Hôm nay,  

Đi, Về, Và Nobel Văn Chương

13/02/200300:00:00(Xem: 3804)
Trong những lần toan tính “chạy trốn quê hương”, tôi chưa hề bao giờ có ý nghĩ, một ngày nào đó, sẽ trở về: Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản! Trong những chuyến đi như thế, có một, phải nói là thập tử nhất sinh, nhưng cũng thật hết sức tiếu lâm. Đó là lần đi tại bãi Vàm Láng, vào đúng đêm 23 tháng Chạp, tức ngày ông Táo chầu trời, năm 1985. Trong đêm tối, giữa giông bão, tại ngay cửa biển Vũng Tầu, anh chàng thanh niên kế bên đã cứ nhè ông già bên cạnh là tôi, là người yêu của ảnh, và vò đầu vò tai ông già, khóc lóc, miệng lảm nhảm những lời hoảng loạn. Những ngày bị bắt sau đó, khi được chuyển xuống trại Bà Bèo chịu cái án tập trung cải tạo hai năm, một bữa có người vào rước cô bạn gái của anh ra ngoài đời. Cô ta đi, không quay nhìn lại. Anh chỉ cái dáng đang đi ở bên ngoài, và bảo tôi, đó là người yêu của anh.
Nhưng khủng khiếp nhất, gay cấn nhất, lại là chuyến rời trại Thái Lan để tái định cư tại nước người.

Tôi vốn bị cao áp, ngay từ lúc trẻ. Năm 1965, bị tai nạn do vụ mìn nổ tại nhà hàng Mỹ Cảnh, trong lần mổ thứ nhì tại nhà thương Grall, do y tá bất cẩn, tôi bị xuất huyết trầm trọng trong khi nằm tại “san” hậu-giải phẫu. May sao, vào phút chót, thân nhân hay kịp. Được truyền máu của người khác, có lẽ nhờ vậy, bịnh cao áp biến mất, và chỉ trở lại vào lúc về già.

Sau này nghĩ lại, chuyến đi “tái định cư tại một quốc gia thứ ba” - thuật ngữ của Cao Ủy Tị Nạn - vào cái tuổi trên sáu mươi, tôi biết, tôi nghĩ, tôi tin rằng, sẽ không còn trông mong chuyện về, và chính cái ý nghĩ không còn có ngày trở về “khủng khiếp” đến nỗi làm huyết áp tăng vọt.

Chuyến trở về của nhà văn nữ người Mỹ gốc Đại Hàn, Suki Kim, mà tôi có nhắc tới ở phần đầu bài viết, bắt đầu từ một nhu cầu tâm linh: thoả mãn giấc mơ của người bà.

Vào ngày 25 tháng Sáu năm 1950, khi Bắc Hàn thả bom Nam Hàn, bà của Suki Kim rời căn nhà tại Seoul cùng với năm đứa con, trong đó có mẹ của Suki Kim, mới bốn tuổi. Phương tiện “sơ tán” là đi bộ, và xe lửa. Nhà ga Seoul chật cứng người. Cả gia đình cuối cùng cũng kiếm ra được chỗ ngồi trên xe lửa, cho tới khi một người nào đó la lên: người trẻ phải nhường chỗ cho người già yếu. Và người con trai út trong gia đình đã đứng lên, nói, “Đừng lo lắng gì Má, con sẽ đi chuyến sau.”

Làm gì có chuyến sau, bởi vì đó là chuyến chót. Người ta kể lại sau đó, cậu con trai đã bị binh sĩ Bắc Hàn trói tay lại, dẫn đi. Người bà sau đó, sống là để mong có ngày gặp lại đứa con đã mất tích. Theo Phật giáo Đại Hàn, tội lớn nhất, là bỏ rơi những người thân yêu ruột thịt.

Và khi phải điền tờ đơn xin trở về (Homecoming Application), câu hỏi quan trọng ở trong đơn, là người thân còn ở miền Bắc, Suki Kim đã ghi tên người chú của bà: Yoon Nam Jung. Tuồi 68. Địa chỉ không biết.

Thật kỳ lạ, khi đọc, tôi bỗng nhớ lại chuyến đi bằng xe lửa của tôi, từ Hà Nội xuống Hải Phòng, để vào Nam. Những người dân làng bên cạnh đường xe lửa nhẩy lên tầu kéo người xuống, “Đừng đi theo đế quốc, đừng bỏ bà con ruột thịt...”... Tôi vẫn còn nhớ mãi, là cử chỉ của một ông bố trong gia đình, khi tầu sắp sửa tới Hải Phòng, tin rằng đã thoát, chỉ tới khi đó, ông cúi xuống tháo đôi giầy, lôi ra một mớ giấy tờ, và hình ảnh một số người thân, chắc vậy...

Những người như ký giả Lô Răng đều đã có dịp trở về, như người tù. Thanh Tâm Tuyền, bạn ông đã kể lại một đêm đông ở trại K2 Tân Lập:

Đêm rét nằm co quắp
Thân xương xẩu trơ khấc
Bụng đói ruột ục sôi
Đếm nhịp thở lay lắt
Vẳng trong tiếng gió bấc
Suối chảy siết bồi hồi
Luồn trong nỗi giá buốt
Thoáng rùng rợn xa xôi
Nhớ đã hơn năm trời
Tin nhà trông vắng bặt
Chốc đã ba đông rồi
Lưu đầy trên đất Bắc
Còn qua bao cửa ngục"


Đây quê mình quê người"....
Thương vợ con khôn nguôi.

Và đây là những cảm nghĩ của nhà thơ, một chiều cuối năm trên đất Bắc:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo

Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu [khỏi] lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng xem tù qua thôn

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78

Nhà văn người Pháp, André Gide đã từng chê Malraux, trong tiểu thuyết của Malraux không có con nít, không có tiếng cười. Văn học miền bắc theo tôi cũng không có con nít, mà chỉ có thần đồng, chỉ có những anh hùng diệt Mỹ Ngụy trong tương lai, thí dụ như những câu thơ sau này của Xuân Diệu cho thấy rõ:

Những em bé em bé
Tay búp nụ hoa hồng
Tập bay như chim sẻ
Mai đây thành phi công
Thiếu tiếng khóc của con nít nhưng thừa tiếng thù.

Liệu chúng ta có thể thấy trong văn học miền bắc, một câu thơ viết về con nít, tương tự như câu thơ ở trên, của Thanh Tâm Tuyền"

Có chăng, là của Trần Dần (nếu tôi nhớ không lầm), tả cảnh một đứa con nít, con địa chủ, bị cả một miền đất bỏ đói.

Normal Manea, nhà văn Romania bỏ xứ sở Cộng Sản của ông, vào những ngày chót đời của mình, đã kể lại một cuộc nói chuyện mà ông bắt buộc phải tham dự, cử tọa đa số là học sinh từ mười tới mười lăm tuổi. Và đề tài cuộc nói chuyện là về văn học. Một bà có tuổi, trông như người giữ việc trong gia đình, đã bắt đầu cuộc thảo luận bằng câu hỏi: “Chuyện gì đang xẩy ra với giải Nobel Văn chương" Tại sao chưa một nhà văn Romania nào được giải Nobel"”

Và vị giáo sư, một trong ba người chủ tọa (một nhà thơ, và một nhà văn, là Normal Manea), đã trả lời, bằng cách kể lại câu chuyện, cách đó vài năm, nhà văn Mỹ gốc Do Thái, Saul Bellow, đã từng được Nobel, ghé Romania, vị giáo sư đã “hỏi thẳng vào mặt ông ta”: “Hãy nói cho tôi biết, ai ở phía sau ông" Anh nâng đỡ (backing) ông" Ai cho ông giải Nobel"”

Cứ thế, vị giáo sư tiếp tục những lời buộc tội của ông, “... Nelly Sachs là một nhà thơ tồi... Và những tên Do Thái... Tất cả những tên Do Thái đã viết bằng những ngôn ngữ mà chẳng ai hiểu nổi”. Ông quay qua nhà thơ, “Tên thằng chả là gì nhỉ, cái gã mới được Nobel cách đây mấy năm"”.

Nhà thơ nhảy dựng lên: “Bashevis Singer”

Mặt mày sáng rỡ, vị giáo sư tiếp tục: “Đúng rồi, đúng tay đó. Tôi có thấy mấy cuốn sách dịch của ông ta. Tôi đọc rất kỹ, và tôi có thể đoan chắc với mọi người điều này: chẳng có một chút giá trị nào, vứt đi! Ông ta thực sự không phải là một nhà văn”.

Sự thể đến như vậy, Manea đành phải lên tiếng [và sau đó chịu không biết bao nhiêu là tai họa], rằng cái chuyện trao giải thưởng văn học, nó không giống như trao cho những thành quả rõ ràng, thí dụ như trao giải cho những vận động viên điền kinh, vốn chi ly, chính xác tới từng mấy phần của một giây đồng hồ... Như thế những giải thưởng văn chương chẳng bao giờ là tuyệt hảo, tuyệt đúng, tuyệt chính xác. Ngay cả việc trao giải của Hội Nhà Văn Romania thì cũng tương tự. Một khi gào lên, rằng tại sao cho đến giờ này, chưa một nhà văn Romania nào được giải Nobel, thì đây là dấu hiệu của sự cay cú, và hễ chỗ nào có mùi cay cú là chỗ đó văn chương bỏ chạy...

Tôi bỗng nhớ lại một bài viết ở trong nước, về chuyện bao giờ nhà văn Việt Nam được giải Nobel. Và tôi nghĩ thầm, bao giờ có tiếng khóc của con nít, thì bắt đầu có hy vọng, đúng như Normal Manea đã kết thúc buổi nói chuyện của ông: Vứt mẹ chuyện Nobel đi! Tại sao lại nói dối con nít, lợi dụng niềm tin của chúng" Thay vì vậy, hãy giải thích cho chúng tại sao chưa được ăn no, chưa mặc đủ ấm, tại nhà của chúng, cũng như tại hội trường lạnh lẽo này!

NQT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.