Hôm nay,  

Giữa Đôi Bờ Đại Tây Dương

14/02/200300:00:00(Xem: 4246)
Vấn đề đánh hay không đánh Iraq: hai phe chống và binh, hai bên bờ Đãi Tây dương, hai phe Anh Mỹ và Pháp Đức, cuộc xung đột chánh trị, ngoại giao dai dẳng phải kết thúc. “Giờ của chân lý” theo Ngoại Trưởng Mỹ, phải bắt đầu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Chánh quyền và nhân dân Mỹ đang chờ đợi chiến tranh trong cơn sốt của tình yêu Tổ Quốc và nỗi sợ bị khủng bố tấn công. Chánh quyền Pháp Đức ở thế kẹt, trong bị áp lực phản chiến của đa số nhân dân, ngoài áp lực của khối Nato, 15 nước trong ngoài Liên Aâu ủng hộ Mỹ. Hội Đồng Bảo An bị bể đôi làm hai khối trước vấn đề Iraq. Pháp Đức có thể có đa số 10/15 phiếu ủng hộ cho cuộc thanh tra tiếp tục, cố gắng dời ngày chung quyết vấn đề Iraq.
Nhưng trước quyết tâm lớn của Anh Mỹ chống đối “kế hoạch” cứu Chiến tranh Iraq không có triễn vọng. Nhiều khả năng Anh Mỹ và đồng minh sẽ xem “ giờ của chân lý” là giờ của công lý. LHQ không đem Ông Hussein ra trước Toà Aùn LHQ được thì Anh Mỹ và Đồng Minh sẽ đem công lý đến Baghdad để hỏi tội Ô. Hussein trong những ngày có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Trước nhứt thử nhìn cận ảnh nước Mỹ trong thời gian căng thẳng trước Chiến tranh Iraq. Tình yêu Tổ quốc Mỹ tương tác với nổi sợ bi khủng bố tấn công trong mùa hành hương của người Hồi giáo, làm cho tâm tư con người Mỹ hầâu như lên cơn sốt. Nóng lòng chờ đợi cuộc chiến tranh bắt đầu. Gần 200 ngàn người con yêu của Tổ Quốc đang ngồi trên lửa, chờ đợi các cuộc cãi vả gần như bất tận tại nghị trường, các cuộc vận động hành lang và con thoi của các nhà ngoại giao đi xe máy lạnh, máy bay phản lực, tới lui các công thự đồ sộ, sang cả. Mỗi ngày nhân dân Mỹ tốn hàng triệu triệu Mỹ kim cho cuộc động binh, dàn quân, nhưng không được đánh Iraq chỉ vì những ma nốp chánh trị. Quân đội Mỹ không làm chánh trị nhưng có quyền có ý kiến vì trách nhiệm đối với và danh dự của Tổ quốc Mỹ của mình. Ba người có trách nhiệm làm tai mắt cho nhân dân Mỹ, tình báo CIA, DIA, FBI, trước những người đại diện nhân dân Mỹ, trước Uûy ban đại diện truyền thống về ngoại giao cho Mỹ, bằng lời nói có tuyên thệ: Iraq có vũ khí giết người hàng loạt; Iraq đồng loã với quân khủng bố al Qaeda; Al Qaeda đang có âm mưu sắp khủng bố Mỹ. Ô. Bộ Trưởng Tư Pháp lên tuyên cáo cho quốc dân Mỹ, tăng mức báo động lên “Màu Cam”. Quá đủ để nhân dân nóng lòng. Không lý do gì để nhân dân Mỹ không tin những tai mắt, những người nhân dân giao phó chồng con, anh em mình, ngoài chiến trận, đang phải ngồi trên đóng lửa để chờ lịnh. Không lý do gì để nhân dân Mỹ chờ Ô. TT Pháp, Ô Thủ Tướng Đức, Ô. TT Nga, Ô. Chủ tịch Trung Cộng ở tận đâu đâu có ý kiến Mỹ nên đánh Iraq hay không. Tính thực dụng và niềm tin vào người lãnh đạo của người Mỹ người Mỹ đi đến các cửa hàng mua vật liệu, thuốc men, loong khô, nước bình, băng keo để để phòng tự cứu cấp, sống sót cho được từ 24 đến 48 giờ trước khi chánh quyền đến tiếp cứu. Cái khôn dân gian là như vậy. Cẩn tắc vô ưu, không bao giờ thừa. Và cơn sốt đó của nhân dân không cho phép chánh quyền Mỹ, chánh trị và quân sự, để cho lính Mỹ ngoài tiền tuyến và dân Mỹ ở hậu phương ngồi trên đóng lửa nữa, để thiên hạ đâu đâu quyết định về chiến tranh Iraq. Độc lập với mình, với nguời; không xen vô chuyện người khác nhưng người khác được xen vô chuyện mình là triết lý giáo dục Mỹ có từ thời đặt chân lên Tân Lục Điạ đến bây giờ.

Tiếp theo thử nhìn cận ảnh Đức, Pháp và Hội Đồng Bảo An. Vấn đề Iraq, muốn hay không cũng phải nói, đã làm chia Tây Phương ra hai khối: Anh Mỹ, Đức Pháp. Lý lẽ tranh luận đôi bên, kỹ thuật vận động của đôi bên nhiều lắm. Thời gian kéo dài cũng lâu. Đối với Mỹ thế là đủ. Đã tới “giờ của chân lý” (lời của NT Mỹ) biến thành giờ của công lý, nếu quân khủng bố, “trục ác quỉ” không ra trình diện trước công lý thì người thiện phải có nghĩa vụ đem công lý đến hỏi tội kẻ ác, chết hay sống. Coi như 14 tháng 2, 2003 là ngày đầu của công lý trên trần gian này, trong vấn đề Iraq. Chấm hết. Nhưng Pháp và Đức thì khác. Pháp đưa ra một kế hoạch mới. Pháp Đức có thể có 10/15 phiếu ủng hộ tiếp tục cuộc thanh tra. Pháp vận động kéo dài thời gian thanh tra nữa. Đó là đề nghị mở phiên họp khoáng đại, mời thêm các tổ chức độc lập để cố vấn và lượng giá báo cáo của thanh tra. Theo NT Mỹ, Pháp “tìm cách cứu Saddam Hussein”. Với ý nghĩ đó của Mỹ, người ta thấy Pháp đã vô tình làm cho Đại Tây Dương sâu rộng hơn và đẩy Mỹ vào thế phải đơn phuơng quyết định đánh Iraq. Phải công tâm mà nói, Chánh quyền Pháp và Đức, theo nhận xét của các báo độc lập, vẫn còn nhiều tình nghĩa với người đồng minh Mỹ và còn rất cần Mỹ nhiều mặt. Nhưng kẹt một nỗi, nhân dân của nuớc Pháp và Đức ngày càng nặng tinh thần quốc gia từ sau Chiến tranh Lạnh, thấy Mỹ trở thành đệ nhứt siêu cường và cho Mỹ tự chuyên xếp đặt trật tự thế giới. Trong hai cuộc bầu cử nhiệm kỳ này hai, hai nhà lãnh đạo quốc gia kỳ cựu Aâu châu Đức và Pháp hết sức vất vả với phong trào quốc giua cực đoan trong nước. Trong vấn đề Iraq nhân dân 2 nước này đa số là chống. Hai nhà lãnh đạo Pháp Đức thực sự có nhiều khó khăn nội bộ trong vấn đề ngoại giao với Mỹ..
Sau cùng cận ảnh của vấn đề Iraq là Chiến tranh, cuộc chiến do Anh và Mỹ lãnh đạo với các đồng minh ủng hộ Mỹ trong vấn đề Iraq. Chánh quyền TT Bush không còn sự chọn lựa nào khác. Không một Tổng Thống kiêm Tư lịnh tối cao nào tung ra hàng trăm ngàn quân để rồi rút trở về trong khi đối thủ càng ngày càng dùng dao to búa lớn bủa lên danh dư, quyền lợi của đất nước và nhân dân bầu mình ra. Sự kiên nhẫn của chánh quyền Bush đối với sự cản trở của Pháp và Đức đã quá đủ dưới cái nhìn của Quân đội và Nhân dân Mỹ. Việc chuẩn bị tâm lý chiến tranh trong nhân dân Mỹ và trận chiến của Mỹ cũng đã quá đủ. Cơn sốt tình yêu Tổ quốc va nỗi sơ bị khủng bố của nhân dân Mỹ tương tác đã đưa khủng hoảng Iraq tại Mỹ lên cao điểm, là chiến tranh Iraq. God Bless America, là lời cầu nguyện của người Mỹ, trên 90% tự xem mình có tín ngưỡng.
Trong khi đó, Đặc sứ Vatican đã tới Iraq và đề nghị Iraq tuân thủ mọi yêu cầu của LHQ, giữa lúc Đức Giáo Hoàng kêu gọi hôm thứ năm là tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình, và gọi chiến tranh là “thất bại của nhân loại.” Lòng bác ái của Ngài có sức nặng hơn tính toán thực dụng của Mỹ" Và Thượng Đế sẽ đứng về giới tuyến nào, nước nào, và bênh vực cho những người dân nào" Lịch sử vẫn có những lối đi đau đớn của nó, hãy chờ xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.