Hôm nay,  

Hỏi Đáp Luật Pháp

02/06/200000:00:00(Xem: 7408)
Hỏi: (Cô Hoàng T N L): Vào cuối năm 1999 người yêu tôi từ Úc trở về Việt Nam, chúng tôi đã làm lễ cưới vào dịp Giáng Sinh năm đó. Đầu năm 2000, tôi được đến Úc theo diện bảo lãnh vợ chồng.

Sau khi sống chung với chồng tôi tại Úc, tôi mới biết được tánh ý của chồng tôi. Anh ta luôn luôn la lối, đánh đập tôi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy được hạnh phúc như anh đã hứa với tôi khi còn ở Việt Nam.

Anh ta chữi rủa, đe dọa tôi đủ điều. Có nhiều lúc tôi cảm thấy không còn chịu đựng được, tôi đã nói cho anh ta biết rằng tôi sẽ báo cho cảnh sát về việc đánh đập và đe dọa tôi. Tôi càng nói anh ta càng đánh tôi nhiều hơn.

Có nhiều lần anh ta đánh tôi đến độ thân mình tôi bầm tím. Tôi qúa giận và có ý định đi thưa cảnh sát. Anh ta bèn nói cho tôi biết rằng nếu tôi đi thưa cảnh sát anh ta sẽ báo cho Bộ Di Trú là anh ta không còn muốn sống chung, và yêu cầu hủy bỏ hồ sơ bảo lãnh cho tôi mà anh ta đã nộp cho Bộ Di Trú.

Vì nghĩ rằng phận gái khi lấy chồng, mặt mày hăm hở được ra định cư tại nước ngoài, nay phải bị buộc trở về Việt Nam thì không còn mặt mũi nào để nói chuyện với bà con lối xóm. Thế là tôi bèn bỏ ý định đi báo cảnh sát về việc anh ta đánh đập tôi.

Cách đây hơn một tuần lễ, sau khi đi chơi và uống rượu với bạn bè, về đến nhà anh ta bèn chữi rủa rồi đánh đập tôi. Hiện những vết thương ở chân của tôi vẫn còn bầm tím. Tôi nghĩ rằng chắc tôi không thể nào ăn đời ở kiếp với một người chồng như thế được, nhưng tôi phản cắn răng chịu đựng cho thời gian hai năm trôi qua theo sự quy định của Bộ Di Trú để được phép trở thành thường trú nhân rồi hãy tính sau.

Xin LS cho biết là có cách nào giúp cho tôi ở lại Úc khác hơn là phải chờ hai năm theo luật định không" Tôi sợ rằng chồng tôi sẽ tiếp tục hành hạ tôi, và khi thời gian hai năm sắp mãn, anh ta sẽ quyết định không muốn sống chung với tôi nữa rồi xin Bộ Di Trú để rút lại hồ sơ bảo lãnh cho tôi thì sự chịu đựng của tôi sẽ trở thành dã tràng xe cát biển đông. Hiện tại tôi không thể đọc được ý định của chồng tôi, đúng là dò sông dò biển dễ dò nào ai lấy thước mà đo lòng người. Chồng tôi luôn luôm đe dọa tôi, nếu tôi trái ý thì anh ta sẽ hủy bỏ hồ sơ bảo lãnh cho tôi, xin LS giúp ý cho tôi là tôi phải làm thế để có thể giải quyết tình cảnh hiện tại của tôi"

Trả lời: Nếu những gì cô viết trong thư là hoàn toàn đúng với sự thực thì tôi yêu cầu cô hãy đến bác sĩ để lấy giấy chứng nhận về những thương tích (những vết bầm tím) do sự đánh đập của chồng cô gây ra.

Sau khi đi khám bác sĩ, cô nên trình báo gấp cho cảnh sát sở tại về mọi sự việc mà cô đã nêu trong thư. Chắc chắn cảnh sát sẽ xin một "lệnh ngăn chận bạo hành tạm thời" (Interim Apprehended Violence Order) để chận đứng việc đối xử tệ bạc của chồng cô đối với cô, trong lúc chờ đợi án lệnh chính thức do phán quyết của "tòa án địa phương" (local court).

Khi đến khai báo sự việc tại "cảnh sát cuộc" (police station), cô sẽ được các nhân viên cảnh sát thẩm vấn để cô có thể cung khai mọi chi tiết liên hệ đến sự bạo hành mà cô đã phải chịu đựng trong thời gian qua. Cảnh sát sẽ chụp hình những vết bầm tím trên thân thể của cô để trưng dẫn tại tòa như là những chứng cớ về tội hành hung của chồng cô đối với cô. Họ cũng sẽ dùng những bằng chứng này hầu thuyết phục tòa đưa ra án lệnh chống bạo hành hầu ngăn chận những hành vi thô bạo của chồng cô đối với cô trong tương lai.

Nếu cô quyết định khai báo sự việc cho cảnh sát, chắc chắn rằng chồng cô cũng sẽ được triệu thỉnh đến cảnh sát cuộc để thẩm vấn. Tại cảnh sát cuộc, sau khi thẩm vấn, họ sẽ thông báo cho chồng cô biết rằng án lệnh tạm thời chống bạo hành để bảo vệ cho cô đã được ban hành, và họ sẽ cảnh cáo cho chồng của cô biết rằng nếu đương sự vi phạm những điều liệt kê trong án lệnh tạm thời - trong lúc chờ đợi án lệnh chính thức - thì đương sự sẽ bị câu thúc thân thể (arrest). Đồng thời cảnh sát cũng sẽ thông báo cho chồng cô biết ngày giờ ra hầu tòa để trả lời về tội "hành hung" (common assault). Cô cũng nên đến văn phòng của cộng đồng cũng như Hội Phụ Nữ để được các nhân viên xã hội giúp đỡ.

Khi cô thực hiện các điều kể trên, cô phải chuẩn bị dọn nhà đi một nơi khác vì chắc chắn rằng không một người chồng nào có thể chấp nhận một người vợ đi cáo giác mình với cảnh sát. Điều không thể tránh được là chồng của cô sẽ rất mất cỡ với bạn bè không những về việc cô dọn nhà ra đi mà còn cả những lời gièm pha về việc bảo lãnh cô qua đây rồi bị ra tòa vì cô. Vì những lý do vừa nêu, chồng cô sẽ thông báo cho Bộ Di trú rằng đương sự không còn sống chung với cô nữa.

Cô nên lưu ý rằng khi cảnh sát đã lập hồ sơ truy tố chồng cô về tội bạo hành, thì dù trước hoặc trong ngày ra hầu tòa cô cố gắng bãi nại, việc bãi nại của cô hoàn toàn không giúp gì cho chồng trong việc tránh khỏi sự cáo buộc của cảnh sát về tội bạo hành cả.

Riêng câu hỏi của cô về việc làm thế nào để có thể ở lại Úc mà không phải chịu đựng sự hành hạ của chồng cô như cô đã và đang phải chịu đựng. Tôi xin trả lời cho cô rằng khi được bảo lãnh đến Úc với tư cách là hôn thê, mặc dầu theo luật lệ hiện hành, để có thể trở thành thường trú nhân của Úc, cô phải chờ đợi hai năm. Điều này có nghĩa là khi chồng cô và cô hoàn toàn thương yêu nhau thì việc trở thành một thường trú nhân của Úc không còn là vấn đề nữa.

Tuy nhiên, nếu chồng cô lợi dụng điều kiện phải chờ đợi hai năm theo sự quy định của luật lệ di trú để hành hạ, đánh đập cô thì cô có quyền trình báo với cảnh sát. Việc trình báo cho cảnh sát, đi khám bác sĩ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhân viên xã hội của cộng đồng sẽ là những bằng chứng cần thiết giúp cho cô nộp đơn xin trở thành thường trú nhân - mặc dầu sự liên hệ của cô và người chồng của cô đã chấm dứt - với lý do là cô đã chịu sự bạo hành trong gia đình do người phối ngẫu bảo lãnh cô đến Úc gây ra (has suffered domestic violence committed by the sponsoring spouse).

Nếu có thể được, cô nên thảo luận với người phối ngẫu đã bảo lãnh cô đến Úc. Nói cho anh ta biết rằng nếu cô đem nội vụ ra tòa thì không những tình yêu mà ngay cả tình bạn cũng sẽ vỗ cánh ra đi. Tuy nhiên để đề phòng tình trạng bội phản của chồng cô khi thời gian hai năm đáo hạn, nếu không khai báo cho cảnh sát, thì cô cũng nên đến khám bác sĩ, thông báo cho hội phụ nữ cũng như các nhân viên xã hội của cộng đồng để họ có thể làm những nhân chứng cần thiết cho cô khi cô nộp đơn xin trở thành thường trú nhân, trong trường hợp chồng cô khai báo với Bộ Di Trú là không còn sống chung với vô nữa. Chúc cô gặp nhiều may mắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.