Hôm nay,  

CSVN Sẽ Bắt Thêm Bloggers?

6/22/201300:00:00(View: 4298)
Bản tin VOA ghi nhận rằng trong khí các ký giả làm việc cho các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam được nhận quà tặng nhân ngày Báo chí Cách mạng, chính phủ VN vẫn cứng rắn đối với các tiếng nói độc lập và đã bắt giữ nhiều người trong một cuộc đàn áp mới đây.

Thông tín viên Marianne Brown từ Hà Nội của đài VOA kể rằng trong một bài phát biểu mới đây trước Quốc Hội, Bộ truởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bảo Sơn tuyên bố Internet đã giúp Việt Nam phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực.

Ông nói các thành phần cơ hội đã lạm dụng Internet để loan truyền thông tin bóp méo các chính sách nhà nước.

Trong tháng vừa qua, 2 blogger và một người hoạt động Internet đã bị cáo buộc chính vì đã làm điều đó. Họ bị bắt giữ vì “lạm dụng các quyền tự do dân chủ,” một lời cáo buộc có thể đưa tới án tù 3 năm.

Một số nêu ra vấn đề đấu đá nội bộ là động cơ của vụ đàn áp.

VOA cũng dẫn lời Ông Jonathan London, thuộc trường Đại học Thành phố ở Hong Kong, nói những vụ bắt giữ nhắm mục đích làm cho dân chúng sợ hãi.

Ông nói: “Cảm nghĩ riêng của tôi là sau khi nhận thấy đã có những thay đổi quan trọng và đáng kể trong văn hóa chính trị ở Việt Nam thì một đợt đàn áp kéo dài không biết bao lâu đã bắt đầu thực sự và những vụ bắt giữ blogger, nhất là những blogger có thể ôn hòa hơn trong những lời chỉ trích tình trạng hiện nay thật là đáng ngại.”

Ít lâu trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất 49 tuổi đã đăng một bài trên trang blog của mình quy trách cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng về cuộc khủng hoảng kinh tế và kêu gọi họ từ chức.

Một vài tuần sau vào ngày 13 tháng 6, công an bắt giữ thêm một blogger chính trị nổi tiếng khác, ông Phạm Viết Đào 61 tuổi ở Hà Nội. Ngày Chủ nhật sau đó, ông Đinh Nhật Uy cũng bị bắt. Ông Uy mới đây đã mở một cuộc vận động trên Internet đòi phóng thích em trai đã bị tù 8 tháng vì phân phát truyền đơn chống chính phủ.

Hôm thứ Năm, tổ chức Human Rights Watch lên án những vụ bắt giữ và kêu gọi lập tức phóng thích các blogger.

Tiếp cận thông tin về một đề tài không được nhà nước chấp thuận cho thảo luận là điều khó khăn, theo nhận định của ký giả và blogger Đoan Trang. Chẳng hạn như, cô nói các nhà báo thường được thông báo không nên tường thuật về một đề tài như tranh chấp lãnh thổ về Biển Đông.

Nhà báo Đoan Trang phát biểu: “Nhưng nếu một số blogger hay ký giả vẫn tìm cách tiếp cận thông tin, nhất là thông tin chính thức. Họ tìm cách gặp các học giả hay giới chức về hưu để nói chuyện về vụ tranh chấp Biển Đông và họ công bố điều đó trên trang blog cá nhân của mình. Nếu bài báo đó được phổ biến rộng rãi trên Internet thì người đó sẽ gặp khó khăn, hay ít nhất người mà họ gặp sẽ gặp khó khăn."

Trên 1 phần ba trong số 90 triệu dân Việt Nam sử dụng Internet. Truyền thông xã hội và viết blog đang trở nên ngày càng phổ biến.

Cô Đoan Trang nói trong khi có thêm những người viết blog chính trị, cô nghĩ nhà nước có “các công cụ hữu hiệu” để kiểm soát họ. Những công cụ này gồm việc công an dọa nạt và “những hình thức xác định công luận” được sử dụng để đăng lời bình luận trên các bài blog và mạng truyền thông xã hội.

VOA cũng ghi nhận thêm: “Nhiều quan sát viên nói họ trông đợi sẽ có thêm những vụ bắt giữ trong những tuần lễ sắp tới.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Thời sự và sự kiện. Tin buồn và tội nghiệp. Đài phát thanh Mỹ VOA ngày 8-11- 2019 có tin, “Ngày 8/11, Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát hạt Essex, Anh, công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container đông lạnh, gồm 10 người Hà Tĩnh, 21 người Nghệ An, và một số người Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Thừa Thiên-Huế.’
Đức Giáo Hoàng Francis đã tố cáo sự phân biệt đối xử chống đồng tính là gợi nhớ đến các cuộc đàn áp thời Đức Quốc xã và bằng chứng về một nền văn hóa của mối hận thù đã xuất hiện ngày nay.
Group of 30 (G-30)- một nhóm những tổ chức tài chính có uy tín toàn cầu- đã cảnh báo: Hoa Kỳ, Trung Cộng và những nền kinh tế hàng đầu khác sẽ phải đối diện với mức thâm thủng quĩ hưu trí khổng lồ $15.8 trillion, sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi.
Chúng ta hay nghe kể về những món cổ vật giá trị được tìm thấy ở những nơi không ai ngờ tới. Thí dụ: 3 năm trước đây, một chiếc xe 1966 Ford Mustang Shelby tìm thấy ở một nhà kho bị bỏ quên, sau đó được bán với giá $159,500.
Kay Wilson là một nghệ sĩ trẻ, dọn từ Pennsylvania đến làm việc tại Los Angeles. Kay nhận ra rằng số tiền cô trả để có một căn studio ở Pennsylvania chỉ đủ cho một căn phòng 2.9 X 2.9 m tại LA.
Alan Greenspan – cựu giám đốc Quĩ Dự Trữ Liên Bang (FED)- tuyên bố rằng không có lý do chính đáng để các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát hành tiền kỹ thuật số.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Uber Technology Inc. – Travis Kalanick- đã bán khoảng 21% cổ phần của mình tại công ty.
Jamie Dimon- CEO của tập đoàn tài chính JPMorgan Chase & Co- xác nhận rằng bất bình đẳng giàu nghèo là một vấn đề lớn của xã hội Mỹ. Ong không nói nhiều về vấn đề những CEO như ông đang được trả lương cao quá mức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.