Hôm nay,  

Vong Rắn Thần Nhập?

19/03/201300:00:00(Xem: 7009)
Thời xưa thật xưa, cụ Khổng Tử nói rằng đối với chuyện quỷ thần thì nên cung kính mà tránh xa, gọi là kính nhi viễn chi. Không phải vì cụ Khổng bài bác gì ai (thời hơn hai ngàn năm trước, khi đó chuyện thần thánh vẫn còn gần với con người lắm, có lẽ), nhưng vì cụ muốn cho xã hội hòa hài, vì nếu chuyên tâm vào chuyện tâm linh, xã hội cơ nguy hỗn loạn.

Thí dụ, cả ngàn năm sau cụ, những chuyện thánh chiến xảy ra liên tục. Khi các quốc gia Thiên Chúa Giáo Châu Âu phất cờ chinh phạt các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông và Cận Đông. Hay ngược lại.

Do vậy, “chuyện quỷ thần” cứ để trong tâm là tốt.

Tuy nhiên, đôi khi có những chuyện bất ngờ, gọi là thần nhập... thì là ra ngoài mong đợi của người trần gian.

Những kỳ bí này vừa khó giảỉ thích, vừa không khéo là sẽ hoang mang.

Bản tin trên web Chùa Phúc Lâm đăng bản tin từ báo Kiến Thức, nêu về chuyện “Vụ "vong rắn thần" nhập: Chưa thể lý giải thì không nên bác bỏ.”

Chuyện kỳ bí này không chỉ xảy ra cho một người, mà đã nhập tới 9 người trong vòng vài giờ đồng hồ.

Bản tin trích:

“..."Con rắn cũng như tất cả con vật khác đều có linh hồn như con người. Do vậy, câu chuyện rắn thần nhập vào người ở Vạn Phúc là hoàn toàn có cơ sở để tin", Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác.

9 người bị "nhập" trong ngày 9/3

Ngay sau buổi lễ dâng đôi bê cúng "thần xà" diễn ra, ông Đỗ Xuân Thủy, Trưởng ban Ban Quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội tỏ ra vui mừng lắm. Ông bảo, buổi lễ đã diễn ra tốt đẹp. Ông cũng xác nhận: Vài ngày trước khi diễn ra buổi lễ, tình hình ở địa phương đã yên ắng trở lại, không có thêm người bị "thần xà nhập", ngoại trừ việc một nhánh rễ cây đa trong miếu - được cho là nơi trú ngụ của "thần xà" tự dưng rung bần bật vào tối 27 tháng Giêng (tức ngày 8/3 dương lịch), một sự kiện "rất lạ lùng".

Thế nhưng, khi dòng người từ các nơi ùn ùn đổ về miếu Vạn Phúc vào buổi chiều ngày 28/2 (Âm lịch), màn lễ bái của dân chúng vẫn đang tiếp tục thì tin tức cũng liên tục dội về Ban Quản lý. Theo đó, từ khoảng 11 giờ trưa đến 17 giờ chiều, cả thảy có tới 9 người bị "nhập", trong đó có cả nam giới. "Hầu hết đều là người ở nơi khác, duy nhất có trường hợp chị Triệu Ngọc Ánh là người ở làng bị nhập lần hai", ông Thủy cho biết. Cũng cần nhắc lại rằng, chị Ánh là người đầu tiên bị "thần xà nhập" vào tối hôm rằm tháng Giêng.

Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của hàng trăm người tham gia lễ hội. Theo mô tả của ông Thủy thì có người cứ lao đến... đập đầu vào gốc cây đa, có người lại trèo tót lên cây. Nhiều người trong số đó đã phải đưa đi bệnh viện, "nhưng sau khi ra viện, họ lại đến miếu và tiếp tục... lao đầu vào gốc cây", giọng ông Thủy ra chiều ngạc nhiên.

Người dân Vạn Phúc thêm một lần nữa xôn xao. Có người tỏ ra bán tín bán nghi. Thế nhưng, chuyện diễn ra trước hàng chục người càng đẩy sự ly kỳ, huyền bí lên cao, họ càng tin vào sự linh ứng của "thần xà"...”

Chuyện rất lạ vậy. Xin theo cụ Khổng, kính nhi viễn chi vậy.

Ý kiến bạn đọc
19/03/201323:00:31
Khách
Nhậu rắn thì tốt nhất!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người làm quan thời xưa là thi tuyển, chứng tỏ tàì năng mới lên chức quan được. Muốn làm quan văn thì ra trường thi, mài mực để viết ra chữ thánh hiền và cũng bày tỏ tài trí của mình. Muốn làm quan võ thì ra thi võ đình, hay trong thời loạn thì tòng chinh, ra sức giữa hòn tên mũi đạn.
Hôm thứ Sáu, các cổ phần tiếp tục tiến lên và đưa chỉ số kỹ nghệ Dow vượt mức cao kỷ lục mới, nhờ tin tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp nhất trong 4 năm.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhân vật trong chuyên mục này có nhắc đến những vấn đề liên quan đến văn hóa Việt Nam ở Mỹ: bảo tồn văn hóa Việt Nam ở hải ngoại, dự án xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam… Những vấn đề này làm tôi tự đặt lại một câu hỏi đã cũ nhưng luôn luôn mới đối với người Việt chúng ta: đặc trưng của nền Văn Hóa Việt Nam là gì?
Khoảng 30 năm trước, về đề tài phục quốc tôi có viết một tiểu luận tựa là "Tìm đường gai góc mà đi". Đó là bài viết về những người đi theo kháng chiến của phó đề đốc Hoàng Cơ Minh. Vào thời kỳ 75, bỏ nước ra đi chẳng mấy ai nghĩ đến đường về. Qua đến đầu thập niên 80, niềm đau bại trận thấm vào xương tủy. Trong lúc đó quê nhà điêu đứng lầm than.
Sở hữu và hậu quả của súng đạn cá nhân tại Hoa Kỳ là vấn đề hết sức phức tạp đang được thảo luận sôi nổi.
Ở đâu cũng có ăn chơi. Ăn chơi ở mỗi nơi, mổi khác. Ở Nam kỳ thời xưa, Chợ lớn là đất ăn chơi. Mà phải ở khu phố cuối đường Thủy binh (Rue des Marins), tức Đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay nối dài cho tới một Công trường ở giửa có trụ đèn 5 ngọn. Từ đây đi ra phía bờ sông, có cây cầu dành cho người đi bộ tên là cầu Palikao, người Việt nam gọi là cầu Ba cẳng vì cầu này có 3 chân.
(Thân tặng độc giả Việt Báo: Bác sĩ Hiệp, cựu thiếu tá HQ Nguyễn Tích Lai, cựu Đại Úy Hải Quân Nguyễn Văn Sáu (Bịnh Viện Hải Quân), Thiếu Tá KQ Đoàn Văn Long, Trần Văn Tâm, cựu Trưởng Ty Y Tế Côn Sơn, và Ái Nguyễn, Kỹ Thương Ngân Hàng.)
Giờ giấc là thước đo thời gian của mọi việc.
(LTS: Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim từng làm việc ở NASA. Trong bài này, kể lại một số chặng đường gian nan của NASA, từ thất bại kỹ thuật để vươn tới những tầm xa không gian. Và hiện nay, tuy trở ngạị về ngân sách, nhưng giới khoa học vẫn không ngừng nhìn xa hơn vào vũ trụ.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.