Hôm nay,  

TC Và Chiến Tranh Tin Học

6/27/201100:00:00(View: 7270)

TC Và Chiến Tranh Tin Học

Vi Anh
Ngày 01/06/2011 hàng trăm hộp thư điện tử Gmail của các viên chức chính phủ,sĩ quan cao cấp, nhà báo Mỹ, các giới ly khai Trung Quốc và lãnh đạo các nước châu Á đã bị tin tặc tấn công. Cuộc tổng tấn công xuất phát từ thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Dave Lapan khẳng định lập trường của Nhà Trắng: “việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học”.
Thử tưởng tượng như đang xem phim khoa học viễn tưởng. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt tất cả. Điện, nước, điện thoại bị cúp tất cả. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực vì hầu hết những hệ thống liên quan đến sinh mạng quốc gia và dân tộc Mỹ trong thời đại này đều dùng computers để điều hành và điều khiển. Địch có thể dùng tin tặc làm liệt hệ thống computers hay ra lịnh cho các máy computers điều khiển ngưng vận hành hay vận hành bậy bạ gây ra thảm hoạ.
Nước mà Mỹ nghi ngại nhứt trong chiến tranh tin học là Trung Cộng. Hầu hết những len lỏi, phá hoại, gián điệp đánh cắp tài liệu của Mỹ và các nước Tây Phương xuất phát từ TC. Báo chí Tây Phương từ hai bờ Đại Tây Dương và Úc nói rất nhiều lần. Nhiều báo cáo của cơ quan an ninh, cơ quan chuyên môn đã trình lên Quốc hội, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ. Điều mà Mỹ sợ tổn thương nhứt là hệ thống computers điều hành việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện của Mỹ. Mỹ mà mất điện một vài ngày là đại loạn.
Tháng 2 năm 2009, Mỹ lên án tin tặc TC xâm nhập hệ thống tin học của ngành điện của Mỹ. Mỹ cũng tố cáo tin tặc của TC đã ăn cắp bản vẽ máy bay quân sự F35 sắp làm của Mỹ.
Không một nước nào có thể tránh được một cuộc tấn công loại này. Một cuộc tấn công làm nền kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật của một nước có thể sụp đổ mà lực lượng thù địch không cần bắn một tiếng súng, bỏ một trái bom. Vì vậy Mỹ, Pháp, Anh, Trung Cộng đã âm thầm đầu tư hàng tỷ bạc để đề phòng và bảo vệ cơ cấu Internet của mình trước các cuộc tấn công của tin tặc.
Và bây giờ càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa. Mà tin tặc bây giờ trở thành chiến tranh tin học. Nhiều nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián điệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Một chút lịch sử về chiến tranh tin học. Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Một cựu KGB, năm 2007 yễm trợ cho một nhóm chuyên viên trẻ gọi là "Nachi" tấn công nước Estonia. Vì Estonia từng là thành viên của Liên xô cũ đã hạ bệ một tượng của Hồng Quân. Nhóm tin tặc này của Nga làm kẹt cứng những hệ thống computers của ngân hàng, của chánh quyền Estonia và lan sang những hệ thống computers của các nước khác có kết nối với Estonia. Đây là lần đầu tiên thế giới biết sự lợi hại của chiến tranh tin học, có tính liên quốc gia như chiến tranh thế giới. Nó tai hại như chiến tranh khủng bố và chiến tranh nguyên tử.
Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến tin học chống Iran. Tháng 7 năm 2010, vi khuẩn Stuxnet vô cùng lợi hại và nguy hiểm xâm nhập, lây nhiểm 60% những mày computers của Iran. Nhà cầm quyền Iran phát giác và cáo giác trước công luận thế giới. Không ai thú nhận đã làm. Nhưng người ta nghi Tây Phương nhưt là Mỹ và Do thái đã làm. Trận tấn công này làm Iran phải mất hai năm chậm trễ trong chương trình làm vũ khí nguyên tử.

Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các đơn vị chiến tranh tin học. Mỹ giao cho NSA, cơ quan phối họp tất cả cơ quan tình báo và quân báo của Mỹ, một kinh phí là 30 tỷ Đô la để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm.
Không phải chỉ Mỹ sợ bị tin tặc, TC còn sợ hơn nữa. TC sợ người dân Trung Quốc và Tây Phương dùng Internet để đánh phá chế độ Trung Cộng. Như người dân Trung Đông và Bắc Phí dùng Internet để kết nối, vận động, huy động thành phong trào cách mạng quốc gia lật đổ độc tài.
TC dùng đủ mọi cách để dân chúng TQ không làm được cuộc cách mạng Hoa lài như ở Tunisia kể cả việc trấn áp các nhà báo ngoại quốc..
Nhưng trong thời kinh tế toàn cầu, TC không thể hoàn toàn, tuyệt đối cấm sử dụng Internet được. TC cần Internet hơn Mỹ. Cần trong việc giao dịch kinh tế. Cần trong việc làm liệt bại đối phương, gián điệp, ăn cắp hay phá tài liệu của đối phương.
TC chỉ bỏ ra một số tiển nhỏ làm ra virus vừa xâm nhập lấy những bí mật mà Mỹ phải tốn hàng tỷ để nghiên cứu tìm ra, khiến Mỹ tốn rất nhiều tiền để ngăn chận hay để làm sạch các hệ thống computers bị nhiễm.
Mỹ khai chiến với tin tặc, mở cuộc chiến tranh tin học chống tin tặc trong lúc này là Mỹ ở thế thượng phong. Mỹ biểu dương thế lực của mình trong thời đại tin học, mà Mỹ đã nắm được vũ khí mới này.
TC có cả binh đoàn tin học thực nhưng còn lâu khả năng tin học mới so với Mỹ được. Dù sao Mỹ vẫn là quê hương của Internet, cái nôi của khoa học computers.
Theo báo Wall Street Journal, Mỹ đã sẵn sàng và đang xem xét lại học thuyết chiến tranh của mình, qui chiếu những cuộc tấn công tin học là hành vi chiền tranh. Mỹ có thể dùng mọi biện pháp khả dĩ, trong đó có biện pháp quân sự. Tuyên bố này của Mỹ đưa thế giới vào thời đại chiến tranh tin học.
Mỹ không bàn với NATO hay Liên Hiệp Quốc, mà tuyên chiến một cách đơn phương. Khác với chiến tranh chống khủng bố Mỹ thuyết phục và liên kết với đồng minh. Còn chiến tranh tin học, Mỹ tuyên chiến một mình vì Mỹ thừa sức, Mỹ làm chủ được không gian tin học và xa lộ thông tin Internet.
Mỹ làm một mình vì quốc tế và cộng đồng các nước chưa có một qui định nào về Internet. Chỉ có một bản văn liên quan đến Internet. Đó là Công ước hồi tháng 11 năm 2001 do Hội Đồng Liên Âu chủ trương để chống nạn ấu dâm trên Internet.
Còn Liên Hiệp Quốc năm 2003 mở cuộc họp thượng đĩnh các công ty tin học họp ở Geneve và năm 2005 ở Tunis mà không thành công. Thái độ và hành động các nước rất mâu thuẩn trong việc chống tin tặc. Một mặt các nước Tây Phương báo động có chó sói nhưng khi chó sói chạy qua thì tất cả nhắm mắt lại. Nên cho đến bây giờ không có sự đồng thuận của các siêu cường tin học về vấn đề chống tin tặc.
Vì không phải tin tặc chống lại nước thù địch mà tin tặc vẫn chống lại các đối tác và có khi đồng minh nữa. Nên các siêu cường kẹt chưa đi đến việc cộng tác chống tin tặc một cách thực tâm và thực sự.
Và chính Mỹ đã cảnh tỉnh thế giới phải đoàn kết lại để diệt kẻ thù chung. Anh, Pháp, Đức đã có chương trình và cơ quan chống tin tặc, nhưng mỗi nước ở một góc, làm riêng việc của mình.
Mỹ đã tuyên chiến với tin tặc và tung ra cuộc chiến tranh tin học, Dù Mỹ không chỉ mặt đạt tên nhưng Mỹ ám chỉ vua tin tặc hay tin tặc nhà nước là TC./. ( Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.