Hôm nay,  

Tết Trung Thu Hải Ngoại

24/09/200400:00:00(Xem: 4827)
Tại Little Saigon, thủ đô thân thương của người Việt tỵ nạn CS trên đất Mỹ, cùng một ngày Thứ Bảy 25 tháng 9, năm 2004. Hai trong ba tờ nhựt báo ở Little Saigon, đều có tổ chức Tết Trung Thu cho thiếu nhi. Buổi sáng, Nhựt báo Người Việt tổ chức tại phòng sinh hoạt của báo này cuộc thi vẽ cho thiếu nhi. Buổi trưa Nhựt báo Việt Báo tổ chức tại Nhà Hàng Emerald Bay, cuộc thi "Bé viết văn Việt" cho thiếu nhi có nhiều đoàn văn nghệ, múa lân giúp vui, có rước lồng đèn, tăïng quà bánh, vừa chơi vừa học.
Đã gần hai tuần nay đi chợ VN nào ở Little Saigon cũng thấy bày bán lồng đèn Trung Thu. Tại nhiều nơi trên thế giới có cộng đồng người Việt sinh cư lập nghiệp -- ở Uùc, ở Au, và ở Mỹ-- báo giấy, báo điện, bản tin của các trang nhà của các tổ chức công tư dot. org hay com, của người Việt trên xa lộ thông tin Internet, đều có và thường nói nói nhiều về Tết Trung Thu. Ngay trong nhà người viết bài này, hai đứa cháu nội sanh ở Mỹ, chưa đến tuổi đi học trường, dẫn đi chợ cuối tuần, thấy lồng đèn treo bán cũng đòi mua.

Thực sự Tết Trung Thu hay Tết Nhi đồng đã theo người Việt đến Tây Aâu, Bắc Mỹ, Uùc châu, và sanh sôi nẩy nở trong lòng văn minh Tây Phương, như Tết Nguyên Đán cỗ truyền của dân tộc. Lễ tục này là một định chế của xã hội VN, tự nhiện cũng phải theo qui luật thích nghi sinh tồn của xã hội -- thích nghi được thì sinh tồn và phát triễn, không thích nghi được thì không. Loài Khủng Long lớn con, nhiều thứ, số đông, từng tràn ngập Địa Cầu thế kia kia mà không thích nghi được với môi sinh đột biến còn bị tuyệt diệt, chỉ còn lại những đống xương tàn đối tượng cho những nhà khảo cổ học của Loài Người, chủng loại lúc đó chưa có mặt trên Trái Đất.

Còn xã hội, văn hoá, gia đình VN hoàn toàn khác, hoà nhập tương đối nhanh, phát triễn tương đối cao dù bị bức gốc rể một cách hoàn toàn thiếu chuẩn bị và đưa vào môi trường sống hoàn toàn khác lạ, là xã hội Tây Phương, trong một cuộc di tản lớn lao và bất thần, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt; và có thể nói của thế giới nữa nếu so với cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi cổ Ai Cập. Thế ma, ø dù có bi quan thế mấy, có khó tánh thế nào đi nữ, cũng phải công tâm nhìn nhận lối sống VN, phong tục VN, lễ hội VN, gia đình VN, ngôn ngữ VN vẫn còn những nét đặc trưng Việt. Trong đó có Tết Trung Thu hay Tết Nhi đồng VN.

Nhưng qui luật thích nghi sinh tồn và phát triễn của sư sống có chi phối và đem lại một số đổi thay khi tổ chức Tết Trung Thu ở Hải ngoại. Nhìn qua tổ chức Tết Trung Thu, Tết Nhi đồng VN ở Hải ngoại nói chung, từ Tây Aâu, Bắc Mỹ đến Uùc châu bây giờ có nhiều thay đổi khác với ở VN trước 1975, và nhiều khác biệt với thời CS ngự trị nước nhà VN. Thay đổi về thời biểu để hoà hợp với thời biểu làm việc của xã hội kỹ nghệ hoá cao của Tây Phương. Mọi lễ tết xã hội ngay lễ cưới hỏi của gia đình cũng vậy đều dồn vào cuối tuần cho phù họp với chế độ một tuần ngày làm việc năm ngày , nghỉ hai ngày cuối tuần. Thay đổi theo trình độ khoa học kỹ thuất cao của các nước tiền tiến. Thay vì lồng đền cá chép, ông sao, ông trăng thì trẻ em hải ngoại quen thuộc hơn với lồng đèn phi cơ phản lực, hoả tiễn phi thuyền, xe hơi loại sang, và rồ bô người máy.

Và quan trọng nhứt là thay đổi trò chơi cho trẻ em theo quan niệm thực dụng của Tây Phương, vừa chơi vừa học, chớ không phải chơi để mà chơi hoàn toàn. Nhin qua quan niệm tổ chức của hai tờ nhựt báo ở Little Saigon cũng như một số cơ quan đoàn thể của người Việt sẽ thấy rõ điều đó. Một muốn phát triễn óc thẫm mỹ, tánh sáng tạo, sư khéo tay, tình yêu nghệ thuật của trẻ em VN. Một muốn tiếng Việt còn, giọng Việt còn Việt còn, gia đình Việt còn, hồn Việt còn, tình yêu Việt còn. Ai cũng biết bài thơ đầu, mối tình đầu là những gì con người nhớ dai nhứt. Quan niệm này chẳng những phù hợp tâm thức thực dụng khoa học kỹ thuật của văn ninh Tây Phương, khác với văn minh Đông Phương. Thay vì tìm ra thuốc pháo dùng để làm pháo đốt chơi rồi thôi, mà không đem vào kỹ thuật sản xuất, làm ra thuốc súng, chất nổ để xẻ núi lấp sông cải tạo thiên nhiên và cải thiện đời sống của còn người. Quan niệm cũng thích hợp với khoa sư phạm, đúng với tâm sinh lý của lứa tuổi thiếu nhi, mà còn thích hợp với nguyện vọng của phụ huynh trẻ em nữa. Một người cha, người anh khi mua một món hàng cần cho mình có thể còn suy nghĩ đến số tiền nhưng mua cái gì cho lợi cho con cháu vui chơi và học hỏi được, ít khi nghĩ đến giá cả. Vì rằng là cha anh, ai cũng tin rằng con hơn cha là nhà có phước, là người trưởng thượng trong gia đình và xã hội đa số tin sau hơn trước là đất nước tiến lên.

Trên tinh thần đó nhứt định công cuộc tổ chức Tết Trung Thu cho thiếu nhi VN ở Hải ngoại vừa chơi vừa học của nhiều cơ quan đoàn thể Việt sẽ thành công. Theo thăm dò của người viết bài này có nhiều dấu chỉ cho thấy mạnh thường quân,phụ huynh của thiếu nhi, và cả thiếu nhi nữa đã tích cực ủng hộ, và sẽ tham dự rất đông,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.