Hôm nay,  

Chợ Ngoại Giữa Lòng Sài Gòn Đặc Sản Biển Hồ Cam Bốt

23/09/201200:00:00(Xem: 13204)
SAIGON (VB) -- Tại Sài Gòn, bên cạnh hàng trăm ngôi chợ của người Việt, những khu chợ phục vụ khách nước ngoài - và cả người Việt - vẫn lặng lẽ có mặt cả chục năm qua, chuyên buôn bán những đặc sản của từng nước.

Theo một ký sự đường phố trên báo TT, đầu tiên phải kể đến là chợ Lê Hồng Phong, hay còn gọi là chợ Campuchia, chợ Nam Vang, nằm sâu trong con hẻm 734 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10. Đặc sản “rất Campuchia” ở khu chợ này là cá tra Biển Hồ, khô cá lóc, cá sấy, cá sặc Campuchia. Những con cá tra dài gần nửa mét được treo lủng lẳng trên từng sạp hàng, vàng ươm óng mỡ, cá lóc khô xâu thành từng chuỗi ngay ngắn, ngon lành thu hút không ít khách du lịch Tây ta, nhất là Việt kiều ghé đến hỏi mua nhộn nhịp cả buổi sáng. Giá trung bình của khô cá tra là 250,000 đồng/kg, có đóng gói 270,000 đồng/kg.”

Rồi ở đây cũng có bánh bò, chè, bánh lọt, chuối ngào đường, xôi xiêm… như của người Việt, nhưng bao giờ cũng chế biến bằng đường thốt nốt. Còn quần áo, trang sức, thậm chí dây buộc tóc… thì đính đá lấp lánh, đủ hoa văn sắc màu đúng kiểu Campuchia. Vào quán bún Tư Xê ở chợ này, có thể thấy nhiều người Campuchia, người Việt cùng xì xụp tô bún đậm đà vị mắm Num Bo Chóc đúng điệu nhất, trắng nõn cá lóc được lấy thịt rất khéo.
vb_kho_nam_vang_o_sg
Đặc sản cá khô xứ Chùa Tháp bày bán ở chợ Lê Hồng Phong (quận 10), còn gọi là chợ Campuchia.(Photo VB)
Các hộ kinh doanh ở đây hầu hết có gốc gác từ Campuchia, buôn bán theo kiểu truyền thống gia đình cha truyền con nối, anh em cùng làm, bắt đầu từ những năm 1970 khi có một số lượng lớn người Campuchia đến sinh sống tại Sài Gòn.

Bài báo giới thiệu tiếp là ngay sát chợ Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình), một khu chợ bán thực phẩm Hàn Quốc đã luôn là điểm đến tin cậy của cộng đồng người Hàn Quốc tại Sài Gòn nhờ hàng hóa đa dạng và giá cả phải chăng. Thực phẩm Hàn Quốc ở đây có đến 200-300 chủng loại, từ tokbokki, ớt bột, rong biển cuốn kimbap, cho đến bạch quả, kim chi, gà hầm nhân sâm, thậm chí cả lá mè, ớt xanh... Được biết, trước đây hầu hết các bà nội trợ Hàn đi chợ đều không biết tiếng Việt nên người bán luôn phải mang theo từ điển để giao dịch với họ, giờ thì nhiều người nói tiếng Việt cực giỏi, trả giá còn tốt hơn cả người Việt! Ngoài người Hàn, ngay cả người Việt, đặc biệt là giới trẻ, cũng thường xuyên lui tới mua hàng về tự nấu hoặc bán trên mạng.

Khu chợ này còn là đầu mối của rất nhiều cửa hàng, siêu thị chuyên bán thực phẩm Hàn Quốc tại quận 7, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thậm chí cả vùng ngoại thành Hóc Môn, Củ Chi (những khu vực có nhiều công ty Hàn Quốc). Không chỉ thực phẩm đóng hộp, ngay cả kim chi, rau cải tươi sống của Hàn cũng được đóng thùng chuyển đến các địa chỉ này mỗi ngày.

Cũng theo bài báo, giới kinh doanh thực phẩm, hàng hóa của người Nhật thường tụ tập vào các chuỗi siêu thị mini khá phát triển với gần như toàn bộ thực phẩm, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm đều xuất phát từ Nhật, từ cây tăm nhỏ xíu, sợi rong biển mỏng manh đến bánh kẹo, chén bát... Một số cái tên tiêu biểu có thể nhắc đến như: Akuruhi, chuỗi cửa hàng đồng giá Daiso… Các siêu thị dạng này tập trung khá đông ở những nơi có người Nhật, như đường Lê Thánh Tôn (quận 1), đường Phạm Văn Hai, Cộng Hòa (quận Tân Bình). Khách đến siêu thị không chỉ có các gia đình Nhật Bản mà còn khá đông người Việt.

Còn trên đường Võ Văn Kiệt (số 328, quận 1) lại có một khu chợ Nga, đặc biệt là một siêu thị nhỏ với đầy đủ bánh mì đen, xúc xích, thịt hộp, cá trích và cả các sản phẩm, đồ chơi lưu niệm… Nhiều sản phẩm được lấy từ Nga, cũng có loại được mang về từ Vũng Tàu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.