Hôm nay,  

Báo Chui Đối Thoại Từ Hà Nội Kể Tội Đảng Csvn

3/1/200100:00:00(View: 4278)
Dưới đây là một số bài trong báo chui Đối Thoại phổ biến từ Hà Nội.

Nối Kết, Thứ Ba, 27/2/2001

*** Nối kết tiếp tay tán phát cho tới khi nào tự do dân chủ thực sự có trên đất nước Việt Nam chúng ta ***
Đối thoại - Đối thoại - Đối thoại (25.2.2001) (tiếng nói của chủ nhân đất nước - Đối thoại để có dân chủ)
(Đối thoại sẵn sàng loan tải những tiếng nói của người dân bị áp bức)
Đối thoại số này dành cho:
1/- Đơn tố cáo của cựu đảng viên cao cấp Lê Hồng Hà về việc làm sằng bậy của công an vào đêm 15 rạng 16-2-2001 vừa qua, qua việc vô cớ lục soát gia đình ông giữa đêm khuya bất chấp luật pháp.
2/- Tiếng nói của ông Mai Thái Lĩnh, cựu nghị viên thành phố Đà Lạt, và cựu chiến binh Trần Dũng Tiến liên quan đến việc làm "hèn mạt của Nguyễn Như Phong báo An Ninh Thế Giới"
Nếu nhà nước và đảng viên không tôn trọng luật pháp thì không có quyền gì bắt người dân theo luật pháp do chính họ đặt ra - Hãy cùng góp tay xây dựng lại đất nước được tự do dân chủ thật sự.
***
(phần 1)
Hà nội, ngày 25 tháng 2 năm 2001
ĐƠN TỐ CÁO
v/v - Các cán bộ Công an Hà nội vi phạm nghiêm trọng luật pháp Nhà nước
Kính gửi : Ông Tổng Bí thư Đảng CSVN và Bộ Chính trị
Ông Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam
Ông Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt nam
Ông Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt nam
Ông Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội
Ông Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Viện trưởng Viện kiểm soát tối cao
Ông Viện trưởng Viện kiểm soát Hà nội
Các cơ quan báo chí
Đồng kính gửi : Ông Giám đốc Sở Công an Hà nội
1.Tôi tên là Lê Hồng Hà, sinh năm 1926, tham gia Cách mạng từ cuối năm 1944, tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, đã từng kinh qua các cương vị công tác : Phụ trách Trường CA TƯ, Chánh Văn phòng Bộ CA, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp Bộ CA, Uỷ viên Đảng Đoàn Bộ CA, Trưởng ban Thư ký khoa học của Uỷ ban KHXH, Tổng thư ký của Ban dự thảo Bộ luật lao động, Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước "Về phương hướng phát huy nguồn lao động giải quyết việc làm và hạn chế nạn thất nghiệp ở nước ta trong thập kỷ 1991 Ọ2000, v.v.., đã về hưu năm 1992, với lương hưu chuyên viên 8 cũ, tức là Cố vấn bậc 2 lúc đó.
2.Tôi viết đơn này để tố cáo với các Ông và các cơ quan pháp luật Nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của một số cán bộ Sở Công an Hà nội đối với tôi trong đêm ngày 15/2/2001. Sự việc cụ thể như sau : Hồi 18h30 ngày 15/2/2001, 5 cán bộ Sở CA Hà nội đi vào nhà tôi và với danh nghĩa " mời" một cách ép buộc đưa tôi về Sở CA Hà nội vì có việc khẩn cấp. Tôi nghĩ mình có quyền không đi, nhưng lại nghĩ rằng, vì công việc chung của CA, thì cũng nên đi đến Sở.
3.Bất ngờ, là khi tới Sở, thì 4 cán bộ CA liên tục hỏi cung tôi suốt từ 19h đến 22h30. Nội dung chủ yếu của việc hỏi cung là : Có người tố cáo ông Hồng Hà đã viết 1 tài liệu " Mấy điều chất vấn Ông Bộ trưởng Bộ CA Lê Minh Hương" và ông Hồng Hà đã đưa cho 1 người khác ( tức là người tố cáo). Hiện nay nhà ông đang có tài liệu này.
Tôi cũng hơi bị bất ngờ, vì tôi chưa được trông thấy tài liệu đó, không biết nó dầy mỏng ra sao, nội dung viết cái gì, có gì phạm pháp không mà cơ quan CA phải tập trung người đi hỏi cung ngay đêm hôm như thế này"
4.Cán bộ hỏi cung liền đưa cho tôi xem tài liệu đó. Lúc đó tôi mới được thấy tài liệu có đầu đề "Mấy điều chất vấn Ông Bộ trưởng Bộ CA Lê Minh Hương". Đó chỉ vẻn vẹn có 1 trang đánh máy vi tính, cũng không có bản thảo viết tay nào kèm theo cả. Vì phải đọc nhanh trong phòng hỏi cung, nên tôi chỉ nhớ được đại thể mấy ý của tài liệu đó như sau :
a/ Đòi hỏi Ông Bộ trưởng CA cho biết vì sao có vụ nổi loạn đầu tháng 2/2001 ở khu vực Tây nguyên mà các cơ quan của Đảng, chính quyền, Công an đều bị bất ngờ. Với trách nhiệm của các cơ quan công an trong việc nắm tình hình chính trị ở địa phương ra sao" Có cần rút kinh nghiệm gì không để đảm bảo được an ninh của đất nước trong thời gian tới"
b/ Vì sao cơ quan công an Hà nội lại bắt giữ nhà trí thức Thanh Giang đầu năm 1999, rồi khi phải trả lại tự do, không hề có lời xin lỗi"
Vì sao công an Lâm Đồng lại khởi tố nhà trí thức Hà Sĩ Phu rồi khi phải đình chỉ điều tra cũng không hề có một lời xin lỗi"
Vì sao CA lại đả kích các cán bộ trí thức có tâm huyết với đất nước.
c/ Vì sao khi CA Lâm Đồng phải trả lại tự do cho nhà trí thức Hà sĩ Phu, thì Bộ CA lại chỉ đạo báo An ninh thế giới của Bộ liên tục viết một loạt bài nêu lên tội trạng của 1 loạt nhà trí thức yêu nước, chưa hề bị một toà án nào kết tội"
Vì sao 1 tờ báo quan trọng của Bộ như tờ An ninh thế giới lại có thể vi phạm luật pháp Nhà nước" .. Còn gì nữa tôi không nhớ rõ.
5.Với những câu hỏi của cán bộ điều tra tôi đã trả lời rõ ràng và dứt khoát những điều sau đây :
a/ Tôi không hề thảo văn bản này. Rõ ràng là chẳng hề có bản thảo viết tay nào của tôi cả.
b/ Tôi chưa có bản tài liệu này và cũng không có ở nhà.
c/ Tôi chưa chuyển nó cho ai cả.
6. Tôi đã trình bày với các cán bộ điều tra rằng : Bộ trưởng Bộ CA cũng như các Bộ trưởng khác trong Chính phủ, kể cả Thủ tướng và Chủ tịch nước đều là công bộc, là đầy tớ nhân dân theo như Bác Hồ đã nói. Nếu Nhân dân " chất vấn" các Ông Bộ trưởng, chất vấn các công bộc của nhân dân, thì đó hoàn toàn là 1 việc làm bình thường, hợp pháp, đúng với quyền và nghĩa vụ của người công dân. Và như thế mới chứng tỏ chế độ ta thực sự là 1 chế độ dân chủ, chứng tỏ ý thức trách nhiệm cao của người dân đối với công việc của Đất nước. Còn việc người viết có ký tên hay không, ký tên thật hay tên giả, là tuỳ theo cách suy nghĩ của mỗi người và không khí dân chủ trong xã hội. Đó không phải là dấu hiệu phạm pháp.
Những ý kiến chất vấn các quan chức của Nhà nước có thể có cái đúng, có cái sai, có thể đúng một phần, sai một phần, v.v.. ,vì các công dân không thể có điều kiện hiểu vấn đề một cách toàn diện được.
Đối với các ý kiến chất vấn, tôi nghĩ thái độ của các quan chức Nhà nước phải là hoan nghênh, cám ơn, cần trình bày giải thích và thuyết phục nếu người chất vấn có gì sai sót.
Nội dung những điều đã nêu trong tài liệu " Mấy chất vấn đối với Bộ trưởng Lê Minh Hương" đều là những ý kiến đầy tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng, không hề có ác ý.
Nếu cơ quan CA lại đi truy lùng, bắt giữ, khám xét người nào chất vấn Bộ trưởng Bộ CA, thì đây là 1 hành động ngu xuẩn, vì nó phơi bầy chế độ ta là không có dân chủ, rằng cơ quan CA tự bộc lộ bản chất phản dân chủ của mình.
7. Dù tôi trình bày rất thẳng thắn như trên, các cán bộ điều tra Sở CA Hà nội vẫn khẳng định rằng ở nhà tôi nhất định có tài liệu nói trên và quyết định phải khám xét ngay trong đêm đó để tìm cho kỳ được tài liệu đó. Tôi đã khuyến cáo rằng việc khám như vậy là hoàn toàn trái pháp luật. Nhưng lãnh đạo Sở CA Hà nội đã huy động 10 cán bộ tức tốc tiến hành khám xét nhà tôi suốt từ gần 23h ngày 15/2 cho tới gần 1h sáng ngày 16/2/2001.
Trong khi chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cán bộ CA Hà nội tự ý quyết định khám xét, mà lại khám xét khẩn cấp buôỉ đêm là hoàn toàn trái với Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nhưng cuối cùng, các cán bộ CA không tìm thấy tài liệu " Mấy điều chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hương" tại nhà tôi, dù chỉ là 1 bản và cũng không có bản thảo viết tay nào cả.
Để tránh bẻ bàng, các cán bộ CA khi đi khám xét đã tuỳ tiện lấy đi 1 loạt tài liệu nghiên cứu của tôi và của các bạn bè gửi đến cho tôi, niêm phong trong 1 hộp cacton lớn mà không hề giải thích lý do vì sao lại phải lấy đi các tài liệu đó. Cán bộ CA tự cho mình quyền tịch thu bất cứ tài liệu nào theo ý mình. Đó là 1 thái độ sằng bậy, bất cần pháp luật, bôi xấu cơ quan CA nhân dân.
Thưa các Ông,
Tôi đã trình bày tóm tắt hành vi phạm pháp của 1 số cán bộ Sở CA Hà nội, và tôi xin có mấy kiến nghị như sau với tư cách một công dân của nước CHXHCNVN, được Hiến pháp và Bộ Luật Tố Tụng của nước ta bảo vệ :
1- Các cơ quan có trách nhiệm ở Trung Ưong và Hà nội cho tiến hành kiểm tra sự việc nói trên.
2- Thi hành xử lý kỷ luật các cán bộ có sai phạm trên. Nếu đúng, đề nghị phải truy tố để bảo vệ nền Pháp chế của ta, bảo vệ chế độ dân chủ ưu việt của nước ta.
3- Đặc biệt tôi mong Ông Bộ trưởng Bộ CA Lê Minh Hương và Ông Giám đốc Sở CA Hà nội Phạm Chuyên hãy đình chỉ ngay tức khắc hành động vi phạm pháp luật của 1 số cán bộ CA Hà nội để bảo vệ uy tín của nghành Công an, chỉ thị cho cơ quan CA Hà nội phải trao trả cho tôi các tài liệu đã bị thu giữ một cách tuỳ tiện, vô cớ.
4- Công an Hà nội phải đến xin lỗi tôi và gia đình tôi, và các cán bộ địa phương vì đã phạm phải những sai lầm nói trên.
Tôi tin rằng các cơ quan ở Trung Uơng sẽ nghiêm minh tra xét vụ này để bảo vệ chế độ XHCN tươi đẹp của chúng ta, nhất là khi sắp tiến hành Đại Hội 9 của Đảng. Kính thư,
Lê Hồng Hà
***
(phần 2)
KHI NHÀ BÁO TRỞ THÀNH QUAN TOÀ
Khi bài báo nhiều kỳ "Mặt thật của một vài người mượn danh "hiền sĩ" khoác chiêu bài "dân chủ" được đăng trên tờ "An ninh Thế giới" (từ 4.1.2001 đến 18.1.2001), tôi mới được biết là tôi đã từng một lần gặp nhà báo Nguyễn Như Phong.
Đầu tháng 7 năm 2000, tôi gặp anh Như Phong tại nhà khách Công an tỉnh Lâm Đồng. Do anh Như Phong không tự giới thiệu họ tên và chức vụ một cách rõ ràng, cũng không nói rõ lý do tiếp xúc, nên tôi coi đây là một cuộc làm việc không chính thức. Vì vậy, trong câu chuyện trao đổi, tôi nói rất ít, và cũng chỉ trả lời theo lối mạn đàm. Có lẽ vì thế mà anh Như Phong đã nhận xét tôi là người "rất kín đáo". Điều lạ lùng là qua bài báo, con người rất kín đáo ấy lại nói chuyện với nhà báo một cách "khá thoải mái" và tâm sự rất nhiều điều (tất cả đều được gạch đầu dòng, tựa như đó là nguyên văn những lời nói của tôi). Có lẽ anh Như Phong nghĩ rằng cứ dựng lên câu chuyện, tôi sẽ không thể trả lời, và vì "im lặng tức là đồng ý", cho nên bài báo của anh tự nó sẽ có tính thuyết phục. Điều đáng nói hơn nữa là anh Như Phong chưa hề gặp để phỏng vấn vợ tôi, vậy mà trong bài viết anh làm cho người đọc có cảm tưởng là đã trực tiếp phỏng vấn vợ tôi. Có lẽ trên toàn thế giới cũng khó tìm thấy nhà báo nào có được "sự dũng cảm" như vậyĩ. Có thể anh Như Phong cho rằng đàng sau lưng anh là một quyền lực không ai dám đụng đến nên anh tha hồ bịa chuyện" Vì bài báo không phải là bản kết luận điều tra, cũng không phải là cáo trạng, nên tôi nghĩ không cần phải phân tích từng điểm một. Tuy nhiên, có vài điều cần nói rõ để tránh sự hiểu lầm
Trước hết là việc anh Như Phong nói lập lờ, khiến cho người đọc hiểu rằng anh Nguyễn Gia Kiểng và nhóm Thông Luận đã từng phong cho tôi cái chức Chủ tịch phân bộ Tậĩp hợp Dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, và người trực tiếp chỉ đạo tôi và anh Nguyễn Xuân Tụ (tức Hà Sĩ Phu) là anh Phạm Ngọc Lân. Về điều này, không rõ anh Như Phong đã được đọc biên bản hỏi cung hay chưa, hay anh đã được đọc mà cố tình xuyên tạc" Tôi đã trả lời rõ ràng, rành mạch với cơ quan điều tra rằng : tôi chưa hề nghe nói đến điều này; và cho dù anh Kiểng có đặt vấn đề thì tôi cũng không nhận, vì tôi luôn muốn giữ tư thế độc lập, không muốn lệ thuộc vào bất cứ một tổ chức chính trị hay một đảng phái nào. Cơ quan điều tra cũng đã biết quá rõ về việc này, vì nội dung của nhiều bức thư điện tử (e-mail) chứng tỏ tôi đối thoại với các anh chị ở nhóm Thông Luận cũng như với anh Đỗ Mạnh Tri một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt về lập trường, quan điểm chính trị của nhau. Chẳng có điềụu gì chứng tỏ tôi và anh Hà Sĩ Phu thuộc tổ chức của THDCĐN hay nhận chỉ thị của họ. Nếu sự thật như anh Như Phong đã viết thì tôi và anh Hà Sĩ Phu đã bị truy tố chứ đâu được"tha thứ "một cách dễ dàng như thế"
Hay là việc ký kết ước 2000. Trong bài báo, anh Như Phong đã nêu :"Nhưng Lĩnh đã nhận trách nhiệm là người giữ đầu mối liên lạc nên không thể ký "kết ước" vì vậy, chỉ còn có một "hiền sĩ cao nguyên" Hà Sĩ Phu". Tôi đã nêu nhiều lý do, tại sao anh Như Phong chỉ nêu có một" Tại sao anh không nêu rõ một trong những lý do tôi không ký kết ước là vì tôi cho rằng ký trong lúc này sẽ không có tác dụng. Kết ước về căn bản vẫn là một bản thỉnh nguyện thư, một kiến nghị; nhưng ký trong lúc một số người nắm quyền lực không muốn nghe, trong lúc bầu không khí tinh thần còn sặc mùi chiến tranh lạnh, thì một thỉnh nguyện thư rất có thể bị hiểu lầm là "lời hô hào tập hợp lực lượng chống phá Nhà nước CHXHCNVN", do đó sẽ không có tác dụng.
Cái chốt của bài báo là lời nhận tội của tôi. Câu nói :"Hình phạt đối với tôi về tội phản bội Tổ quốc giúp tôi đi đúng hơn và làm gì đó có ích cho xã hội"mà anh Như Phong gán cho tôi, theo trí nhớ của tôi, tôi chưa hề nói với anh. Anh có thể vui lòng cho tôi nghe lại đoạn băng anh thu được trong cuộc "phỏng vấn" ấy chăng"
Còn đoạn trích trong lá đơn tôi gửi cho Bộ công an ngày 6.7.2000 xin được miễn trách nhiệm hình sự, thì đúng là có thực. Thế nhưng để hiểu được ý nghĩa của đoạn văn này, có lẽ cũng cần đến một sự trình bày khá dài dòng. Để khỏi làm mất thì giờ của độc giả, tôi chỉ xin nói đôi chút về thái độ hơi thiếu kiên quyết này của tôi. Một là, tôi hoàn toàn không muốn diễn ra một phiên toàụ; nơi đó nổ ra một cuộc đấu tranh gay gắt một mất một còn giữa một bên là anh Hà Sĩ Phu và tôi, và bên kia là công tố viên đại diện cho đảng cầm quyền. Đó là điều tôi thật sự không muốn, vì từ trước đến nay tôi vẫn mong muốn có một sự đổi mới bắt đầu từ ĐCSVN đang cầụm quyền để tránh những xáo trộn không cần thiết, không có lợi cho đất nước trong tình hình hiện nay. Dù sao, đảng cầm quyền cũng là đảng của cha tôi, chú tôi, và là đảng mà tôi đã từng gắn bó trong thời tuổi trẻ (mặc dù tôi chưa bao giờ gia nhập). Hai là, đã một thời bị nhiễm cái tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Marx, càng lớn tuổi, càng suy nghĩ kỹ, tôi càng thiên về con đường cải cách; bởi vì chỉ có đổi mới từng buớc, thay đổi một cách tiệm tiến mới có thể làm cho xã hội thật sự tiến bộ về mọi mặt. Đã qua rồi cái thời hăng say hô hào đập phá, đập phá chán rồi không biết xây cái gì trên cái đống đổ nát truớc mắt mình.Tôi đã chọn giải pháp thoả hiệp là xin miễn trách nhiệm hình sự. Đó cũng là điều có thể gây hiểu lầm nơi một số người bạn của tôi . Tuy nhiên, theo tôi, đó là giải pháp có thể tạo điều kiện cho một sự đối thoại thật sự giữa những người yêu nước, yêu dân chủ đối với đảng cầụm quyền. Có thể tôi ngây thơ, cả tin, nhẹ dạ, và phải trả giá cho cách chọn lựa này. Thế nhưng, tôi vẫn tin rằng trong ĐCSVN còn có rất nhiều người thật sự mong muốn đổi mới, thật sự yêu dân chủ, và sẵn sàng đối thoại với chúng tôi, là những người đã từng một thời gần gủi với đảng cầm quyền.Tôi cho rằng nếu các cơ quan pháp luật thực hiện giải pháp này một cách có thiện ý thì mọi sự sẽ diễn biến tốt đẹp. Hơn nữa, đã qua rồi cái thời các cơ quan pháp luật có thể sử dụng lời nhận tội để kết tội bị can, bị cáo. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, đã ghi rõ : "Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhậân tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội"(điều 54). Đó không phải là một điều luật tiến bộ hay sao"
Đáng tiếc là sự việc đã không diễn ra một cách êm đẹp như tôi đã nghĩ. Trong khi cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, miễn truy tố, miễn trách nhiệm hình sự cho tôi và anh Hà Sĩ Phu thì gần như đồng thời, nhà báo Nguyễn Như Phong lại sử dụng báo chí làm một phiên toà xử án chúng tôi về mặt dư luận. Trong phiên toà báo chí này, nhà báo Nguyễn Như Phong vừa đóng vai công tố, vừa là luật sư, vừa là thẩm phán kiêm hội thẩm. Sau khi đã mạt sát tôi và Hà Sĩ Phu, gọi chúng tôi là những kẻ phản bội Tổ quốc, quan toà Như Phong lại tỏ ra nhân đạo, độ lượng, mở ra cho chúng tôi một hướng xử lý nghiêm nhưng sẽ mở cho họ cơ hội mới.
Nhà báo (đúng hơn là nhà văn chuyên dựng chuyện hư cấu) Nguyễn Như Phong đã tạo ra một truyện hình sự feuilleton thoạt xem thì khá hấp dẫn nhưng đọc kỹ thì dễ nhận thấy sự lủng củng, thiếu nhất quán. Cái đảng chính trị mà tôi và anh Hà Sĩ Phu thừa lệnh nước ngoài lập nên đó cuối cùng chỉ có hai người : tôi và anh Hà Sĩ Phu. Có lẽ thấy cái đảng hai người ấy thiếu tính thuyết phục, nên trong hồi hai, anh Như Phong đã đưa thêm vào đó hai nhân vật nữa (Tiêu Dao Bảo Cự và Nguyễn Thanh Giang) để nâng lên thành đảng bốn người. Nhưng như vậy vẫn còn quá ít, nên anh Như Phong còn nói thêm : và một số người khác. Người đọc thấy cái đảng hai người (hay cái đảng bốn người này) hoạt động khá nực cười : nhận tiền thì chỉ vài trăm đô-la (không bằng một bữa nhậu của các cán bộ, đảng viên tham nhũng), hoạt động quanh đi quẩn lại chỉ xoay quanh việc ký kết ước 2000 (mà trong các xã hội dân chủ, thực chất chỉ là một thứ kiến nghị, thỉnh nguyện thư chẳng làm chết một ai).


Hình như anh Như Phong đánh giá quá cao vai trò của những tuyên ngôn, tuyên bố. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời vào năm 1848, từ đó đến nay tính ra đã hơn 150 năm; thế nhưng chủ nghĩa tư bản đâu đã sụp đổ " Quyển I bộ Tư bản, tác phẩm đồ sộ nhất của Karl Marx, được xuất bản lần đầu vào năm 1867, trong đó có câu văn nổi tiếng : "Giờ tận số của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm". Thế nhưng, trong thực tế, cái giờ tận số đó đã kéo dài đến non một thế kỷ rưỡi, và không biết bao giờ mới điểm xong. Xem như thế, thì tuyên ngôn hay tuyên bố có gì là gây nguy hại đâu, nhất là những tuyên ngôn, tuyên bố ôn hoà của những người trí thức, văn nghệ sĩ đấu tranh cho dân chủ "
Để tăng thêm tính hình sự, anh Như Phong đã nâng "Chia tay ý thức hệ" của Hà Sĩ Phu lên thành tuyên bố chống Đảng, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam quyết liệt nhất.Còn kết ước 2000 thì được coi là lời hô hào tập hợp lực lượng chống phá Nhà nước CHXHCNVN. Cho thêm chút mắm muối về những thứ như là Hoàng Cơ Minh dẫn quân xâm nhập vào Việt Nam qua con đường Lào, rồi đến cái gọi là cơ cấu bộ máy cho "chính quyền Việt Nam mới",v.vẨ (là những thứ chẳng ăn nhập gì đến vụ án của chúng tôi), anh Như Phong đã cố biến chúng tôi thành những tay chân của C.I.A. Quả thật, nếu đúng như vậy thì tôi và anh Hà Sĩ Phu đáng bị đem bắn bỏ, chứ còn "tha thứ" làm gì"
Tôi và anh Hà Sĩ Phu, suy cho cùng, chỉ là những người làm tư tuởng chứ không làm chính trị. Nhưng vì chủ nghĩa Mác-Lênin đem ghép chính trị và tư tưởng làm một, không phân biệt nhà tư tưởng và nhà chính trị, cho nên mới sinh ra những vụ án trí thức, như vụ án "phản bội Tổ quốc " mà tôi và anh Hà Sĩ Phu là nạn nhân. Trên thế giới, từ xưa đến nay, có những người coi chuyện chính trị là thứ yếu, tư tưởng mới là chủ yếu. Ví như John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau,Ẩ họ đều là những nhà tư tưởng bàn chuyện chính trị, chứ họ đâu có phải là nhà chính trị " Ngay cả Khổng Tử, mặc dù có lúc tham chính, nhưng ông đâu có coi chuyện tham chính là mục đích cao nhất của đời ông" Nếu Khổng Tử coi trọng chuyện làm chính trị thì vị trí của ông trong lịch sử có khác nào Quản Trọng hay Tử Sản" Không rõ anh Như Phong, người vốn tự hào là am hiểu lịch sử và văn hoá phương Đông, có nắm rõ được điều này hay chăng"
Anh Như Phong được đi Tây, lại am hiểu Mỹ. Tôi thì chỉ biết chuyện đời xưa. Thời trung cổ, nhà vật lý học Galileo đã phải nhận tội trước Toà án pháp đình vì đã dám cả gan ủng hộ thuyết của Copernicus cho rằng trái đất quay quanh mặt Mặt trời, một tư tuởng bị coi là tà thuyết, vì thời đó người ta còn tin vào thuyết trái đất đứng yên. Nhưng có một câu thành ngữ tiếng Ý nổi tiếng mà người ta cho rằng khi bước ra khỏi Toà, Galileo đã nói :"Eppur, si muove!" (Tuy nhiên, nó vẫn quay!).
Nhà báo Nguyễn Như Phong xem ra rất thích làm quan toà. Thế nhưng, cho dù anh Như Phong có thành công trong việc dùng độc quyền báo chí để kết tội tôi và bạn bè tôi trước công luận, hoặc giỏi hơn nữa, có mở được một phiên toà thật sự để gán cho chúng tôi những bản án nặng nề, thì những bản án ấy cũng không thể làm cho cái đúng trở thành cái sai hay cái sai trở thành cái đúng được. Bởi vì, quyền lực có thể sản sinh ra nhiều thứ, nhưng không bao giờ có thể sản sinh ra chân lý và tình yêu!
Tôi viết bài này với hy vọng bài sẽ được đăng trên tạp chí "An ninh Thế giới", hoặc trên một tờ báo nào đó tôi đã từng cộng tác. Nếu không được như vậy, e rằng tôi phải hoài nghi cái tính chất tự do của nền báo chí hiện nay.
Cuối cùng, tôi thành thật xin lỗi các bạn tôi vì tôi xưng hô với anh Như Phong theo cùng một cách như với bạn bè. Nhưng vốn là một nhà giáo, từ nhỏ lại được cha mẹ dạy cho cái phép lịch sự, tôi không quen dùng những từ có tính chất miệt thị, lăng mạ để gọi ai, dù người đó đối xử không phải với tôi. Hơn nữa, tôi vẫn nhớ dòng chữ mà tôi nhìn thấy trong chùa ngày tôi còn nhỏ : "Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan; lấy oán báo oán, oán ấy chồng chất". Âu đó cũng là cái thói quen tiểu sư sản mà suốt đời tôi không thể nào bỏ được!
Đà Lạt, những ngày đầu Xuân Tân Tỵ 2001
MAI THÁI LĨNH
Kính gửi :
Báo An ninh Thế giới.
Các báo : Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động.
Các anh : Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), Bảo Cự và Nguyễn Thanh Giang.
***
MỘT VIỆC LÀM HÈN MẠT CỦA BÁO "AN NINH THẾ GIỚI"
(loạt bài Hoan hô Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - Bài 17)
Những tưởng sau loạt bài của Nam Sơn, Thanh Giang, HoàngTiến, Vũ Cao Quận... và đặc biệt là bài viết đanh thép, sâu sắc của chính Hà Sĩ Phu, phê phán nghiêm khắc, có tình có lý bài viết bậy bạ của Nguyễn Như Phong thì Ban biên tập An ninh Thế giới nên im đi, bảo nhau sám hối để từ nay về sau đừng nên làm cái chuyện dại dột, thất đức như thế nữa. Hoặc nếu là những con người có liêm sỉ, có văn hóa, biết phân biệt phải trái thì có vài lời xin lỗi....
Ai dè "cà cuống chết đến đít còn cay", như con thiêu thân, cậy thế mình là báo của Công an, có quyền trong tay, cả vú lấp miệng em, "An ninh Thế giới" lại tiếp tục làm cái việc hèn hạ, bẩn thỉu, bố trí một số nhà văn, nhà báo, rặt một lũ bồi bút "hèn mạt, tham lam" "không có tư tưởng", "như con ve, con bét bám trên cổ con sư tử" là báo "An ninh Thế giới" để kiếm chác vài triệu bạc tiêu xài. Chắc chắn rằng Mai Văn Tạo, Dương Duy Ngữ, Trần Nhật Thu... sẽ nhận được của "An ninh Thế giới" mỗi người không dưới một triệu về cái vụ áp phe này.
Mà ba vị này có làm cái gì khác đâu ngoài việc nhai lại luận điệu bỉ ổi của Nguyễn Như Phong và nhắc đi nhắc lại mấy đoạn thư của Nguyễn Xuân Tụ gửi Đỗ Mạnh Trí. Đọc kỹ thì thấy cả ba vị đều trích đoạn giống nhau, trong một trang báo mà lặp lại đến ba lần là một chuyện rất kiêng trong nghề làm báo, một việc làm coi thường bạn đọc.
Chắc là Nguyễn Như Phong và những người vào hùa với Nguyễn Như Phong lấy làm đắc ý khi trích những đoạn thư mà họ gọi là "miệt thị dân tộc" của ông Hà Sĩ Phu, nhằm kích động sự phẫn nộ của quần chúng. Nhưng họ quên mất một điều quan trọng là quần chúng hiện nay là những người có tri thức, có văn hóa, biết phân biệt đúng sai một cách sáng suốt chứ không phải như hồi Nhân văn giai phẩm cách đây hơn 40 năm mà như chính ông bố Nguyễn Như Phong- nhà trí thức dân chủ Hoài An - đã phải nếm trải. Làm cái việc thất đức này chính Như Phong đã phản bội lại bố mình. Rất mong như trên đã nói, quần chúng bây giờ không còn là quần chúng của 40 năm trước. Họ biết rõ không phải chỉ riêng Hà Sĩ Phu nói như thế về dân tộc mình, xin các vị hãy đọc Nguyễn ái Quốc viết trên báo "Đời sống công nhân" ngày 26-5-1922 về "Tình trạng dốt nát của người dân bản xứ", "Người ta không hiểu đấu tranh giai cấp là gì, lực lượng giai cấp vô sản là gì" "Trái lại giống như con chó trong chuyện ngụ ngôn, họ lại thích đeo cái vòng cổ để kiếm miếng xương...". Thực ra đây chỉ là mặt trái tất yếu của thực tiễn cuộc sống mà thôi. Bên cạnh cái anh hùng vĩ đại làm sao tránh khỏi cái nhỏ bé thấp hèn.
Cũng giống như Mai Văn Tạo, Dương Duy Ngữ, Trần Nhật Thu hiện nay, trong lúc tuyệt đai đa số trí thức cả nước đều thực sự quý trọng Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, cho đây là niềm tự hào của toàn dân tộc thì lại chỉ biết hùa theo Nguyễn Như Phong để kiếm vài đồng bạc bẩn thỉu quên cả nhân cách của một người cầm bút chân chính. Báo An Ninh Thế giới rõ ràng là có chủ tâm trong việc này nhằm kích động dư luận chuẩn bị phát động một chiến dịch rộng rãi phê phán Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh và không loại trừ cả Thanh Giang sắp tới. Và chiến dịch này nếu được phát động chắc chắn vẫn chỉ sẽ là "cuộc đấu một bên" như cách đây 3 năm khi các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài gòn Giải phóng đã làm với Trần Độ, Hoàng Hữu Nhân, như cách đây hơn 40 năm, ban Tuyên huấn TƯ đã làm với các chiến sĩ dân chủ nhân văn giai phẩm. Hồi đó họ xua các võ sĩ lên đài, đấm đá túi bụi nhưng người đọc chẳng biết họ đấm vào ai, họ đá vào đâu. Tòa soạn là của họ, nhà in là củahọ, bọn bồi bút là của họ, họ chi tiền trả thù lao, và cứ thế cuộc đấu kéo dài hàng mấy tháng trời, không biết mệt. Bởi thực ra họ có phải suy nghĩ gì đâu mà thấy mệt. Cấp trên mớm cho họ như thế nào, họ cứ tuồn ra như thế. Cũng như số báo 214 An Ninh Thế giới lần này, cả 3 vị nhà văn, nhà thơ có tên trong bài chỉ "ợ " ra một giọng điệu hệt như nhau, từ một bức thư của Hà Sĩ Phu và một giọng điệu lính Tẩy của Nguyễn Như Phong.
Thật đáng buồn cho nền "Tự do báo chí" của nước ta. Hơn 40 năm rồi vẫn cứ dẫm chân tại chỗ. Và chính vì nền tự do báo chí dẫm chân tại chỗ nên chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước vẫn dậm chân tại chỗ. Việt nam vẫn là đất nước vi phạm nhân quyền nhất nhì thế giới. Việt nam vẫn là một trong những đất nước có nền kinh tế thấp kém nhất nhì thế giới.
Liệu trong cuộc đấu lần này, " An Ninh Thế giới" có dám cho đối thủ của mình xuất hiện trên võ đài để "rộng đường dư luận" như mấy câu mở đầu trên trang nhất của số báo 214 hay không"
*
Trên số báo 214 lần này, toà soạn "An ninh Thế giới" lại giở cái thủ đoạn xấu xa là đưa bút tích của các anh Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Thanh Giang viết từ trong tù ra để nhằm góp phần hạ nốc ao đối thủ. Họ là công an những họ quên một điều sơ đẳng rằng trong quá trình thụ lý, những lời khai trong tù dưới sự ép cung, hoặc mua chuộc lừa phỉnh đều không có giá trị. Vả chăng, 3 văn bản gọi là lời khai của Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Nguyễn Thanh Giang, được An ninh Thế giới "trân trọng"hí hửng đăng lại trên báo chỉ là một trò cười không hơn không kém; chính cơ quan điều tra đã mắc mưu các nhà trí thức dân chủ. Không ai lại ngây thơ tin rằng một người như Thanh Giang lại viết những việc anh làm là "do ảnh hưởng kích động của một số người trong và ngoài nước". Bằng chứng là ngay sau khi ra khỏi trại giam B14, Thanh Giang đã dõng dạc tuyên bố trước toàn thế giới: " Tôi chỉ làm tay sai cho chính cái đầu của tôi".
Thực ra những lời khai này chỉ là một giải pháp tình thế trong những phạm vi cho phép như các chiến sĩ cách mạng có thể khai lung tung trong tù những điều không ảnh hưởng gì đến sự nghiệp cách mạng. ở đây những nhà trí thức dân chủ Hà Sĩ Phu, Thanh Giang..., phải " nhẫn nhục" xuống thế trước các vị công an như cách xử thế của người xưa "Tránh voi chẳng xấu mặt nào" để sớm được thoát khỏi cảnh lao tù lãng phí thời gian tạo điều kiện thuận lợi đấu tranh mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn sau này. Còn nhớ năm 1995 để phục vụ cho mưu đồ đen tối của lãnh đạo Bộ Nội vụ, họ đã đem bức thư viết trong tù năm 1975 của Hoàng Minh Chính ra triển lãm ở 49 Phan Đình Phùng, để rêu rao là Hoàng Minh Chính đã nhận tội, đã sám hối, nhưng đã bị chính Hòang Minh Chính thẳng thừng bác bỏ bằng những tuyên bố đầy dũng khí của một lão thành cách mạng, một trong những ngọn cờ có uy tín nhất của phong trào dân chủ Việt nam hiện nay. Thật đau lòng cho CM một con người như Hoàng Minh Chính 1 lần tù đế quốc 3 lần tù Cộng sản, hồi đó Lê Đức Thọ đã định bí mật thủ tiêu; ông đã nói đanh thép nếu có bắn thì bắn trước mặt Bây giờ họ lại diễn lại trò xảo quyệt ấy đối với Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Mai Thái Lĩnh... Riêng đoạn về Thanh Giang họ cắt dán rất vụng về. Cùng một bản khai họ in thành 2 lần, mỗi lần chia làm 2 đoạn, rồi nối lại với nhau rất thô thiển, càng tự phơi bầy cái ý đố xấu xa của toà soạn An ninh Thế giới. Làm việc này họ muốn gửi đến Thanh Giang một tín hiệu gì đây. Họ muốn đánh đòn cân não đối với Thanh Giang chăng. Thực ra những lời nói trước kẻ thù, kể cả những lời khai nhất định nào đó, từng đã diễn ra nhiều trong lịch sử, kể cả của những lãnh tụ vĩ đại. Ta hãy đọc lại lá đơn của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp ngày 15-9-1911, trình bày nguyện vọng muốn vào học Trường thuộc địa trên đất Pháp: "Tôi vinh hạnh xin một đặc ân với lòng nhân từ cao cả của Ngài, được thu nhận vào trường thuộc địa như một học sinh nội trú".
Phải chăng những dòng chữ ấy, theo cái lô gích thô thiển của "An ninh Thế giới" nói lên sự hèn yếu xu nịnh của Bác Hồ trước kẻ thù"
Cũng như trong lá đơn gửi toàn quyền Đông Dương của Võ Nguyên Giáp xin được cấp học bổng du học ở Pháp kết thúc bằng câu: " Nếu được sự quan tâm của Ngài tôi xin nguyện phục vụ mẫu quốc suốt đời". Chính vì câu này, một câu có sẵn trong lá đơn mà thí sinh nào cũng phải viết mà suốt 3 đại hội Đảng liên tiếp, Lê Duẩn, Lê đức Thọ lợi dụng đưa ra nhằm hạ bệ Võ Nguyên Giáp.
Ai cũng biết rằng, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp tạm thời phải cắn răng hạ mình xuống để có điều kiện học tập cao hơn nữa, nhiều hơn nữa đặng phục vụ công việc cho Đảng cho cách mạng tốt hơn, có hiệu qủa hơn sau này. Trường hợp Nguyễn Ai Quốc, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Chính, Hà sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang... tạm thời hạ mình trước cường quyền khác hẳn với Lê Đức Thọ ở nhà tù Sơn La. ở nhà tù Sơn La, Lê Đức Thọ vốn xuất thân từ gia đình quan lại, không quen chịu gian khổ đã tự biến mình thành một tên tay sai cho giặc, tự nguyện hầu hạ tên chúa ngục để được ăn sung mặc sướng trong lúc các đồng chí của mình phải chịu bao cực hình tàn khốc của kẻ thù. Dạo đó anh em tù chính trị Sơn La gọi Thọ là tù áo trắng, suốt ngày cung cúc tận tuỵ phục vụ tên chúa ngục Cat Xô và khi đã lệ thuộc vào vật chất thì thọ bị sai khiến luôn cả về tư tưởng, tinh thần. Bị sức ép của kẻ thù, Thọ đã công khai phá cuộc học tập Nghị quyết Trung ương 8 (tháng 5 năm 1941) trong tù, lớn tiếng phê phán Nguyễn Ai Quốc là hữu khuynh, đoàn kết vô nguyên tắc với mọi giai cấp trong xã hội để đánh đổ kẻ thù trước mắt là đế quốc Pháp, hoàn thành Cách mạng giải phóng dân tộc. Một chủ trương rất sáng suốt của Nguyễn ái Quốc lúc bấy giờ. Việc làm xấu xa của Thọ những người tù Sơn La hồi ấy ai cũng đều biết rõ....
Chỉ có điều, việc làm của Thọ thực sự là một sự đầu hàng, bảo mạng để sau này có điều kiện chui sâu, leo cao chống phá cách mạng nhiều hơn, phá Đảng dữ dội hơn. Rõ ràng chính một tay Lê Đức Thọ đã phá nát cái Đảng này chắc ta còn biết hồi cố chủ tịch TCĐVN Hoàng Quốc Việt đã chỉ tay vào mặt Lê Đức Thọ mắng là tên phá Đảng. Tình hình bê bối hiện nay của Đảng càng chứng minh điều đó. Còn sự nhẫn nhục tạm thời của Hà Sĩ Phu, Thanh Giang vừa qua chính là để tạm thời hòa hoãn tạo điều kiện có thời cơ đấu tranh mạnh mẽ hơn cho phong trào dân chủ.
Và chính bây giờ hai anh đang tiếp tục dấn bước trên con đường đầy gian khổ nhưng vinh quang đó, bất chấp mọi sự đe dọa đối với các anh, tự do dân chủ là lẽ sống thiêng liêng của cuộc đời. Vì lí tưởng cao cả vĩ đại đó, các anh sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình. Tổ quốc, nhân dân sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao bất diệt của các anh. Động đến các anh là động đến toàn dân tộc, hơn thế nữa, động đến lương tri của toàn nhân loại. Báo An Ninh Thế giới" hãy nhớ lấy điều đó.
Kính mong Tổng bí thư và chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh hãy giành thời gian quan tâm đến vụ việc này. Đây là vụ cả một toà báo mà đơn vị chủ quản là Bộ Công an, một cơ quan bảo vệ pháp luật vi phạm nghiêm trọng luật báo chí, vi phạm nguyên tắc tuyên ngôn nhân quyền mà các bài viết của các anh Nam Sơn, Hoàng Tiến, Thanh Giang, Bùi Minh quốc đã nêu rất rõ ràng (Đề nghị tổng bí thư tìm đọc). Đây không phải là vụ việc một vài bài báo, mà đằng sau nó là vấn đề sống còn của đất nước tức là vấn đề dân chủ mà Tổng bí thư đã đề cập đến rất nhiều lần. Thực tiễn tình hình đất nước hiện nay càng chứng tỏ vấn đề dân chủ là vấn để quyết định sống còn của Đảng, của dân tộc. Một trong những tiêu chí của Đại hội IX lần này là dân chủ. Ai là Tổng bí thư sắp tới sẽ được quyết định có quyền dân chủ của các đại biểu đại hội. Không một cá nhân nào có quyền phán xét đ/c A thôi chức Tổng bí thư, đ/c B sẽ là Tổng bí thư, theo chủ quan của mình, của phe cánh mình.
Chúc Tổng bí thư sức khoẻ và chúc Đại hội IX thành công tốt đẹp.
Hà nội ngày 10-2-2001
Trần Dũng Tiến
Số nhà 12, ngõ 95
Phố Cự lộc- Thượng đình - Thanh xuân - HN
ĐT: 8 586321
Nơi gửi:
- Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
- Báo An Ninh Thế giới
- Các báo đài Trung Ương và Hà nội
- Toà án nhân dân tối cao
- Viện kiểm soát nhân dân tối cao
- Uỷ ban Văn hóa và Pháp luật của Quốc hội .

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.