Hôm nay,  

Con Đường Hội Nhập

19/06/200100:00:00(Xem: 4748)
Khi bản thương ước Việt-Mỹ được hai bên phê chuẩn và thi hành, con đường hội nhập của Việt Nam chỉ mới bắt đầu, hội nhập với kinh tế toàn cầu. Và con đường này cũng không phải là con đường thoải mái tươi mát cho những chế độ Cộng sản như Việt Nam hay Trung Quốc. Con đường này bắt buộc phải đi từ khởi điểm của nó là những bản hiệp ước thương mại song phương, đặc biệt từ thương ước với Mỹ, để đi đến điểm chót là gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Một con đường khá dài và lộ trình của nó cũng lắm gian nan đối với nước Việt Nam Cộng sản.

Nếu chỉ cần thương ước với Mỹ là có thể lên đường, tại sao Hà Nội phải thương thuyết cù cưa cho đến 4 năm, bản văn thương ước mới hoàn thành" Nếu thấy thương ước với Mỹ là có lợi cho chế độ xã hội chủ nghĩa, tại sao khi đã đồng ý với bản văn sau chót rồi Hà Nội chần chờ đến hơn một năm mới chịu chính thức ký kết" Có một sự thật mà chính Hà Nội cũng phải nói ra - sau khi Bắc Kinh đã khai khẩu - vì bực bội với thái độ chần chờ của Mỹ trong việc phê chuẩn thương ước, bảo “thương ước là có lợi cho cả hai bên, chớ không phải bên nào ban ân sủng cho bên nào”. Sự bực bội của Hà Nội cũng dễ hiểu, bởi vì phía Việt Nam đã cố gắng rất nhiều, kể cả việc ký kết hiệp ước trong đó có những điều khoản trói buộc về việc mở rộng cửa các thị trường, vùng đất săn riêng của các xí nghiệp quốc doanh. Thậm chí Hà Nội đã phải cho Mỹ ân sủng “tối huệ quốc” trước - nghĩa là miễn gia tăng thuế nhập cảng 50% cho hàng nhập cảng của các công ty Mỹ - trong khi chờ đợi Mỹ cấp cho “tối huệ quốc” đoản kỳ, một năm một lần, chỉ để mong được đem hàng vào thị trường Mỹ với quan thuế biểu thấp.

Cái gọi là “tối huệ quốc” của Mỹ thật ra nay đã quá nhàm, bất cứ nước nào buôn bán bình thường với Mỹ cũng đều được hưởng, nên Mỹ cũng thấy từ ngữ “quy chế tối huệ quốc” chướng tai đến độ khôi hài, phải đổi thành “quy chế thương mại bình thường”. Trên thế giới ngày nay có gần 200 nước lớn nhỏ, chỉ có đếm trên đầu ngón tay vài nước thuộc loại “sổ đen” như Iraq, Iran, Libya. Sudan, Aghanistan... là không được “bình thường”, thành ra cho đến nay Việt Nam vẫn thuộc loại các nước đó. Hàng của siêu cường kinh tế Mỹ đem vào Việt Nam được hưởng quan thuế thấp, trái lại hàng của Việt Nam vào loại nghèo đói nhất thế giới đem vào Mỹ lại phải è cổ ra chịu đựng thuế cao gấp hàng chục lần các nước “bình thường”. Các ông Cộng sản Hà Nội làm sao không phát khùng lên cho được"

Cố nhiên từ nhiều năm nay, người ta cũng thấy hàng của Việt Nam, thuộc loại cò con bầy bán ở Mỹ, nhưng đó là những thứ hàng chui mang nhãn hiệu của các nước như Thái Lan, Tân Gia Ba vốn đã là “bình thường quốc” với Mỹ. Đây gọi là hàng “mua bằng cấp”, một “nghề” đã trở thành thói quen trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tự nhiên nó phải truyền nhiễm qua lãnh vực kinh doanh để trở thành tật cố hữu. Nhưng khi “đi chui” như vậy các công ty xuất cảng Việt Nam cũng phải chia lời với những anh bán bằng cấp giả, thành ra thiệt thòi vô cùng như kiểu làm cỗ cho người khác xơi, các tay kinh doanh “nhà nước” ta chịu không thấu.
Người ta hiểu tại sao Hà Nội nôn nóng, bức bội, thúc giục Mỹ phê chuẩn gấp thương ước để có mảnh bằng chính thức “tối huệ quốc” vì xét ra xài bằng giả chỉ có chết.

Điều khoản của thương ước Việt-Mỹ ghi sau khi phê chuẩn, là thương ước có hiệu lực ngay. Các nhà xuất cảng Việt Nam đã chuẩn bị sẵn từ lâu, tất nhiên khi có là họ nhẩy ngay không chờ gì nữa. Chính vì thế các nhà quan sát đã ghi nhận kẻ được lợi trước tiên là các công ty xuất cảng Việt Nam và dự liệu số hàng xuất cảng của Việt Nam qua Mỹ sẽ tăng gấp đôi ngay trong năm 2001. Nhưng thương ước không phải chỉ có điều khoản “ăn dỗ mồi” này. Các ông Cộng sản đã nói thật: “thương ước không phải là việc ban ân sủng của nước này cho nước khác”. Đúng vậy, vì thương ước là “ông mất của kia bà chìa của nọ”. Mọi thỏa ước về thương mại đều bắt buộc phải “đôi bên cùng có lợi”, vì thế mới có thương lượng mặc cả trước khi ký. Thị trường Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng Mỹ tiến vào cạnh tranh với các công ty trong nước.
Tuy nhiên Việt Nam còn hy vọng ở một khía cạnh khác lớn hơn quyền lợi nhỏ bé của mấy công ty tư doanh hay quốc doanh trong nước. Đó là mong đầu tư Mỹ và của các nước khác đổ vào Việt Nam sau khi thương ước được thi hành. Thế nhưng đây là một ước mơ hơi sớm. Muốn có đầu tư từ bên ngoài, không phải chỉ cần có thương ước là đủ mà còn phải làm nhiều việc. Trước hết Việt Nam phải gỡ đi cái rừng luật pháp u minh chằng chịt gây ra tệ quan liêu giấy tờ phiền toái và những cửa ải có tham nhũng đòi tiền mãi lộ. Thứ hai phải có một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy và một chế độ hối đoái hợp lý. Thứ ba phải tạo ra một sự bình đẳng giữa quốc doanh và tư doanh. Các công ty ngoại quốc cũng là tư doanh, nếu chế độ ưu đãi quốc doanh và chèn ép tư doanh, hay nhằm các công ty ngoại quốc để chém cho kỹ về giá các dịch vụ tiện ích công cộng như điện nước, viễn thông vận chuyển, các nhà kinh doanh ngoại quốc sẽ bỏ chạy luôn chớ đừng nói họ mang tiền đến đầu tư. Tóm lại Việt Nam cần phải tạo một môi trường đầu tư trong sáng và lành mạnh mới mong thu hút được vốn nước ngoài.

Hiện nay Việt Nam được đeo bảng hiệu là một trong những nước tham nhũng nhất và nhiều rủi ro nhất để đầu tư kinh doanh ở Á châu. Nếu không tự cởi bỏ được bảng “quán quân” đó, trong mọi cuộc chạy đua tranh giải đầu tư, Việt Nam chỉ có cầm đèn đỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.