Hôm nay,  

Vui Buồn Người Ở Lại

08/09/200100:00:00(Xem: 6024)
Thưa các chị,

Qua lời kể của một người bạn lấy chồng ở bên Úc, em biết được, ở các quốc gia tiên tiến bây giờ, luật pháp về ly dị rất dễ dàng, chứ không còn ngặt nghèo như trước. Ngày xưa, một người đàn ông muốn ly dị vợ rất dễ. Ở những nước Hồi giáo như em biết, người chồng chỉ cần hô to ba tiếng "Tôi ly dị vợ" là ông ta tự động trở thành người đàn ông độc thân và có quyền cưới vợ khác. Thiệt là sướng và bất công! Nhưng người vợ muốn ly dị thì không dễ dàng chút nào. Vả lại mười cuộc ly dị thì có đến chín, người vợ thiệt thòi. Lấy chồng, mang bầu, đẻ con ra một đống, thì dù có đẹp tựa Tây Thi cũng thành gái xề, phải không các chị" Vậy mà bây giờ, luật pháp ở Việt Nam cũng cho phép vợ chồng ly dị nhau dễ một cây. Nhưng dù dễ dàng gì đi nữa, thì chuyện ly dị bao giờ cũng ầm ĩ, vợ chồng cãi nhau chán chê, có khi còn đánh lộn nhau vỡ nhà vỡ cửa nữa, phải không các chị"

Cách nhà em ở khoảng 3 căn, có ông chồng lái xe ôm. Tối nào về cũng say. Mà hễ say là đánh vợ. Suốt bao nhiêu năm trời chịu đựng, cuối cùng người vợ "vùng lên" đánh lại. Người chồng tuy khỏe, nhưng mỗi khi gây sự với vợ thì toàn là lúc say bí tỉ, nên chân nọ đá chân kia, hễ nhào vô đánh vợ là bị vợ quăng dây như cao bồi quăng dây bắt bò vậy. Thế là người chồng té lăn chiêng ra nhà. Mà hễ té ở chỗ nào là ông chồng nằm ngay chỗ đó ngủ ngon lành. Sau khi chồng ngủ ngon lành, người vợ dọn dẹp lau chùi nhà cửa xong là lại mang mùng mền, gối đến nằm ngủ ngay cạnh. Vậy nên đánh nhau thì đánh, nhưng người vợ vẫn sinh nở đều đặn, mỗi năm một đứa con...

Chuyện hai người đánh nhau "êm ái" như vậy đáng lẽ chẳng xảy ra sự cố gì đáng tiếc. Nhưng chẳng hiểu sao hàng xóm biết được, rồi mấy ông chạy xe ôm đồn um lên, thế là trêu chọc. Riết rồi ông chồng nhất định đòi ly dị. Ông đòi là quan tòa chấp thuận cái một à. Nhưng các chị biết không, vì ông nghèo, ly dị rồi chẳng biết kiếm chỗ nào ở nên tòa chấp thuận cho ông ly dị nhưng vẫn được sống chung với vợ. Chuyện nghe kỳ mà thiệt 100% vậy đó. Rồi các chị biết sao không" Tết năm vừa rồi, bà vợ của ổng lại sinh con, và hai vợ chồng lại ra tòa xin hủy án ly dị. Nhưng tòa không chịu. Ông quan tòa bảo nếu hai người đã ly dị, bây giờ lại muốn sống chung thì hai người phải làm hôn thú một lần nữa và phải cưới.

Để các chị biết được chuyện ly dị mà vẫn sống chung, ăn chung, sài chung ở Việt Nam như thế nào, em xin chép bài báo "Ly hôn nhưng vẫn ở chung nhà" của một chị phóng viên của tờ báo Pháp luật và Gia đình, xuất bản ở Sàigòn, cho các chị coi...

* * *

Hai vợ chồng đã ly hôn hai năm nay, nhưng vẫn sống chung nhà, dùng chung đồ đạc, cùng chăm sóc con cái. Phải chăng họ đã tái đoàn tụ" Nếu một bên muốn xây dựng gia đình mới, pháp luật có cấm họ hay không nhỉ" Chuyện xảy ra ở huyện Cần Đước, Long An, đang làm các cơ quan pháp luật lúng túng.

Anh Trần và chị Nguyễn kết hôn hơn đã hai năm, sinh được 2 con. Cùng nhau chung sức xây dựng, họ có căn nhà khang trang. Quanh năm, hàng xóm chưa một lần nghe họ to tiếng với nhau. Cuối năm 1999, họ ra tòa đồng tình xin ly hôn nhưng chòm xóm, chính quyền địa phương lại hoàn toàn không hay biết. Tòa án huyện Cần Đước tiến hành hòa giải, song cả hai cương quyết xin ly hôn, và thống nhất tự thỏa thuận phân chia tài sản lẫn con cái. Ngày 12/12/1998, tòa lập biên bản hòa giải không thành. Đúng 15 ngày sau, thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Quyết định ký ngày chủ nhật...

Sẽ không có rắc rối pháp lý nào xảy ra nếu chị Nguyễn không đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Trong quá trình xác minh hồ sơ, Công an huyện phát hiện anh Trần, chị Nguyễn đã ly hôn 2 năm nhưng vẫn... ở chung nhà. Ngoài ra, công an còn phát hiện quyết định công nhận thuận tình ly hôn ký vào chủ nhật, nên đã yêu cầu Sở Tư pháp và TAND tỉnh Long An xem xét lại. Dư luận địa phương cũng thắc mắc bởi ly hôn gì mà không có đánh lộn, chửi mắng gì cả, lại ở chung nhà.

Nhận được công văn của công an, ngày 20/8, Giám đốc Sở Tư pháp Long An đã có văn bản cho rằng quyết định ký vào chủ nhật là vi phạm thủ tục tố tụng dân sự, do đó thuộc thẩm quyền của chánh án TAND và viện trưởng VKSND tỉnh xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, trước đó, ngày 6/8, Chánh án TAND tỉnh Long An lại khẳng định ngược lại. Về thủ tục, Pháp lệnh Giải quyết các vụ án dân sự không quy định việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình phải qua hòa giải ở cơ sở (tổ hòa giải, ban tư pháp phường, xã...), nên tòa án huyện thụ lý giải quyết (không qua hòa giải cơ sở) là không sai. Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thay đổi ý kiến, VKS không phản đối thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Hạn đó rơi đúng vào ngày nghỉ, thẩm phán lẽ ra phải quyết định vào ngày làm việc tiếp theo, cho dù có quá hạn 15 ngày. Sai sót trên của tòa huyện chưa đến mức nghiêm trọng. Về nội dung, căn cứ pháp luật của thẩm phán đưa ra là đúng. Hơn nữa, các đương sự không khiếu nại, VKS không phản đối. Với những lập luận trên, TAND tỉnh quyết không kháng nghị quyết định của tòa huyện.

Về chuyện chị Nguyễn kết hôn với người khác, công văn của chánh án TAND Long An cho rằng, sau ly hôn, các đương sự không còn nghĩa vụ vợ chồng, và có quyền kết hôn với người khác. Song nếu có căn cứ cho rằng họ lại chung sống với nhau thì quan hệ của họ vẫn coi là quan hệ vợ chồng, và họ phải đăng ký kết hôn lại. Nếu việc tái chung sống xác lập trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì dù không đăng ký kết hôn lại, hôn nhân đó vẫn được xem là hôn nhân thực tế. Do đó, nếu một trong hai bên đăng ký kết hôn với người khác thì cơ quan có thẩm quyền phải "xử lý" quan hệ hôn nhân thực tế trước.

Anh Trần, chị Nguyễn có rơi vào trường hợp "hôn nhân thực tế" không" Pháp luật không cấm việc vợ chồng đã ly hôn ở chung nhà. Thậm chí, khi có khó khăn về chỗ ở, tòa án còn động viên họ thỏa thuận ngăn chia hoặc sống chung trong nhà hiện có. Việc họ sử dụng tài sản chung cũng không thể xem là bằng chứng tái đoàn tụ, vì có thể đây là sự thỏa thuận khi một bên chưa đi bước nữa. Ngoài ra, vợ chồng sau ly hôn còn có một cái chung nữa là phải cùng nuôi dạy con cái. Như vậy, mọi người có thể thấy họ sống chung trong một nhà, cùng chăm sóc con cái nhưng về mặt pháp luật, chứng cứ để xác định sau ly hôn họ lại chung sống như vợ chồng với nhau thật khó xác lập. Và như vậy, khó mà cấm đương sự kết hôn với người thứ ba.

* * *

Vừa rồi là chuyện ly dị nhưng vẫn ở chung nhà. Bây giờ đến một chuyện khác, cũng vui đáo để, đó là chuyện có một anh chồng lấy vợ, sau thời gian sống chung, vợ bỏ trốn, thế là anh bắt luôn cô em làm vợ. Câu chuyện lạ lùng này xảy ra tại vùng núi, nơi còn nhiều hủ tục trong đó có tục nhà trai phải mang sính lễ cho nhà gái khi cưới vợ. Câu chuyện này đầu đuôi thế này...

Alăng Thị Nhé, người Kơtu (ở thôn Panai 2, thị trấn Prao Hiên, huyện Hiên) đã có người yêu, nhưng giấu vì mắc cỡ. ở cùng thị trấn có chàng trai Alăng Gô, 30 tuổi, thầm thương trộm nhớ Nhé. Gô đề nghị cha mẹ nhờ già làng sang xin hỏi cô về làm vợ. Nhé đồng ý.

Của "đầu tôi" tiếng Kơtu gọi là Jâp Nhur, tiếng Kinh dịch ra là "đầu tôi". Con trai Kơtu muốn cưới con gái phải có chiêng, ché, mã não, heo... đem đến cho nhà gái. Trị giá kinh tế các vật phẩm này khác nhau, nhưng tất cả đều lấy cái chiêng xưa làm đơn vị chuẩn để tính giá trị từng món. Theo luật tục Kơtu hiện nay tại Quảng Nam, con trâu có sừng dài hai tấc được tính một "đầu tôi", con heo nặng khoảng 60 ký được tính một nửa "đầu tôi". Cô gái nào làm rẫy giỏi, dệt vải đẹp, xắt thuốc nhuyễn, mặt mũi xinh xắn thì tài sắc ấy được làng tính số "đầu tôi" cao hơn cô gái kém tài sắc khác.

Vậy là gia đình nhà trai đem đủ 26 vật phẩm gồm chiêng, vòng bạc, heo, rượu, vải... trị giá trên 10 triệu đồng sang trao cho nhà gái để cưới Nhé cho Gô. Gia đình Nhé nhận số của "đầu tôi", cho con gái đi làm dâu nhà người. Đối với người Kơtu, các vật phẩm này là món của "đầu tôi" lớn, ít có cô gái nào dám nghĩ tới.

Sống chung được 2 tháng, bỗng một hôm Nhé bỏ nhà chồng trốn biệt. Người thị trấn Prao Hiên đồn rằng cô đi theo người yêu cũ. Có kẻ nói cô trốn sang huyện Trà My, có người đồn cô lên huyện Giằng.

Vợ bỏ nhà đi, bị người làng chế nhạo, lại nghĩ tới số của "đầu tôi" hôm cưới, Gô xót, bèn bàn với cha là ông Atinh Đang, sang bắt đại cô em gái của Nhé, là Alăng Thị Nhích, 12 tuổi, về làm vợ thay chị. Có như vậy mới đỡ tức và khỏi mất của "đầu tôi".

Biết ý định đó, bố Nhé là ông Ria Pơ Lơng phản đối. Nhưng ông Đang nói cứng: "Nếu không chịu để bắt con Nhích thì phải trả đủ số của đầu tôi lại". Nhưng số của "đầu tôi" ấy đã biến thành mây khói sau đám cưới tưng bừng. Ông Lơng hiểu rất rõ luật tục trả của "đầu tôi" của dân tộc mình, đành xuống nước xin ông Đang đừng la lớn nữa, để ông kêu con bé Nhích về trao cho Gô bắt làm vợ.

Vậy là cô bé Nhích phải lủi thủi về nhà chồng của chị. Điều may mắn là Gô thấy vợ nhỏ xíu, thương quá nên cũng không đụng chạm đến. Anh định chờ cô lớn khoảng 13 hoặc 15 tuổi rồi mới tính chuyện động phòng, do đó Nhích chỉ làm chuyện lặt vặt trong nhà. Hai gia đình đồng ý giấu nhẹm chuyện bắt Nhích về làm vợ thay Nhé, vì tưởng không ai biết.

Không ngờ, chính quyền thị trấn Prao Hiên biết được việc gia đình ông Đang bắt Nhích làm vợ Gô, liền báo ngay lên Phòng Tư pháp huyện. Hai ông sui được mời lên, giải thích việc bắt Nhích là vi phạm pháp luật. Tư pháp huyện cũng yêu cầu ông Đang phải trả Nhích về gia đình. Thế nhưng ông Đang vẫn giữ ý kiến: "Hễ ông Lơng trả của đầu tôi lại thì tôi sẽ trả con Nhích về".

Giải thích, động viên không xong, cuối cùng, chính quyền quyết định phải giải thoát cô dâu "nhí" Nhích và đến nhà ông Đang, nói rõ sẽ đưa cô Nhích về nhà.

"Tao đi kiện!" Đó là lời tuyên bố chắc nịch của ông Đang khi cô Nhích được đưa lại về nhà cha ruột. Ông Đang nộp đơn lên TAND huyện kiện dân sự đối với ông Lơng, đòi lại số của "đầu tôi". Trong danh mục ông kê ra đủ 26 món trị giá 10,1 triệu đồng. Mới đây, toà mời ông Lơng lên lấy lời khai, ông cũng xác nhận có lấy của sui gia Đang số của "đầu tôi" như vậy, nhưng hiện tại gia đình ông quá nghèo, không còn vật gì có giá trị để trả lại cho ông Đang. Đến nước này, huyện phải đứng ra bảo lãnh số nợ và ra quyết định buộc ông Đang không được phép bắt cô Nhích về làm vợ anh Gô. Ông Đang đồng ý.

Về vụ việc này, Chánh án TAND tỉnh Quảng Nam Trần Ngọc Chiều cho biết, tỉnh hiện còn nhiều vụ án phức tạp có liên hệ đến luật tục và hủ tục tại các huyện miền núi. Việc giải quyết các vụ án như thế không chỉ phải căn cứ vào pháp luật hiện hành mà nhất thiết phải cân nhắc, đôi khi phải dung hoà cho phù hợp với luật tục. Vụ bắt vợ đòi của đã được các cấp chính quyền huyện Hiên giải quyết kịp thời, bảo vệ được quyền lợi trẻ em. ở nhiều nơi khác, những tranh chấp dân sự mà chủ yếu là đòi của vẫn còn phức tạp trong các cộng đồng. Vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích để bà con bỏ bớt các tập tục lạc hậu và bài trừ các hủ tục là rất cần thiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.