mọi di dân nhập lậu tìm kiếm giấy phép làm việc.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Facebook giới thiệu dịch vụ Facebook Pay, có mặt đầu tiên tại Mỹ trên hai nền tảng Facebook và Messenger trước khi cập nhật cho Instagram và WhatsApp. Người dùng Facebook Pay sẽ thấy lịch sử thanh toán của tất cả ứng dụng tại một chỗ.
NEW YORK - Dean Foods là nhà sản xuất sữa lớn nhất nước (bản doanh Dallas, Texas) với các thương hiệu khác nhau đã tìm kiếm sự bảo vệ của luật phá sản.
SILICON VALLEY - 3 đại doanh nghiệp đặt căn cứ tại California hứa tài trợ 4.5 tỉ MK để giúp giải quyết nhu cầu gia cư tại “tiểu bang vàng”.
WASHINGTON - Cựu ngoại trưởng, nguyên đệ nhất phu nhân đang chịu áp lực rất lớn về nhu cầu tranh cử TT 2020, khiến bà phải suy tính.
WASHINGTON - Sau nhiều tuần điều trần kín, các ủy ban Hạ Viện bắt đầu mở điều trần công khai từ sáng Thứ Tư 13-11.
WASHINGON - Cố vấn của phe bảo thủ là chiến lược gia Steve Bannon từng làm việc tại Bạch Ốc, đánh giá dân biểu chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi lèo lái tiến trình điều tra luận tội theo hướng rất thông minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.