Hôm nay,  

Phần 6

03/03/201100:00:00(Xem: 5107)

Bài đọc thêm

Để độc giả hiểu thêm về Thiền phái Trúc Lâm Yên tử. Chúng tôi kính mời độc giả đọc bài nghiên cứu của Hòa thượng Thích Phước Đạt đính kèm.

A Di Đà Phật, kính bạch Hòa thượng Phước Đạt.

Đệ tử là Yên tử cư sĩ đỉnh lễ trước Hòa thượng, về cái tội tự đem bài này vào đây mà không xin phép thầy trước. Với lòng dạ quảng đại của một cao tăng, xin thầy xí xái cho cái tội này.

Trần Thái Tông với chủ trương thiết lập Thiền phái Trúc Lâm Yên T

Nếu Trần Nhân Tông được nhân dân Đại Việt tôn xưng là Phật Biến Chiếu Tôn của nước Đại Việt bấy giờ, thì vua Trần Thái Tông là người xứng đáng là được tôn vinh là Bó đuốc Thiền tông, đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nảy mầm, và phát triển truyền thừa trong lịch sử Phật giáo nước nhà.

Không phải ngẫu nhiên Lễ bộ Thượng Thư Đông các Đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu, tri Kinh diên sự, Đôn Thư bá, Trụ quốc, Lê Tung vâng theo sắc chỉ biên soạn Việt giám thông khảo tổng luận, có đoạn viết rằng:

“Triều Lý trải qua 8 đời vua, ngôi truyền hơn 200 năm, bậc đáng khen là Thái Tổ có độ lượng là đế vương. Thái Tông có tư chất trí dũng. Thánh Tông có lòng yêu nước thương dân, Nhân Tông có đức ban ơn dân. Song Thái Tổ lập hoàng hậu ba ngôi, tình vấn vít yêu, mà đạo nhà không chính. Thái Tông làm ra núi năm ngọn, đương tang lại vui, mà đạo hiếu đã vơi.

Thánh Tông theo vết của Thái Tổ mà lập hoàng hậu quá định chế. Nhân Tông quá nghe theo lời mẹ đẻ mà giam chết mẹ đích, còn như cấm các con gả con gái lấy chồng, mà Thần Tông thì say đắm nữ sắc quá lắm. Yêu nuôi kẻ bề tôi dâm loạn thì Anh Tông thật quá nuông chiều tiểu nhân.

Cao Tônglấy hoang dâm làm thích, Huệ Tông lấy tửu sắc làm vui. Đạo tu tề trị bình của đế vương có như thế chăng" Bề tôi trong triều thì có Lý Huệ Thành được ký thác vua côi, Tô Hiến Thành được giữ chức phụ chính, cũng phảng phất như trung ái của Y Doãn, Chu Công, cố nhân đáng khen. Còn những bậc như Đào Cam Mộc, Đào Thạc Phụ, Lương Nhậm Văn, Đào Xử Trung, Lý Đạo Kỷ, Liêu Gia Trinh, Kim Anh Kiệt, Tào Lương Hàn, Dương Cảnh Thông, Nguỵ Trọng Hoằng, Lưu Vũ Nễ, Lý Công Bình, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Kinh Tu, không biết can vua để nêu tục tốt, cho nên chính trị không được bằng đời cổ là phải. Đến như Đỗ Anh Vũ kiêu dâm, Đàm Dĩ Mông ngang ngược, có kể làm gì”.

Trần Thái Tông ứng mệnh trời trao cho, nhận Chiêu Hoàng nhường ngôi, có đức nhân hậu, có tính giản dị chắc chắn, đánh giặc yên dân, mở khoa thì lấy người giỏi. Tể tướng thì chọn người tôn thất hiền năng, triều điển thì định ra lễ nghi hình luật, chế độ nhà Trần do đấy hưng thịnh”.

Rõ ràng, lời nhận định trên đã cho chúng ta có một cái nhìn khá khách quan lịch sử trong tiến trình dựng nước và giữ nước lúc thịnh vượng cũng như trên đà suy vong của triều đại nhà Lý, để rồi phải trao vận mệnh quốc gia cho triều đại nhà Trần.

Tại đây, ngoài sức mạnh toàn dân, vai trò lãnh đạo của các ông vua đối với thần dân qua các triều đại vô cùng quan trọng đối với xã hội phong kiến. Điều này, ít nhiều lý giải, mỗi khi nhà vua, người đứng đầu bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền không đủ tài đức lãnh đạo, quản lý đất nước thì sẽ dẫn đến sự suy sập, ngược lại một ông vua nhân từ trí đức song toàn thì có thể lãnh đạo nhân dân giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong nước, cũng như đối phó các thế lực đế quốc lân bang và tập trung nhân lực tài lực xây dựng và phát triển quốc gia hùng mạnh.

Việc vua Trần Thái Tông lên ngôi báu khai sáng ra triều đại nhà Trần là đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước bấy giờ. Một là thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ trong ý chí thể hiện qua hành động. Hai là trên dưới đồng lòng, cùng nhau xây dựng phát triển đất nước thịnh vượng và bảo vệ vững chắc các thành quả đạt được với bất cứ thế lực nào cố tình đe doạ. Ngoài việc thực hiện trọn hai mục tiêu đề ra, Trần Thái Tông còn đặt cho mình một nhiệm vụ hết sức trọng đại cần phải được đề cập là Ngài chủ trương đặt nền móng thống nhất các thiền phái hiện có như Tỳ- ni- đa- lưu- chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, tiến đến sát nhập và hình thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất đời Trần.

Hay nói một cách chính xác và cụ thể, người khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông làm đệ nhất Tổ, nhưng người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái Trúc Lâm phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức cho đến nội dung tu tập hành trì, tất cả đều mang tính độc lập và thể hiện bản sắc dân tộc là Trần Thái Tông.

Sự kiện ra đời dòng thiền này có ý nghĩa rất lớn, nó đáp ứng nhu cầu lịch sử của dân tộc là xây dựng một đất nước Đại Việt độc lập tự chủ không chỉ được xác định trên cương thổ biên giớivề địa lý mà còn độc lập tự chủ trên mọi phương diện lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hoá và ngay cả tôn giáo. Thế nên, dù trong cương vị là vị Hoàng đế, hay là Thái thượng hoàng hay là vị Thiền sư. Ngài luôn khát khao thiết lập dòng thiền mới mang tính cách Đại Việt và thật phù hợp với bối cảnh lịch sử dân tộc đã sang trang và tình hình phát triển của đất nước Đại Việt.

Theo Nguyễn Duy Hinh, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời dựa trên hai tiền đề xã hội và tôn giáo hình thành trong hoàn cảnh lịch sử của nước nhà. Về mặt xã hội, nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập, công việc cấp bách thiết thực nhất đặt ra trước mắt các nhà lãnh đạo tối cao là xây dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất gồm 4 mục đích chính:

1. Thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước ngoài để thanh toán hoàn toàn mọi cơ sở của nước xâm lược.

2. Làm cơ sở tư tưởng để thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị để củng cố sự thống nhất dân tộc một bước nữa.

3. Làm công cụ thống nhất quyền lực vào chính quyền Trung ương, tức quy tụ vào họ Lý và Trần.

4. Làm phương diện giải quyết các mân thuẫn nội bộ dân tộc chủ yếu là giai cấp lãnh đạo và đông đảo nhân dân quần chúng nhằm duy trì một trật tự xã hội và cũng tức là duy trì ngai vàng của dòng họ.

Về mặt tôn giáo, nhà Trần phải lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng cần phải thay đổi nội dung của các thiền phái để đáp ứng các yêu cầu căn bản như đã nói trên. Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập, thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc hơn, hướng đến các mục tiêu sau:

1. Tự mình phân biệt với Thiền tông ở Trung Quốc biểu lộ tính độc lập.

2. Thay đổi một phần nội dung tiêu cực và thân ngoại quốc của các phái Thiền tông trong nước.

3. Vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý thức hệ. Không chịu trách nhiệm về sự khác biệt và đụng độ đã xảy ra trong lịch sử giữa các phái Thiền tông với nhau cũng như Thiền tông với các tín ngưỡng khác, do đó thu hút các tín ngưỡng khác.

4. Tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới – tuy rằng thực tế chỉ là một phái, với đầy đủ các yếu tố để thu phục quần chúng.

Thực tế, tư tưởng lập Thiền phái mới được manh nha từ khi Phật giáo chủ trương mới, nhập thế, tuỳ tục, tùy duyên nhưng bất biến để đáp ứng các yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra của một đất nước vừa độc lập và đang thực hiện thống nhất trên mọi phương diện.

Là ông vua đầu tiên nhà Trần, dưới cái nhìn của một nhà chính trị. Trần Thái Tông càng cương quyết thực hiện ý tưởng đó. Khi chấp nhận lời khuyên của Quốc sư Phù Vân như là quan điểm chính trị phục vụ đạo pháp và dân tộc. Phàm làm đấng quân nhân thì phải lấy ý muôn thiên hạ làm tâm của mình thì ý tưởng thống nhất các thiền phái thành Phật giáo Nhất tônglà điều tiên quyết đối với sứ mệnh quốc gia và cả đạo pháp.

Dưới ảnh hưởng và uy tín của nhà vua vào thế kỷ thứ XIII, ba Thiền phái Tỳ – ni - đa – lưu – chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đã theo thời gian lịch sử, dần dần sát nhập khiến cho Thiền phái Yên Tử thành Thiền phái Trúc Lâm duy nhất đời Trần, thống nhất tất cả các Thiền phái thời bấy giờ. Người khai sáng ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, mệnh danh là Trúc Lâm Đại đầu là Điều ngự Giác Hoàng, nhưng người có công đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm phát triển từ mô hình tổ chức cho đến nội dung tu tập hành trì là Trần Thái Tông.

Rõ ràng, Trần Thái Tông đã thực hiện hoài bão của mình kể từ ngày ông trở về kinh đô nắm giữ triều đại, tuy nhiên Ngài vẫn chuyên tâm nghiên tầm kinh điển Phật và cả Nho suốt gần 10 năm trời. Ngài đã nỗ lực công phu tu tập, hành trì và cuối cùng cũng chứng ngộ Trần Thái Tông bừng sáng lý nghĩa kinh Kim Cương, một bản kinh giớithiệu trí tuệ giải thoát có thể giúp hành giả thấy rõ thực tướng của vạn hữu, xuất hiện từ sự dập tắt các ngã tưởng bao gồm ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sanh tưởng, thọ giả tưởng, pháp tưởng, phi pháp tưởng, tưởng, phi tưởng.

Hay nói cách khác, Ngài đã trực ngộ bản kinh Kim Cương ở chỗ cốt yếu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Xem ra, từ chỗ trực ngộ này, Trần Thái Tông đã sáng tác bài Thiền tông chỉ namcó lẽ nhằm trình bày sở đắc của mình trong quá trình nghiên cứu điển Thiền tông, thực tập công phu hành trì. Chúng ta cũng có thể hiểu cái trí tuệ mà Trần Thái Tông sở ngộ đó chính là kim “chỉ nam” của Thiền tông, như ánh sáng rọi soi vào rừng Thiền. Sự chứng đắc, sở ngộ của các Thiền sư thực chất là sự chứng đắc, sở ngộ cái Không tính của vạn pháp, hay nói cách khác là chứng đắc thực tướng vô tướng của mọi hiện hữu vạn pháp. Suy cho cùng, đó là Vô ngã tính, hay Duyên khởi tính ở ngoài vòng chấp thủ của thế giới “đang là”, được soi rọi từ cái nhìn trí tuệ chân thực.

Rõ ràng, công phu các Thiền gia chứng ngộ bao giờ cũng giác tỉnh an trú tâm vào tâm không dính mắc vào bất cứ điều gì hiện hữu trên đời. Chính cái tâm “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” mà kinh Kim Cang nói đến đã làm khai mở trí tuệ vua Trần Thái Tông như đã từng khai mở trí tuệ ngài Huệ Năng xưa kia. Trong kinh Kim Cang hành giả Tu Bồ Đề thỉnh cầu đức Phật lý giải người phát tâm vô thượng Bồ đề, làm thế nào an trụ và làm sao hàng phục cái tâm ấy" Chính Thế Tôn đã chỉ dạy phương pháp an trụ tâm ấy là: “Bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm”. Nghĩa là, hành giả phát tâm vô thượng Bồ đề không nên trụ nơi sắc mà sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm ấy. Tâm vô trụ ấy là tâm vô thượng Bồ đề.

Xem ra, bất cứ hành giả nào khi tiếp cận với sáu trần mà còn bị hệ luỵ bởi tâm tham ái và chấp thủ thì chưa an trụ và hàng phục tâm. Thực tế, một tâm không trụ chỗ nào hết là cái tâm chân thật, tâm thanh tịnh. Khi hành giả tiếp cận các pháp trần thì khởi niệm giác tỉnh vô ngã tưởng ngay giữa lòng đời. Cũng chính tại chỗ ngộ này mà Lục Tổ thốt lên: “Nào ngờ tự tính vốn tự thanh tịnh, vốn không sinh diệt, vốn tự đầy đủ vốn không lay động, có thể sanh muôn pháp”. Ý tứ câu này là tâm mình xưa nay vốn thanh tịnh, nhưng do sáu căn bị lôi cuốn theo sáu trần nên chúng ta bị hệ luỵ giữa cơn lốc cuộc đời. Như vậy để thăng chứng, người hành giả cần phải nuôi dưỡng cái tâm vô trụ bằng công phu phát triển định và tuệ. Điểm này thật phù hợp với kinh điển Nikaya mà đức Phật đã tuyên thuyết qua tinh thần kinh Tử niệm xứ: “chú tâm, tinh cần, chánh niệm, tỉnh giác, không trú trước vào bất cứ điều gì ở đời”.

Con đường đó trở thành kim chỉ nam của Ngài để đi vào thế giới công phu thiền quán. Ngài khuyến cáo mọi người cần phải giữ sáu căn thanh tịnh khi tiếp xúc sáu trần qua phương pháp thực hành sám hối. Sám hối là hình thức phản tỉnh để tịnh hoá tâm thức ra khỏi vùng tâm thức bị rối loạn vì chúng bị chất chứa các hạt giống tham sân si nên không an trú trong định và không phát huệ được.

Cho nên Trần Thái Tông mới biên soạn khoa nghi sám hối để “tự làm lợi cho mình để làm lợi cho người ta”, mục đích là trở về cái tự tánh vốn thanh tịnh trong sáng không bị cấu nhiễm bởi các trần. Ngài viết:

“Tâm nhi tư chi, nhân chi tích tích hữu nghiệp giả tận thị lục căn sở tạo. Thị dĩ Thích Ca Văn Phật vị thành đạo thì, tiên nhập Tuyết Sơn lục niên khổ hạnh, cái vị lục căn cố dã. Nhân phỏng kỳ ý, đi lục căn phân vi lục thì, nhất thì lễ sám nhất căn; thân chế kỳ nghi văn , mục chi viết “Lục thì lễ Phật sám hối khoa nghi”.

Bản dịch của Thơ văn Lý Trần tập 11 dịch :

“Sau đó lại nghĩ rằng: Phàm những nghiệp chướng tích tụ đều do sáu căn tạo thành, cho nên Thích Ca Văn Phật khi chưa thành đạo trước tiện phải vào Tuyết Sơn tu hành khổ hạnh trong sáu năm, cũng vì sáu căn đó. Vậy Trẫm phỏng theo ý ấy, chia sáu căn thành sáu thì, mỗi thì sám hối một căn. Trẫm tự tay viết ra lời sám, gọi là “Lục thì lễ Phật sám hối khoa nghi”.

Và như thế công phu Thiền quán theo Trần Thái Tông là phải giác tỉnh sáu căn thường xuyên tiếp xúc sáu trần gây ra các nghiệp tội lỗi. Điều đáng nói thời đó, sau khi Đại tạng kinh từ Trung Hoa được thỉnh về đã khoa nghi sám hối như Lương Hoàng sám, Từ bi thuỷ sám văn đã có, nhưng Trần Thái Tông vẫn trước tác ra khoa nghi sám hối riêng biệt cho mình và người dân Đại Việt như càng khẳng định ý thức tự chủ của dân tộc trên con đường thực nghiệm tâm linh.

Lại nữa, theo Trần Thái Tông để công phu thiền quán dễ tiến sâu vào định cần phải thực thi hành trì giới luật. Vai trò của giới luật vô cùng to lớn trong việc làm hoá hiện các điều thiện xuất phát từ một tâm thức thanh tịnh, nó cũng có công năng làm huỷ diệt các hạt giống bất thiện có nguy cơ nẩy mầm, nhờ giữ giới mà hành giả có thể an định tâm đến bờ giác ngộ. Trong bài “Thụ giới luận” (Luận về thụ giới), Trần Thái Tông viết:

“Kinh vân Giới như bình địa, vạn thiện tòng sinh. Giới như lương y, năng liệu chúng bệnh. Giới như minh châu, năng phá hôn ám. Giới như thuyền phiệt, năng độ khổ hải. Giới như anh lạc, trang nghiêm pháp thân. Hữu tội giả đương sám hối. Nhược bất sám hối giả, kỳ tội ích thâm. Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục. Kim nhật tuy an, minh triêu nan bảo. Nghi trì thử pháp, tốc độ sinh tử; phụng Phật vi sư, tiên y giới luật. Cổ đức hữu ngôn: quá hà tu dụng phiệt, đáo ngạn bất tu thuyền. Thử cái cổ nhân dĩ giới vi thuyền phiệt, nhi kim bất dĩ thử vi độ chi, nhi đắc đáo ư bỉ ngạn giả, tiên hỹ”

(Kinh nói rằng: Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra. Giới như thầy thuốc giỏi chữa được các bệnh. Giới như hạt minh châu, phá vỡ mọi tối tăm. Giới như thuyền bè, vượt qua bể khổ. Giới như chuỗi ngọc làm pháp thân trang nghiêm. Kẻ có tội cần sám hối. Nếu không sám hối, tội càng sâu thêm. Một lần bỏ mất thân mình thì muôn kiếp không thể tìm lại. Ngày nay tuy yên, mai sau khó giữ. Vậy nên giữ phép này, vượt mau qua đường sanh tử; thờ Phật làm thầy, trước hết tuân theo giới luật. Bậc cổ đức có nói: qua sông nên dùng mảng, đến bến hết cần thuyền. Như vậy người xưa coi giới là thuyền mảng. Ngày nay những người không dùng phương tiện đó qua sông mà tới được bờ bên kia là thì thật hiếm vậy).

Trên bước đường tiến sâu vào định giải thoát tuệ giải thoát, công phu toạ thiền sẽ hỗ trợ sẽ làm cho định lực phát sinh, từ đó tuệ sinh khởi. Mỗi bước đi của việc tụng kinh trì giới toạ thiền là mỗi bước đi tiến sâu hướng vào miền đất an lạc, giải thoát. Hướng giải thoát của theo Trần Thái Tông chủ trương là hướng đi đích thực của truyền thống Giới - Định – Tuệ mà Thế Tôn và các bậc Thánh đã đi qua, và về sau Thiếu Thất (Đạt Ma), Tào Khê (Lục Tổ) chứng đạt.

Đúng như Trần Thái Tông viết trong “Khoá hư lục”:

“Phù học đạo chi nhân, duy cầu kiến tính. Tuy thụ kỳ nhất thiết tịnh giới nhi vô toạ thiền tắc định bất sinh”

“Phù tụê giả sinh ư định lực. Nhược tâm định tắc tuệ giám sinh”.

Nghĩa là người học đạo chỉ cốt thấy bản tính, tuy chịu tất cả mọi tịnh giới mà không ngồi thiền thì định lực không sinh và người có trí tuệ được phát sinh từ định lực, nếu như tâm định thì gương tuệ phát sinh. Cũng chính hướng đi này về sau Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông đã khai mở dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử phát triển, đi vào lòng dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.