Hôm nay,  

Tâm Sự Trẻ Mồ Côi Vn 1975: 26 Năm Làm Con Nuôi Mỹ

14/10/200100:00:00(Xem: 3859)
Nữ ký giả Christine Clarridge của Seattle Times mô tả tâm trạng của những đưá con nuôi gốc Việt sống trong công đồng của người da trắng.
Cha nuôi của Bree Brown vui vẻ kể chuyện về đứa con gái nuôi khi còn là một con bé tí đang chơi ở ngoài nhà tai thành phố Baker, một thị trấn tại Eastern Oregon có toàn người da trắng.

Một bà hàng xóm tới viếng thăm và đã khen với cha của Brown, con nhỏ thiệt ngộ nghĩnh. Bà hàng xóm hỏi: "Ông có cho rằng con bé sẽ có thể nói được tiếng Anh không""

Bây giờ đã 26 tuổi, Brown cười phá lên khi cô kể chuyện đó ra. Cô được nhận làm con nuôi lúc bẩy tuổi, điều rõ ràng nhất Anh ngữ phải là ngôn ngữ của cô đầu tiên. Nhưng đối với cô Brown là em bé được di tản khỏi miền Nam Việt Nam trong Chiến dịch Không vận Trẻ Em Mồ Côi năm 1975, lúc có trên 3000 em bé mồ côi hay các em bé bị cha mẹ bỏ rơi được chở bằng phi cơ tới các gia đình đang chờ đón con nuôi tại Hoa kỳ, tại Úc và tại Pháp. Bé Brown đã được một người Hoa kỳ da trắng nhận làm con nuôi.

Câu chuyện kể trên có ý nghĩa cay đắng, khi có những định kiến coi sự thông minh của một chủng tộc khác ngang với súc vật. Cô Brown cho biết "Có nhiều vần đề sinh ra đối với những đứa con nuôi khác chủng tộc hay văn hóa. Trường hợp của tôi tôi hằng mong tôi giống người nào đó mà tôi đã biết."

Cô Brown nằm trong số vài chục người đã họp mặt nhau tại Seattle Center tuần này tại một cuộc họp mặt nhỏ giữa những đưá con nuôi sinh quán tại Việt Nam được "Mạng lưới Con nuôi Việt Nam" tổ chức.

Mạng lưới con nuôi được thành lập hồi năm ngoái sau 25 năm đoàn tụ những đưá trẻ được di tản khỏi Việt Nam trong Chiến dịch Không vận Trẻ Em Việt. Seattle là nơi được chọn bởi vì nơi này là một trong hai nhập điểm con nuôi dọc San Francisco, nơi để cho các phi cơ vận tải chở các trẻ em về những cuộc sống mới đang dành cho các em.

"Điều quan trọng là gặp được những người đã trải qua cùng kinh nghiệm của các bạn, những người có thể hiểu bằng đầu óc và cả bằng trái tim, bởi vì họ đã từng sống như thế," theo lời của Chris Brownlee, một đứa con nuôi lớn lên tại Baltimore.

"Cộng đồng có ý nghĩa như là sức mạnh."

Sau khi những đưá con nuôi này xem xét một tài liệu về di tản và một số kinh nghiệm trải qua khi được di tản bằng các phi cơ - tài liệu này sẽ được đài PBS (Public Broadcast Services) cho phát sóng cùng với cuộc bàn thảo của các con nuôi về phần số của họ. Phần đông các con nuôi giống như cô Brown đều lớn lên tại các thị trấn nhỏ, các thị trấn này thường có toàn người da trắng.

Cô Brown hiện nay đang sống tại Hillsboro, Oregon, cho biết "Trong thị trấn chỉ có hai hay ba người của dân thiểu số khác vào trạcï tuổi cô." Một số ít con nuôi biết được rằng họ có cuộc sống tốt hơn nhờ may mắn được rời khỏi quê hương, nhưng có nhiều người con nuôi vẫn còn ray rứtï buồn rầu và thắc mắc. Nhiều con nuôi đang thắc mắc cha mẹ đẻ của họ là ai hay chuyện gì đã xẩy ra cho cha mẹ của họ. Một số thắc mắc về loại con lai như họ có phải hoàn toàn là người Việt Nam hay không, hay họ là những đứa trẻ vương vãi của những người lính Hoa kỳ viễn chinhø. Một số khác tự hỏi liệu các em có còn anh em hay chị em nào không.

"Cái tệ nhất đối với tôi là không biết tôi có anh em hay chị em cùng máu mủ với tôi tại đây hay không," theo lời của Mark Murphy, người có cha mẹ nuôi tại Florida.

Một số con nuôi vẫn về Việt Nam để tìm hiểu thêm về dĩ vãng của họ, họ thường nhìn thấy các khó khăn của dĩ vãng. Họ đã viếng các cô nhi viện, các nhà nuôi trẻ em và những nơi đã bị chỉ trích làm thủ tục con nuôi, như văn phòng của Air France và tòa đại sứ Hoa kỳ ngày xưa. Họ tim kiếm người nào đó còn nhớ họ.

Cô Brown đã cố đọc hết mọi chuyện về Việt Nam trước khi cô trở về quê hương của cô, nhưng thực tế đã khác hẳn cái cô hằng trông đợi. Cô đã cho biết: "Tôi đã nhận ra rằng những mẩu tin cắt ra mà tôi đang đọc đã cách đây 25 năm, xứ sở đã thay đổi hẳn. Tôi đả cảm mến cái xứ sở ấy, nhưng nó quá súc động và quá buồn."

Thêm vào một chục người hay những người con tụ họp vào cuối tuần kéo theo các người phối ngẫu, các bậc cha mẹ, cả gia đình có những đứa con nuôi mới được nhận và những người đã săn sóc những trẻ em từng rời Việt Nam bằng phi cơ vận tải trước đây.

Ross Meader là người đã trông nom một trong những cô nhi viện có nhiều con nuôi đưa sang Hoa kỳ, ông cho biết cuộc chiến tranh đã làm phức tạp gấp ngàn lần. Bởi vì có sự hỗn loạn, ông và những người khác thuờng kể ra những đứá trẻ từ đâu ra , ai đã bỏ rơi chúng hay lý do tại sao. "Đa số những đứa trẻ này được cho đi vì một hay cả cha mẹ đều bị chết. Nó không giống như số người nào đó lái chiếc xe Volvo tới và cho biết họ không muốn nhìn nhận đứa con của họ."

"Làm con nuôi trong một gia đình khác chủng tộc là phải sống trong một hoàn cảnh rất khó khăn, ít ra về tâm lý." Ít có ai hiểu thấu nỗi khổ tâm của những đứa con giữa dòng đời như những đứa con nuôi và những đứa con lai mất hẳn tình thương của cha mẹ ruột.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.