NAM CALIFORNIA - Một doanh gia Việt Nam đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, nói rằng ông sợ bị truy bức vì đã chỉ trích các cán bộ tham nhũng và các chính sách ở quê nhà đã làm bóp nghẹt nền kinh doanh tự do. Tin này do tờ O.C. Register loan hôm Thứ Hai.
Dac Vi Hoang, 59 tuổi, làm chủ công ty Thành Mỹ chuyên xuất cảng vật dụng gỗ gia dụng và sơn mài; công ty có 400 công nhân.
Đơn xin tị nạn tới vừa khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu về thương ước VN-Mỹ trong đó có các điuều khoản bảo vệ các doanh nghiệp Hoa Kỳ không bị tịch biên, thuế má vô lối và kỳ thị.
Hoàng, hiện sống với thân nhân ở Montclair, nói là ông xin tị nạn bởi vì không có sự bảo vệ nào cho các doanh nghiệp VN.
Hoan2g viết trong hồ sơ tòa, “Sự kiện rằng tôi, chủ 1 trong những hãng tư thành công nhất ở VN, quyết định bỏ tât1 cả sau lưng bởi vì không còn an toàn nữa cho tôi kinh doanh ở đóm cho thấy là lời hứa nhà nước cải tổ kinh tế chỉ là giả dối.”
Hoàng nói ông rời bỏ VN cùng với vợ, Tram Bich Thi Le, 49 tuổi, và cô con gái Van Bich Hoang, 14 tuổi, hồi tháng 9 sau khi 1 mậu vụ nhà nước cảnh cáo rằng ông sắp bị bắt về cáo buộc tội gián điệp được dàn dựng. Buổi điều trần của ông sẽ vào Thứ Sáu tại Los Angeles. Thẩm phán Ira Bank nói là ông sẽ cố gắng có quyết định vào ngày 20-7.
Sở Di Trú INS vùng Los Angeles giải quyết nhiều đơn xin tị nạn hơn bất kỳ nơi nào ở Hoa Kỳ, với 152,000 hồ sơ năm 1998, năm gần nhất có con số chính xác. Chỉ có 3,200 đơn trong đó của năm đó mới được cấp quyền tị nạn.
Hồ sơ tị nạn vì bị truy bức kinh tế hiếm hoi hơn so với lý do đàn áp tôn giaó hay chính trị. Nhưng tất cả đều trong mục chung là nhân quyền, theo lời luật sư chính của Hoàng, Sandra Rierson. Bà Rierson nói, “Ở VN, hệ thống rất khép kín. Bất kỳ chỉ trích nào cũng dẫn bạn tới chỗ bị đàn áp.”
Hoàng nói, “Tôi tin rằng tự do kinh doanh là 1 trong những nhân quyền.”
Hoàng nói qua 1 thông ngôn, “Nếu tôi về lại VN bây giờ, tôi sẽ bị bắt ngay. Việc tôi xin tị nạn là cái tát vào mặt nhà nước. Họ giận dữ và coi tôi như kẻ phản quốc vì tôi nói hết sự thật về làm ăn ở VN.”
Hoàng kể là ông có 5 năm trong trại cải tạo sau năm 1975, chịu đủ thứ hành hạ tinh thần và thể xác. Nhưng trước giờ ông chưa bao giờ xin tị nạn ở Mỹ. Công ty của ông thịnh vượng thời đầu 1990s, khi tự do hóa kinh doanh ở VN, bằng cách chế các sản phẩm màn và lu hũ kiểu Trung Hoa có sơn mài, và làm các bàn ăn và ghế cho các hãng quốc tế như Ikea.
Ông gia nhập các hội kinh doanh, kể cả Phòng Thương Mại và Kỹ Nghệ VN, du lịch nhiều nơi để làm ăn, kể cả 3 chuyến đi thăm Hoa Kỳ.
Báo quốc doanh loan tin năm 1998 rằng hãng của ông, Thành Mỹ, đã sẵn sàng trở thành liên doanh quốc tế hoàn toàn tư nhân đầu tiên của VN. Hoàng nói các cán bộ lặng lẽ dẹp bỏ thương lượng đó, sợ là ông sẽ trở thành quá độc lập và thế lực.
Hoàng kể là ông than phiền trực tiếp lên các bộ trưởng về các các hãng quốc doanh được ưu đãi tài trợ. Ông cũng than phiền về tham nhũng.
Khoảng phân nửa thương vụ 3 triệu đô la hàng năm của Thành Mỹ phải trả cho công an, cán bộ thuế, cán bộ giấy phép và các thứ cán bộ khác. “Bạn làm 10 đồng, họ lấy 5 đồng. Đôi khi họ hỏi thẳng số phần trăm của 1 hợp đồng.”
Một mật vụ được phân công tới Thành Mỹ đã đòi lương 150 đô la mỗi nửa tháng, cộng tiền thưởng Tết. Tiền này thật xứng đáng, vì chính mật vụ này cảnh cáo Hhoàng là sắp bị bắt rồi.
Hoàng bay tới Thaí Lan với vợ con, mang dủ tiền để mua vé vào Mỹ. Tại Sài Gòn họ sống trong biệt thự với 2 bảo vệ, 2 người tớ, và 2 tài xế cho 2 chiếc xe hơi Nhật của họ. Bây giờ nơi đây họ sống nhờ thân nhân ở San Gabriel Valley. Cũng không có giấy phép làm việc.
Ông nói, “Tôi vào đây với tay trắng để tìm tự do. Tôi sẵn sàng làm mọi việc để mưu sinh.”