Hôm nay,  

Về Bắc

24/02/201100:00:00(Xem: 9556)

Mùa hè năm trước, Cty cử 2 người VN về Hà Nội để thăm dò công việc.
Chúng tôi về SG trước để thăm gia đình rồi mới đi HN.
Trời nóng hầm hập, người mình lúc nào cũng có cảm tưởng dính dính, ngoại trừ ngồi trong xe hay phòng có máy lạnh.
Chúng tôi từ trên chiếc máy bay A300 bước xuống phi trường Nội Bài với áo thun quần soọc. Ngó ra thấy phái đoàn đi đón thì.. trời ơi: Đàn ông con trai mặc com-lê, đàn bà con gái thì áo dài.

Hai đứa chúng tôi lóc cóc đi giữa như ..hoa lạc giữa rừng gươm.
Công việc tạm xong, chúng tôi được đưa ra vịnh Hạ Long, trời mưa mù nên chẳng xem được cái gì hết.
Chiều cùng ngày, chúng tôi về ngang Hải Dương, ghé dọc đường mua vải thiều mà nhớ chuyện vườn Lệ Chi với cuộc đời Thị Lộ và cái án tru di Nguyễn Trãi.
Bạn tôi quê gốc ở Nam Định, nên chúng tôi không ghé thêm ở Hà Nội, mà đi luôn Nam Định.
Vùng này đẹp đẽ như ở Mỹ Tho, nhưng dân đông, mà ruộng ít, sau một mùa lúa, mỗi một người dân dược 30 cân thóc (tương đương 1 giạ rưỡi luá, bằng 3 đô la).
Quê hương Năm Tấn, cái mốc xì gì cũng vượt chỉ tiêu, mà sao sau một muà lúa lại chỉ dược có 3 đô la"

Ngày còn học Trung học, tôi đọc Bùn Lầy Nước Đọng cuả Nguyễn Tuân, nhưng chưa hình dung được nó cho đến khi nhìn cảnh thật.
Ao hồ Miền Bắc muà hè cạn đến gần đáy, nước nóng sủi bọt nên những con cua nhỏ bé trèo lên cộng rau muống, móc chân vào cuống lá, ngược đầu thô lố hai mắt nhìn xuống mặt nước ao

nóng hổi.
Hiện nay ở Roma, có Đức ông Đinh Đức Đạo, hợp cùng một số nhà hảo tâm (Thí dụ như Kỹ Sư Đinh Đức Hữu) xây dựng đường làng lớn 2 làn xe, lối vào thôn bằng xi măng như sidewalk bên

Mỹ. Cứ 5 hoặc 10 nhà thì có giếng bơm. Đó là những làng có con em đã vào Nam, rồi đi ra nước ngoài mới hưởng được chút từ tâm như thế, chứ những làng khác thì vẫn y chang "Bùn Lầy

Nước Đọng". Thời Thực dân Pháp ra sao (đã được tả trong sách ngày xưa) thì ngày nay vẫn thế.
Trong bữa ăn trưa, có một món ngon quá: Nó dòn, trắng phau như cộng giá, họ trộn thính nên ăn có mùi vị như bê thui, bên trên có rắc rau răm sắt nhỏ.
Hỏi rằng món chi" Mới biết đó là một loại hải sản, mọc ngầm dưới đáy biển, giống y hệt cộng giá, và làm theo kiểu này họ gọi là nộm giá.
Vì là hải sản, nên nếu ăn món này nhiều, những người có máu phong, sẽ gãi dữ lắm. Hàng quán chỗ nào cũng quảng cáo thật lớn món BÚN NGAN. Đó là bún ăn với sáo vịt Xiêm, nấu với măng.
Cà phê thì phin to như cái nồi. Nhà hàng pha nhiều cà phê hay ít tùy theo số khách vô chỉ 1 cái phin đó mà thôi, rất may mỗi người có một cái ly nhỏ cho riêng mình. Khi khuấy đường hay sữa,

họ khuấy lia lịa cho sùi bọt lên cả nửa ly.
Nước đá chanh thì kêu ngược lại là chanh đá (Chắc cũng như bảo đảm thì nói là đảm bảo).
Hôm trở về SG, suýt nữa chúng tôi trễ máy bay, vì không biết ông tài xế nghe ba chớp ba nháng thế nào, mà cứ đứng kế bên xe hút thuốc đợi 2 ông Mỹ, vì là phái đoàn Mỹ, trong khi 2 thằng

Mít Đặc chúng tôi thắc thỏm đi ra đi vào đợi xe ..
Máy bay bay cũng khá nhanh, mới 45 phút mà tôi đã thấy Phá Tam Giang hiện ra lấp loáng dưới cánh trái. Bên phía tay phải, ba cây cầu Bạch Hổ, Phú Xuân (hay Nguyễn Hoàng") và cầu

Trường Tiền nối liền hai bờ, nhắc nhớ bao chuyện ngày tôi mới lớn. Áo trận bạc vai lò dò theo sau những tà áo trắng. Những ngày rủ nàng trốn học đi lên vùng lăng tẩm với ngàn tiếng thông reo.

Nàng chỉ lên hàng đại tự và giải thích cho tôi 2 chữ Khiêm Lăng.

Gần 20 năm vun vút trôi qua, tóc tôi nay đã có cộng bạc, nhớ tới những cảnh cũ, những người xưa, bất giác một giọt nước mắt hiếm hoi lăn dài xuống má. Không kịp lấy napkin, tôi đưa tay lên

quẹt đại như một đứa bé .....

Về đến TSN, cô gái ngồi kế bên nhờ tôi xách phụ một túi xách. Cô ta đẹp quá và tánh tôi lại hay cả nể, thế mà cũng đành phải từ chối, vì lỡ ra cô ta buôn thuốc phiện thì có thể mình bị tử hình

chứ không chơi.
Ðám tài xế Taxi chen nhau mời mọc kịch liệt quá, chúng tôi chưa biết đi xe nào, thì bỗng một cô gái ngoài hai mươi, đeo cặp vòng tai to tướng xấn xổ kéo vali của tôi mà đi ra phía cửa.
Tôi lếch thếch chạy theo và nói:
-Cô ơi, tôi muốn đi xe ôm, chứ tôi nghe nói đi taxi mắc lắm.
Cô ta cười dòn:
-Này ông anh ơi, đồng hồ xe em có khằn (seal) không ăn gian anh đâu. Tướng ông anh như vậy mà đi xe ôm, nếu không mất váy thì cứ chặt đầu em đi.
-Ðầu cô đẹp như vậy chặt làm gì cho uổng, mà tôi có váy đâu mà sợ mất.

Không lẽ hai thằng liền ông như vầy mà lại sợ cô gái, chúng tôi bèn líu ríu theo cô ta lên xe. Xếp của tôi liền ngồi vào ghế trước, ông ta cười nói huyên thiên với cô.
Tôi tuy ngồi ghế sau nhưng cũng đâu chịu kém, cũng ráng phun châu nhả ngọc khi thấy cô tài xế cứ bật kiếng chiếu hậu dòm mình.
Bỗng cô ta nói:
-Anh gì ơi! Nom anh cũng xinh giai tệ! Anh liệu có thể bảo lãnh cho em đi Mỹ được không"
Gớm con gái nhà ai mà bạo miệng thế. Tôi cười:
-Ðể anh tính lại xem sao. Hay là đợi anh về Mỹ thuốc cho con vợ anh chết cái đã.
-Ðừng anh. Em nghe người ta nói ở bên đó có cái FBI gì đó giỏi lắm, nó tìm ra ngay. Anh khỏi cần thuốc làm gì cho mất công, cứ bắt con rắn lục bỏ vào hũ gạo là xong ngay.
Xếp của tôi bỗng cười lên xằng sặc:
--Em ơi, em chỉ nhầm rồi! Thằng cha này ở bên Mỹ ngày nào mà không phải nấu cơm cho vợ, em chỉ cách đó thì chính nó chết trước đấy.

Xe lách bên nọ, xẹo bên kia chạy về hướng Thủ Ðức. Nghe tiếng xe ngừng trước nhà, Má tôi ra mở cổng. Chúng tôi 8 anh em đều bú vú mẹ. Hồi còn nhỏ nhớ vú mẹ tôi beo bèo, nhưng nay

càng lớn tuổi, bà lại càng "Có của".
Trong lúc ông Sếp tôi đang lo trả tiền xe, thì tính trẻ con nổi lên, tôi đưa tay sờ vú mẹ. Bà chủi:
-Cái thằng này lạ nhỉ" Ðã lớn rồi còn sờ vú mẹ, không sợ ngưòi ta cười cho hả"
Cô tài xế quay lại nói:
-Anh này lạ thật, sao vú em anh không rờ, mà lại đi sờ vú mẹ để mẹ mắng cho.
Tôi làm mặt trây:
-Sao lúc nãy em không nói"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.