Hôm nay,  

Bầu Cử A-phú-hãn

14/10/200400:00:00(Xem: 5086)
Lần đầu tiên trong một chuỗi dài lịch sử hơn 3,000 năm qua, người dân A-Phú-Hãn (Afghanistan) đã được trực tiếp bầu người lãnh đạo của họ. Cuộc bầu cử diễn ra trong bầu không khí tương đối ổn định khiến người ta phải ngạc nhiên vì trước đó đã có những vụ phá hoại dữ dội của bọn Taliban và dư đảng al-Qaida ở nước này. Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc cuối tuần qua, đã có sự phản đối của 15 ứng cử viên đối lập tố cáo có những dấu hiệu gian lận và đòi thủ tiêu cuộc bầu mà kết quả phần thắng nghiêng về phía ông Hamid Karzai, hiện là Tổng Thống lâm thời. Nhưng đến đầu tuần này hầu hết các ứng cử viên đối lập, kể cả một nhân vật quan trọng nhất, ông Yunnis Qanuni, đã bãi bỏ sự chống đối để chấp nhận một ủy ban điều tra do LHQ thành lập. Theo các nhà quan sát quốc tế có mặt, những sự bất hợp lệ nếu có vẫn không đủ để thủ tiêu cuộc bầu cử. Như vậy hầu như chắc chắn Karzai sẽ là người lãnh đạo chính thức của A-Phú-Hãn và đây cũng là điều xứng đáng xét theo quá trình tranh đấu của ông cho hòa bình và dân chủ.

Cuộc bầu cử này có ý nghĩa như thế nào" Trước hết đây là một sự thành công của sự hợp tác quốc tế. Tổ chức bầu cử đã được sự phối hợp chặt chẽ của LHQ và chính quyền A-Phú-Hãn. Có tất cả 280 nhà quan sát quốc tế theo dõi 5,000 địa điểm bỏ phiếu, phần lớn đặt trong các thành phố do liên quân quốc tế bảo vệ an ninh. Mặc dù có một số người chỉ trích cuộc bầu cử này là vì có nhu cầu cấp bách của chính phủ Bush trong mùa tranh cử ở Mỹ, chúng tôi vẫn nghĩ việc tổ chức cho người dân Á-Phú-Hãn lần đầu tiên được bầu ra người lãnh đạo cao cấp nhất của họ vẫn là một diễn biến đầy ý nghĩa, nếu nhìn đến lịch sử đau thương của họ trước những nạn ngoại xâm. Trong thế kỷ 19 sự xung đột giữa hai thế lực bành trướng là đế quốc Anh và đế quốc Nga hoàng đã ảnh hưởng mạnh đến A-Phú-Hãn. Đế quốc Anh hồi đó lo ngại trước sự xâm lấn của Nga ở Trung Á và ảnh hưởng gia tăng của Ba Tư (Iran) về phía Đông trong khi Anh đã chiếm Ấn Độ làm thuộc địa.

Hai cuộc chiến tranh của Anh nhằm chiếm A-Phú-Hãn đã xẩy ra. Trận đầu (1839-42) đem lại kết quả quân đế quốc Anh bị tiêu diệt thê thảm, sự kiện này nhắc nhở cho thời nay thấy rõ trong lịch sử người A-Phú-Hãn đã chiến đấu chống ngoại xâm dữ dội như thế nào. Trận thứ hai (1878-80), chiến tranh bùng nổ vì Quốc Vương Amir Shir Ali không chịu nhận phái bộ Anh ở Kabul. Cuộc chiến này đưa Abdur Rahman lên làm Quốc vương và hai nước Anh-Nga hòa giải, vẽ lại bản đồ biên cương cho A-Phú-Hãn tồn tại đến ngày nay. Nhưng dù các thế lực ngoại xâm hòa với nhau, cuộc xung đột nội bộ A-Phu-Hãn vẫn không dứt. Cho đến thế kỷ này, nạn ngoại xâm lại xẩy ra khi Liên Sô đem quân chiếm A-Phú-Hãn trong thập niên 80 và kết quả là Hồng quân Sô Viết cũng thảm bại phải cuốn gói rút về nước. Kế đó là nạn Taliban và al-Qaida cho đến lúc Mỹ cầm đầu liên quân quốc tế tấn công khủng bố giải trừ được chế độ này.

Sau khi chính quyền lâm thời thành hình dưới sự lãnh đạo của Karzai, các dư đảng của Taliban đã dần dần hoạt động trở lại và dữ dội nhất sau khi Mỹ đem quân đánh Iraq. Năm nay bọn cầm đầu Taliban nằm trong bóng tối đã đẩy mạnh các cuộc tấn công và số người dân A-Phú-Hãn chết đã tăng đến 45%. Vậy mà hàng triệu người dân bất chấp nguy hiểm và sự hăm dọa khủng bố vẫn ghi danh cử tri và kéo nhau đi bầu rất đông. Tại sao vậy" Chúng tôi nghĩ đó là vì dân A-Phú-Hãn đã quá chán ghét chiến tranh và tàn phá, nhất là cảnh bom đạn dội xuống đầu những người dân vô tội kể từ cuối năm 1979 khi Hồng Quân Sô Viết đánh chiếm A-Phú-Hãn. Điều này không có nghĩa là dân A-Phú-Hãn đã trở thành hèn nhát và sợ hãi chiến tranh. Dân tộc tính của họ rất mạnh, nếu cần phải chiến đấu chống ngoại xâm, họ vẫn hăng hái xông ra trận hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập dân tộc.

Bất cứ dân tộc nào đã từng trải qua 30 năm chiến tranh đều chán ghét cảnh đổ máu, chúng tôi tin như vậy. Mục tiêu tối hậu của người A-Phú-Hãn vẫn là được sống trong hòa bình, dưới một chế độ tự do dân chủ, nhân quyền được tôn trọng. Nay tình hình thế giới, thế đồng thuận quốc tế và sự bảo trợ của LHQ đã hé mở cho họ một cánh cửa có khả năng đưa họ đến mục tiêu mong muốn mà không phải đổ máu, làm sao họ không chọn" Đó là tuyển cử toàn quốc có liên quân thế giới bảo vệ an ninh, có quốc tế giám sát. Đây là một cuộc bầu cử dân chủ thực sự theo đúng nghĩa của nó, không phải bầu cử trò hề thường thấy dưới những chế độ độc đảng không đối lập, hay bầu cử giả tạo trong đó đối lập bị khóa họng, dân đi bầu dưới sự uy hiếp của họng súng.

Tuy nhiên có bầu cử không có nghĩa là đã có dân chủ. Bầu cử chỉ là một bước đi cần thiết ưu tiên trên con đường xây dựng dân chủ. Không phải cứ hô lên một tiếng là có dân chủ. Dân chủ cũng không phải một cái tên có hoa lá làm cảnh hay một bảng hiệu viết bằng chữ vàng. Dân chủ là một nếp sống, một tập quán. Chưa học được dân chủ, đừng nói đến tạo dân chủ. Lịch sử đã cho thấy những người đòi làm cách mạng lật đổ không chắc đã là những người biết thế nào là dân chủ. Bầu cử chỉ là cách hợp pháp xây dựng chính quyền dân chủ, nhưng muốn có dân chủ thực sự, còn cần phải xây dựng xã hội dân chủ và sự xây dựng xã hội phải bắt đầu bằng việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Cuộc bầu cử thành công cuối tuần qua khiến nguời ta hy vọng có thể thực hiện cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới.

Nhưng ngay trước mắt, chính quyền Karzai còn phải đối phó với nhiều khó khăn. Một mặt phải tiếp tay với liên quân tiễu trừ dư đảng của Taliban, một mặt phải tìm cách nâng cao mức sống của người dân sau bao năm thống khổ vì chiến tranh. Nhìn những người dân A-Phú-Hãn kiên nhẫn xếp hàng dài đi bầu cuối tuần qua, chúng tôi nghĩ họ xứng đáng được hưởng mọi sự viện trợ quốc tế cần thiết để có một cuộc sống an lạc trong thái bình và hòa hợp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.