Hôm nay,  

Phần 56

28/02/201100:00:00(Xem: 7631)
Sáng thứ ba, các giáo sinh tới sớm hơn một chút, nhưng mãi đến 10 giờ một đầy đủ mặt mọi người. Anh Nhật đứng lên giảng huấn chính trị hơn một tiếng đồng hồ rồi mới chia các giáo sinh ra làm hai nhóm dưới sự hướng dẫn của thầy Ít và thầy Tình. Tôi đứng phụ với thầy Tình một chút đến gần trưa rồi từ giã mọi người để kịp ra đón xe đò về thị xã. Con đường đất đỏ không đổ đá hay tráng nhựa nên bụi bặm vô cùng, ngồi trên mui xe dễ thở hơn nên lần nào đi lại tôi cũng leo lên trên trốc xe ngồi. Bác tài xế cũng là chỗ quen biết rất ngạc nhiên vì lần này tôi về gần như là tay không.

-- Hôm nay việc gì mà cháu lại về tay không thế này"

Tôi tránh nói việc riêng, nên chỉ nói một phần nào sự thật, để nếu tôi có mua gì nhiều đưa lên huyện ngày mốt cũng tránh được sự tò mò của mọi người:
-- Cháu về lo mua ít thứ lặt vặt đãi anh em ngày mãn khoá đào tạo giáo sinh dân tộc!

Xe đi lại vùng này lúc nào cũng đầy chặt người, vì cả ngày chỉ có mỗi một chuyến, nhưng lần này ngoài bác tài xế và anh lơ xe, tôi chẳng thấy ai quen cả. Thôi thì càng tốt. Ngồi trên trần xe, tôi rút khăn ra cột che mặt, chỉ để hở từ sống mũi trở lên để bụi bặm không vào miệng, mũi. Tôi nhắm mắt suy nghĩ định liệu những việc tôi phải làm khi về tới thị xã. Lòng tôi tính tới thẳng ngay nhà Nhung xem sao, rồi mới về nhà, vì nhà Nhung gần bến xe hơn. Tuy nhiên, đường bụi bặm thế này thì chẳng có thể đi nơi nào khác hơn là về thẳng nhà, tắm rửa rồi trở lại nhà Nhung và lo các việc linh tinh khác.

Gia đình tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy tôi về bất ngờ. Tôi không thấy sự vui mừng như thường lệ, mà chỉ thấy phản ứng ngạc nhiên và lo âu của mẹ tôi. Bố tôi chỉ hỏi:
-- Con được về phép à"
-- Dạ, con được vừa đi phép, vừa công tác luôn. Con cần mua một ít đồ đãi tiệc mãn khoá giáo sinh. Nhà có chuyện gì thế"

Mẹ tôi nhìn tôi khẽ hỏi:
-- Con không về vì chuyện cô Nhung gì đó chứ"

Tôi không muốn trả lời thật là tôi về đây vì Nhung, vì Du... sợ bố mẹ tôi lo nghĩ rằng tôi yêu quá sớm, quá vội nên tôi hỏi:
-- Cô Nhung có chuyện gì mà mẹ hỏi vậy"
-- Con thật không biết chứ" Hôm chủ nhật rồi, bố con đi dự lễ cưới của cô Nhung. Cũng may cho con đó, cô Nhung có nói thật với mẹ là cô ấy có thai mà không phải là của con, nên cô ấy lấy một ông công an nào đó. Bố mày nói ông công an đó già hơn cô ta nhiều.

Tôi buồn tê tái, mất hồn như bị sét đánh. Tôi không nhớ bố mẹ tôi hay tôi nói gì sau đó, chỉ biết là tôi đạp xe như bay tới nhà Nhung. Tôi biết là Nhung không yêu chú công an, mặc dầu chú ấy theo đuổi Nhung lâu rồi. Tôi thấy Hải xứng với Nhung hơn chú Phiếm vì cùng trang lứa, mặc dù Hải có hành động không quân tử tí nào, nhưng trong tình yêu, ai biết được. Tất cả đều được trong chiến tranh và tình yêu mà! Đâu có luật lệ nào là tuyệt đối! Có ai đã nói là con gái nên lấy người yêu mình hơn là lấy người mình yêu mà người ấy không hẳn yêu mình đó sao" Mà biết đâu được chú Phiếm có thể yêu Nhung hơn Hải, hơn tôi"

Tôi không gặ Nhung vì Nhung đã đi cùng chú Phiếm về Bắc thăm gia đình bên đó, đồng thời, Nhung cùng chú Phiếm sẽ tìm ra trại Hoả Lò kiếm ba Nhung, hy vọng sẽ có thể xin cho ba Nhung được khoan hồng về sớm hơn. Chú Phiếm đã hứa với gia đình Nhung như vậy. Tôi chỉ gặp bà ngoại, mẹvà các em của Nhung thôi. Ngoại Nhung nói:
-- Hai tuần trước Nhung có lên trên huyện tìm con mà không gặp nên nó về quyết định bằng lòng lấy anh Phiếm.
-- Nhung lên con, có chuyện gì vậy"
-- Ngoại không biết nữa con, đó là chuyện riêng của nó với con, nhưng bây giờ cũng đã xong rồi. Nó đã yên bề rồi, con cũng đừng trách hay đừng buồn về nó. Nhung nó có tới nhà con thưa chuyện với ba má con trước khi...

Bà không nói hết câu, sụt sùi khóc và bỏ đi vào nhà trong. mẹNhung hỏi thăm công việc trên huyện của tôi, tôi trả lời qua loa lấy lệ. Tôi chỉ muốn gặp Nhung, nhưng Nhung đã đi rồi. Em gái kế Nhung, Phượng, rủ tôi:
-- Anh đưa Phượng đi phố chơi nhé"
-- Xin lỗi Phượng, để dịp khác đi nha. Hôm nay, anh về ngày mốt lại phải lên huyện nên anh cần phải làm ít việc cho xong đã.
-- Vậy tối mai khi anh lo xong hết mọi chuyện thì lên nhà em chơi.

Tôi còn đang chần chừ thì Phượng hồn nhiên nắm tay tôi nói:
-- Anh hứa đi! Hứa đi!
Tôi cần phải đi gặp Du càng sớm càng tốt, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nếu tôi trở lại nhà Nhung hai ngày liền trong chuyến đi ngắn ngủi này không biết thiên hạ sẽ nói sao. Tôi không muốn người ta bàn tán nói lung tung như mất chị, còn em hay tình chị duyên em thêm rắc rối mà cũng chẳng nỡ để em gái Nhung buồn lòng. Tôi đâm liều:
-- Phượng muốn đi chùa không" Đi với anh thăm chú Xảo tí xíu.
-- Đi! Phượng ăn mặc như thế này được không"
-- Được, đâu phải ngày mồng một hay rằm gì đâu! Với lại mình đi thăm chú, chứ có phải đi lễ lạy gì đâu.

Tôi dẫn Phượng và các em nàng đi tới chùa thăm chú Xảo. Chùa hôm nay vắng thiu. Không nghe tiếng tụng kinh hay gõ mõ, tôi lên tiếng gọi:
-- Chú Xảo ơi! Có ở nhà không" Quang về thăm chú nè!

Chú ngạc nhiên cười vui chào đón niềm nở. Tôi giới thiệu các em Nhung cho chú. Các em của Nhung, chỉ kịp chào chú rồi chạy tới hồ sen xem các vàng, chỉ có Phượng đứng lại với chú và tôi. Chú hỏi:
-- Nhung đâu sao không đến chơi luôn"
-- Nhung theo chồng về Bắc rồi!
-- Thật sao" Quang không nói giỡn chơi đó chứ"
-- Chú không tin thì hỏi Phượng hay các em Nhung đi\! Ai mà dám giỡn chuyện như thế"

Chú Xảo chưa kịp hỏi, thì Phượng lên tiếng:
-- Anh Quang nói thật đó, chị Nhung em lấy chồng hôm thứ bảy, chỉ người trong gia đình và bà con tham dự qua loa thôi, chứ không có tiệc tùng lớn mời tất cả bạn hữu, nên chỉ ít chứ không có đông người!

Chú Xảo chép miệng:
-- A Mô A Di Đà Phật! Tình nghiệp, duyên nghiệp! Mỗi người có một cái số trong bến mê cuộc đời!

Tôi vặn hỏi:
-- Chú nói gì thế" Quang không hiểu!
-- Mỗi người có một duyên số, người đời thường mê muội đó mà! Muốn được giải thoát thì phải giác ngộ...

Phượng cười phá lên:
-- A chú ơi, chú đừng xúi dại nói anh Quang đi tu như chú đó nha!

Chú Xảo không ngờcũng tinh nghịch cười vang lên, xua tay đùa:
-- Không, không! Tôi không có ý dành Quang khỏi tay cô đâu!

Phượng đỏ mặt, im lặng. Tôi chống chế dùm:
-- Chú Xảo bậy ghê này. Đừng chọc Phượng mà!

Phượng nhìn tôi như thầm cảm ơn. Tôi hỏi thăm sức khoẻ và hỏi xem chùa có gì mới lạ không cho qua loa rồi xin phép chú Xảo đưa các em Nhung về, chú Xảo nói:

-- Đâu có được, đã tới chùa, phải ăn chút gì lấy lễ chứ! Thôi vào trai phòng, ăn chút trái cây, uống chút trà thanh đạm, đàm đạo với nhau một chút nhé!

Từ chối không được, chúng tôi theo chú vào trai phòng. Tại vì có Phượng là con gái chứ không thì chú đã đưa tôi thẳng ra sau nhà nói chuyện. Chúng tôi ăn uống qua loa rồi ra về. Chú cầm nải chuối cúng trao cho Phượng để cho các em Phượng và đưa chúng tôi ra tới cổng, xiết tay tôi, không nói gì. Tôi buồn không thể tả, ôm chầm lấy chú xiết mạnh. Chú vỗ vai tôi nói một cách bí ẩn:

-- Rồi sự gì phải trải qua, sẽ trải qua. Phải tu tâm dưỡng tánh, chuẩn bị cho tương lai, đừng mê man trong vòng tình luỵ!

Không biết chú có hiểu lầm gì về Nhung hay Phượng với không, tôi nóng lòng muốn gặp Du nên tôi cũng không nán ở lại dù tôi muốn hỏi, muốn nói với chú rất nhiều chuyện bởi vì chúng tôi quen thân nhau, có lẽ chú còn hiểu tôi hơn thầy Tình, hơn bất cứ một ai tôi quen biết. Tôi đưa các em Nhung về nhà, rồi chào từ giã mọi người. Lúc tiễn tôi ra cổng, Phượng còn mời tôi trở lại hôm sau, nhưng tôi lắc đầu nói:
-- Để lần khác anh về lâu hơn, anh ghé lại! Lần này vội quá, lại có nhiều chuyện phải làm, nên cho anh khất!

Cả mấy năm rồi, từ lúc quen Nhung tới giờ, gia đình Nhung bao giờ cũng mến tôi, coi như người trong nhà, nhất là bà ngoại của Nhung. Tôi biết bà thương tôi lắm, có lẽ tại bà chỉ có mỗi một người con rể là ba Nhung đã đi cải tạo biền biệt chưa về và thấy tôi bà có thể hình dung ra ba Nhung một thời xa xưa nào đó, như thời ba Nhung mới cưới mẹ của Nhung và ở luôn bên nhà vợ vì mẹ Nhung là con một. Bà lúc nào cũng ân cần, mẹ Nhung thì bận rộn buôn bán lo bương chải chuyện nhà lo cho các con nên chẳng mấy khi mẹ Nhung gặp tôi, nhưng lúc nào mẹNhung cũng tiếp xúc cởi mở và thân thiết chứ không khó khăn như một số bà mẹ có con gái lúc nào cũng nghi ngờ người con trai nào bén mảng gần đều là sở khanh cả.

Phượng hôm nay ân cần hơn, không biết nàng có phải tội nghiệp tôi vì biết tôi đau lòng vì chuyện của chị nàng không. Một người con gái phải lấy một người khác trong tình huống như Nhung, chắc cũng khổ tâm lắm. Tôi biết Nhung lấy anh Phiếm vì nàng không muốn tôi bị mắc kẹt không theo đuổi mộng học đại học của tôi, không muốn tôi phải cực nhọc vì mẹ con nàng. Nếu cần, tôi đâu có nề hà chuyện đó, chỉ giận là Hải đã hại đời Nhung, đưa nàng vào chỗ phải lấy cán bộ công an. Cũng có thể vì đó mà ba Nhung có thể được về sớm chăng" Tôi mong là được vậy, ít ra sự hy sinh của Nhung không phải vô ích. Tôi chỉ âm thầm suy nghĩ một thoáng rồi vội phóng xe đạp đi xuống phố Hoàng Diệu, đạp lên con dốc Hội Thương Hội Phú, rẽ vào lối đi tới nhà Du. Nhà cửa im lìm, tôi gõ cửa. Chị Xuân mở cửa, mùi hương trầm xông ra, nồng hơn cả chùa chiền.
-- Chào chị Xuân, không biết Du có ở nhà không, chị cho em gặp Du một tí được không"
-- Du nó đi vắng rồi em! Em có chuyện gì không"
-- Dạ em mới ở trên huyện về hôm nay. Em vào làng Du thì được thầy Phong báo là Thắng lên tìm Du về vì mẹ bịnh nặng. Mà Bác khoẻ lại chưa" Nếu Bác ở bệnh viện thì chị dẫn em đi lên thăm Bác, và gặp Du luôn.
-- Mẹ chị ở sau nhà. Du về không nói gì với em sao"
-- Em đi công tác các làng, không gặp Du nên không nghe nói gì hết!
-- Du đi Nha Trang rồi\!

-- Chừng nào Du về" Chị nói em nghe đi! Em cần gặp Du vì... em có nhiều điều cần giải thích cho Du... Em nghĩ Du hiểu lầm em nhiều lắm...
-- Du có hiểu lầm em không" Sự thật hiển nhiên là em đã đính hôn với cô gì đó mà! Mà cô ấy có bầu nữa, thì Du làm sao mà hiểu lầm được!

Thì ra là vậy, tôi hiểu sao chị Xuân không niềm nở mời tôi vào nhà như mọi khi mà đứng trước nhà nói chuyện. Tôi ức lắm, nhưng tôi muốn bằng cách nào, tôi cũng phải giải thích cho Du biết là tôi không phải là người như Du, như gia đình Du nghĩ. Tôi nhẫn nhục dịu giọng năn nỉ:
-- Chị Xuân cho phép em vào nhà nói chuyện riêng với chị, được không"
-- Ừ em có chuyện gì" Vào nhà đi!

Tôi không vòng vo tam quốc, tôi ngồi xuống ghế rồi nói ngay:
-- Giữa em và Nhung, chỉ là bạn thân trong lớp hồi xưa, không có chuyện đính hôn thật sự, không có chuyện trai gái, chim chuột. Thứ bảy rồi, Nhung đã cưới anh công an và bây giờ đã đi Bắc với chồng.
-- Thế tại sao em giới thiệu Nhung cho mọi người là người đính hôn của Quang ở Phòng Giáo Dục" Em không thể chối điều đó chứ"
-- Không, nhưng chuyện đính hôn đó chỉ là giả tạo để che mắt mọi người thôi!
-- Em nói gì chị không hiểu" Chuyện đính hôn là chuyện trọng đại mà em lại đùa giỡn sao"

Tôi biết tôi không thể bào chữa chống chế được nếu tôi không nói ra sự thật. Mà không nói ra sự thật thì có lẽ tôi chẳng bao giờ tôi sẽ được gặp Du để phân trần giải thích, tôi vội vàng, tóm tắt trao số phận tôi cho chị Xuân:
-- Em gặp Nhung với các bạn Nhung đi vượt biên bị lạc, bị đói. Em khuyên các bạn về, nhưng để khỏi bị nghi ngờ, em phải giới thiệu Nhung là người yêu của em khi thầy Phong gặp em đưa Nhung và các bạn nàng ở trên huyện. Chuyện đính hôn giả chỉ để khỏi bị nghi ngờ liên lụy thôi!
-- Trời ơi, thế có khổ không" Thế là hiểu lầm dẫn đến hiểu lầm rồi!
-- Chịnói sao"!
-- Du cũng đi lấy chồng hôm thứ bảy rồi, trùng ngày với Nhung bạn em đó! Nó lấy bạn đồng khóa với chồng chị, chỉ là lấy giả thôi, nhưng có thể thành thật.
-- Trời ơi!
-- Bạn chị lái tàu cho một gia đình định vượt biên. Anh ấy xin được ba chỗ đi: cho anh ấy, cho Du và Thắng! Cũng là đám cưới giả, anh ấy thì thương Du thật, nhưng Du nói với anh ấy là Du chỉ muốn đi vượt biển thôi, không có ý muốn lấy chồng ngay. Anh ấy nói thì làm đám cưới giả, che mắt mọi người hàng xóm, để anh đưa Du, Thắng đi Nha Trang vượt biên rồi qua bển hẵng tính. Anh ấy nói anh ấy đã từng trải rồi, không phải gấp gáp gì! Ảnh muốn lúc nào Du sẵn sàng thực sự yêu ảnh thì ảnh mới cùng Du nên duyên vợ chồng.

Tôi như người ngã từ trên trời xuống đất. Tôi đính hôn giả, Du đám cưới giả, cũng vì chuyện vượt biên, vượt biển. Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Trong một ngày tôi mất đi hai người bạn thân mà một trong hai người có thể tiến triển là người tình, người yêu, người vợ trong quãng đường tương lai. Chưa bao giờ tôi cảm thấy đau khổ như lúc này. Trời đất như quay cuồng trong tôi, tôi như lảo đảo. Chị Xuân với tay sang cầm tay tôi:

-- Em không sao chứ"

Tôi nắm tay chị Xuân khẩn khoản hỏi:
-- Làm sao báo cho Du biết là....
-- Trễ rồi em ạ, theo dự định, đêm hôm qua thì họ đã rời bến! Chỉ có trời mới biết chừng nào các em chị mới viết thư về. Ra đi là phó mặc cho định mệnh mà! Chị thấy tội nghiệp cho các em lắm. Mà cũng đáng đời cho em, trong tình yêu phải tuyệt đối tin tưởng lẫn nhau, tại sao em không nói thật cho Du biết chuyện đó"
-- Em không muốn liên lụy với nhiều người!
-- Bây giờ liên lụy đến nhiều người rồi đó! Sai một ly, đi một dặm mà!

Tôi muốn gục đầu khóc, nước mắt tự nhiên chảy dài. Tôi muốn nói với chị Xuân nhiều lắm, nói cho chị biết là tôi yêu Du, nhờ chị tìm cách nhắn Du là tôi chỉ yêu Du, nhưng tôi cổ tôi cứ nghèn nghẹn không nói được gì. Tôi đứng dậy lủi thủi ra về. Chị Xuân theo ra cửa, nói:

-- Em giữ gìn sức khoẻ, đừng ngã bịnh. Cũng đừng nói gì với ai chuyện của Du! Chị cũng giữ kín chuyện các bạn Nhung và em.

Tôi còn lòng dạ nào mà suy nghĩ chứ! Một tuần, một ngày mất cả hai người bạn thân đi lấy chồng chẳng một lời từ giã, kẻ vượt biên kẻ ra Bắc. Trời đất mênh mang biết đâu mà tìm! Mà dù có tìm được liệu có cách giải quyết ổn thoả không" Tôi cảm thấy mình như một con đom đóm trong đêm, chập chờn phát ra ánh sáng, chẳng sáng đủ để soi đường, chỉ đủ để báo là mình còn hiện diện, còn có mặt dù chỉ là đang hấp hối. Chất lân tinh loé lên mỗi khi đom đóm vỗ cánh, còn tôi, tôi có gì để loé sáng trong màn đêm u tối tâm hồn này, tôi đâu còn hy vọng gì nữa. Những người bạn thân tôi, một người yêu, một người bạn chân thành đã đi rồi. Tôi còn gì để nấn ná ở lại đây chứ"

Tôi thả xe đạp xuống con dốc, gió vù vù bên tai. Tôi nghĩ tới anh Trung, anh Tâm, cô Hồng, anh Minh, anh Cường. Hay mình cũng đi phứt cho xong! Biết đâu có thể gặp Du ở mọi trại tỵ nạn nào đó! Tôi lại nghĩ đó chỉ là mơ mộng hảo huyền, đi đường bộ thì tới Thái Lan, còn Du vượt biển bằng thuyền từ Nha Trang thì tới Phi Luật Tân hay Hương Cảng mà thôi chứ đời nào mà trôi giạt sang Thái Lan. Thế là hết hy vọng! Mà tôi làm được gì cho Du, ngoài những nhức đầu rắc rối! Ít ra là bạn chồng chị Xuân đã đưa hai chị em Du tới vùng đất hy vọng, tôi đâu thể cuỗm mất hạnh phúc của anh ấy chứ! Từ thọ ơn tới yêu cũng dễ mà, có thể gần hơn là từ tình bạn sang tình yêu nữa. Đúng là tình nghiệp như chú Xảo đã nói! Mình phải tu tâm dưỡng tánh mai này hòng giác ngộ! Mà tôi chẳng muốn giác ngộ đâu, có giác ngộ chăng là giác ngộ nhận biết mình đã yêu. Nếu có Du ở đây, tôi sẽ nói, sẽ phân trần với nàng là tôi chỉ yêu nàng, yêu một mình nàng mà thôi. Chỉ có điều đó là tôi biết rõ hơn bao giờ hết, chỉ có điều đó là tôi giác ngộ là tôi chỉ yêu Du, không phải Nhung, không phải bất cứ một người nào. Với Nhung cũng có thể là tình yêu bắt đầu bằng tình bạn, trách nhiệm, thương cảm. Tình yêu phức tạp thật, tôi còn có lòng nào để suy nghĩ nữa chứ"

Xuống hết con dốc, tôi đạp lên được nửa đường rồi phải dắt bộ xe đạp đi lên tới rạp hát Diệp Kính, ngay khu bùng binh, chỗ gặp gỡ của đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Diệu. Đã khuya rồi, phim cuối cùng đã mãn lâu rồi, trên đường chỉ còn lưa thưa khách bộ hành. Từ sau năm 1975, xe hơi, xe gắn máy rất hiếm, đi xe đạp là hay rồi. Đa số dân chúng dùng xe "lô ca chân" như chúng tôi gọi đùa chỉ người đi bộ.

Về tới nhà, bố tôi đã đi ngủ, chỉ còn mẹ tôi còn thức. Mẹ để dành cơm canh cho tôi, nhưng tôi buồn chẳng muốn ăn uống gì. Mẹ tôi biết tôi buồn nhưng người không biết lý do thực sự. Mẹ tôi nói:
-- Con ráng ăn tí cơm rồi ngủ nghê sớm cho khoẻ. Mai mốt con lại phải đi rồi, phải ăn uống giữ gìn sức khoẻ. Ở đời, sức khoẻ quan trọng lắm, không sức khoẻ thì lấy đâu mà làm việc, mà học hành.

Trong nhà, từ thuở nhỏ, tôi gần gũi với mẹ tôi hơn là với bố tôi. Tôi có sai trái gì, mẹ tôi chỉ nói nhỏ nhẹ thôi, nhưng tôi rất sợ làm mẹ tôi buồn, nên lúc nào cũng cố gắng vâng lời mẹ. Tôi còn nhớ ngày xưa lúc tôi học lớp mẫu giáo hay lớp một bấy giờ gọi là lớp năm theo hệ thống cũ nhà tôi ở cuối làng Mỹ Thạch bị cháy, tôi chạy khắp nơi tìm mẹ nhưng chẳng thấy, tôi khóc lăn lóc ngoài đường. Bố, anh chị dỗ dành tôi chẳng được, tôi khóc khàn cả tiếng gọi "Mẹ ơi! Mẹ ơi!" Mãi sau thật lâu mẹ tôi từ ở ruộng xa chạy về tôi mới nín, và xấu hổ không dám nói gì. Tôi cứ tưởng mẹ tôi lo nấu nướng rồi lửa cháy thiêu trong nhà. Sau này tôi mới biết là nhà tôi bị người ta cố tình đốt vì nhà đó nằm sát ấp chiến lược. Đốt để đe doạ những người ủng hộ chính sách ấp chiến lược.

Bố tôi thì nghiêm nghị. Người thương yêu dạy dỗ chúng tôi rất giống như câu tục ngữ, "thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi". Tôi bị đòn hoài mà chẳng sợ. Mỗi lần bị phạt xong, tôi coi như đã trả nợ không còn phải lo nghĩ gì nữa.

Tôi ngồi ăn, đồ ăn ngon, có canh mồng tơi, có cá kho, những món ăn tôi thích, nhưng tôi chẳng muốn nuốt. Tôi chợt hiểu tại sao có những người có thể chết vì tình yêu. Yêu mà không thành, khổ như vầy thì khổ thật! Đó là tôi chỉ mới chớm yêu, chứ đã có nói yêu nói thương gì đâu. Sống như chú Xảo hay anh Tình, chắc không khổ như mình! Hay tôi cũng có duyên với đường tu" Tôi bật cười nghĩ hồi vừa mới lên bậc trung học, các bạn và tôi chọc ghẹo anh Tình, "Đi tu cắt cu để lại!" Không biết ai đã khởi đầu câu nói đó, mà sao thịnh hành vì tính cách khôi hài hóm hỉnh của nó. Ở tuổi của tôi lúc bấy giờ mười một, mười hai, đâu biết chi về tình yêu, hay tu tác gì chứ!

Mẹ tôi ngồi nhìn tôi ăn, tôi cảm thấy ân hận đã làm mẹ tôi lo lắng, tôi hỏi mẹ tôi:
-- Ở nhà dạo này có gì lạ không mẹ"
-- Chẳng có gì lạ trong họ hàng mình, bà con chú bác, gia đình nào cũng bình an cả.
Hay mai con đi thăm gia đình bà con cô bác một chút. Họ cứ hỏi thăm về con hoài.
-- Dạ mai con chạy xe ghé thăm chú dì với hai bác, còn người khác chắc phải lần tới.

Tôi nghĩ thầm trong bụng, không biết còn lần tới không, tôi buồn nản không chừng bỏ đi vượt biên luôn kỳ này. Tôi lẩm nhẩm tính những gì phải mua sắm hôm sau, tôi cần phải mua một số lương khô hình như làm với bột gạo và bột đậu xanh ngoài những thứ đồ nhậu, rượu đế cho bữa tiệc. Nếu tôi bỏ đi, bố mẹ anh chị em tôi sẽ ra sao nhỉ" Không biết có bị liên lụy gì không" Rồi công tác xoá nạn mù chữ ra sao" Còn kế hoạch đào tạo giáo viên dân tộc nữa" Tôi nỡ để anh Ít, anh Tình gánh nặng phận vụ của tôi sao" Làm như vậy có vẻ thiếu tinh thần trách nhiệm quá! Tôi phải làm thế nào đây" Làm gì thì làm, thế nào tôi cũng phải mua ít lương khô, tôi không đi thì vẫn có thể cung cấp cho anh Trung, anh Tâm, cô Hồng mà. Còn anh Minh và anh Cường nữa, tôi phải đối phó làm sao với họ đây"

Nguyên Đỗ

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.