Hôm nay,  

Em la lớn... !

19/02/201100:00:00(Xem: 6497)

em la lonMới đóng xong cửa, định quay đi, chợt thấy tít lớn trên tờ báo Aften Posten, trước nhà bên cạnh, tôi đọc lướt qua: ”Regjeringen leter etter kompromis” (Chính quyền tìm kiếm một sự thỏa hiệp). Tôi nhủ thầm, nếu đúng thế thì quả là điều tốt ..và trong lòng gợn nhẹ một xúc động. 

Ngày thứ năm 13.01 vừa qua, trên truyền hình , đài NRK phát hình về trường hợp một cô gái sẽ bị trục xuất ra khỏi Na Uy trong thời gian ngắn sắp đến. Hình ảnh một cô gái bị thúc ép phải rời nhà vào buổi tối ngày thứ tư ...rồi sau đó có hình ảnh người con gái này trả lời phỏng vấn của các ký giả...và hình như cô ta đoạt được giải thưởng gì đó. Cảm tưởng chợt đến với tôi là lấy làm lạ với trường hợp của cô. Bị bắt như một trường hợp tội phạm gây cấn, nhưng khi tiếp xúc với báo giới, cô ta có vẻ tự tin ... đến nỗi có lúc đã có vẻ hơi mỉm cười với những câu hỏi đã được nêu ra.

Cuộc biểu tình hổ trợ cho Maria Amelie trước dinh thủ tướng Nauy

Tiếp theo buổi tối hôm đó, truyền hình đưa thêm những tin về trường hợp cô gái này. Trông mặt cô gái rất sáng. Có vẻ lanh lợi. Đôi lúc có nét cương quyết. Cô gái tên là Maria Amelie nhưng thoáng nghe tôi tưởng là ”Em la”!....

Ngày thứ sáu, một vài báo Na Uy nói rõ hơn. Tờ Klassekampen (cơ quan ngôn luận của đảng Lao động –Arbeid party-), mặt ngoài của trang chính tờ báo, nêu câu nói của người yêu cô Amelia, ý rằng, cô ấy hoàn toàn không phải là tội phạm, tại sao cô phải ngồi trong tù vào buổi tối”. Bên trong trang 7, bài viết anh ta nói rõ hơn. Maria (tên gọi của cô ta) sống tại Na Uy từ năm 16 tuổi. Cô đã có một cuộc sống tốt, tuy không được bảo vệ bởi luật pháp. Cô có nhiều bạn người Na Uy, là trưởng nhóm du hành của một trong những nhóm lớn nhất tại Na Uy, làm việc với vài lễ hội lớn nhất ...và đã lấy bằng Tiến sĩ. Cô có thể tiếp tục sống an ổn tại Na Uy với giấy tờ giả, cô có thể tiếp tục sinh tồn như hàng ngàn người sống không giấy tờ khác, không có sự an toàn, không được sự chăm sóc sức khoẻ, không cơ hội để đóng thuế, không được giấy phép làm việc hay là những giấy tờ chứng minh lý lịch bản thân.

Eivind Trædal - người yêu của Maria- viết tiếp, dù thế, cô ấy đã can đảm, đứng ra đại diện hàng ngàn người khác cùng trường hợp và đã gửi một đơn xin được cư ngụ tại Na Uy, riêng cho bản thân của cô, không phải là con của cha mẹ cô ta. Đơn đã bị bác mà không cho cô ta có cơ hội giải thích trường hợp của mình tại các cơ quan di trú.

Đảng Cơ đốc Đại chúng (KrF) và Đảng tả phái (SV) đã phản ứng rất mạnh với hành động cùa cảnh sát trong vụ bắt giữ Amelie. Cùng phản ứng đó, có Giáo hội Na Uy (Den norske kirke) và các tổ chức như Hội ân xá Quốc tế, Hội giúp đỡ người dân (Norsk Folkehjelp) Hội Văn bút Na Uy và Ủy ban Helsing (Helsingforskomite). Ngoài ra, những cuộc biểu tình đã xảy ra tại các thành phố lớn và phản ứng trên trang mạng Facebook đã thâu thập được khoảng 25.000 chữ ký.

Stine Renate Håheim, Ủy ban Tư pháp của Đảng Lao Động, nói với báo Klassekampen rằng, ông ta đồng ý với Lønseth (1) về việc giống nhau trong luật pháp là nguyên tắc cơ bản quan trọng. Nhưng Na Uy đã đưa ra một chính sách cứng rắn hơn các quốc gia Liên Âu (EU), liên quan đến việc những người đã sống lâu trên đất nước này. Chúng ta cần những giải pháp tốt hơn cho những người không giấy tờ sống tại Na Uy, vừa có sự quan tâm đến xã hội và đến những người có liên quan đến việc này.

Tore O.Sandvik, người đầu tỉnh Sør-Trøndelag, thuộc Đảng Lao Động, viết trên blogg rằng, sự việc Maria Amelies phải được cứu xét giống nhau so với những sự việc tương tự. Nhưng cô ấy phải được lưu trú tại Na Uy. Cô ta cần giấy tờ để hiện hữu, như cô ấy mong muốn và cô nên ở lại đây. Cô đến đây khi còn vị thành niên, lớn lên và trưởng thành. Như thế đã đủ. Nếu luật pháp không có những điều khoản về việc này, đó không là luật. 

Báo Aften Posten, trang chính phần A-magasinet, đưa hình cuộc biểu tình trước dinh Thủ tướng. Bên trong, hình được phóng to hơn, kèm theo phần đối thoại với Sjeggestad, Giám đốc UNE (Utlendingsnemnda – Cơ quan thẩm định của Bộ nhập cư). Rồi, trong đoạn phỏng vấn Petter Eide, trước Giáng sinh vừa qua là nhân viên của Norsk Folkehjelp, bây giờ đứng phía trước đám biểu tình và phát biểu như là người phát động cuộc vận động. Có đoạn hơi buồn cười như sau:


- Việc bắt giữ cô ta tạo nên những cảm tình mạnh mẽ, trong khi những người khác trong cùng trường hợp tương tự"
- Đây không phải là một người đẹp nổi tiếng nhận được quyền bảo vệ, trong khi những người đàn ông để ria trên mép, đến từ Phi Châu hay Trung Đông không nhận được quyền này. Nhưng đồng thời điều quan trọng là làm sáng tỏ sự không hợp lý qua những trường hợp cá nhân khác.

Trang trong của tờ báo này, phần Kultur, viết đại ý, chính quyền đã tự vẽ lên mình một góc tối. Chúng ta sẽ nhận thêm những trường hợp bị trục xuất nếu một quyết định lớn hơn không được mở ra cho những trường hợp cá nhân khác. Amelie đến đây như một đứa trẻ, và có sự ràng buộc với Na Uy hơn cả đất nước gốc của mình. Nếu cô bị gửi trả về, đó là một phá sản của xã hội này.

Trang bên, một hình hí họa, vẽ ra toà nhà Nansen, có bóng ông này với câu hỏi là, những người (8 cảnh sát) bận đồ như Ninja (kiểu áo của hiệp sĩ Nhật thời xưa -hay giống lối áo của người đàn bà Muslim-, chỉ trừ đôi mắt không bị bịt kín) đến bắt Amelie, có nghe nói gì về Nansenpass". Tếu hơn là cạnh đó có hình Krekar, có dấu hỏi trên đầu, ngụ ý không biết 8 người đó đang làm gì. (Krekar là người phía bắc Irak, đã xin được tị nạn chính trị tại Na Uy. Dù tin tình báo của Mỹ cho rằng Kreka có nhiều liên lạc với những nhóm khủng bố cực đoan, Na Uy vẫn không trục xuất người này). Đảng Cấp Tiến (Frp) hỏi về việc tại sao Krekar được thong dong đây đó trong khi Maria Ameile bị bắt bởi 8 cảnh sát.

À!..thì ra các đoàn thể Na Uy dính líu đến vụ này, không chỉ vì cô gái này đẹp người mà còn nổi tiếng (đã viết sách)...và còn vì Bộ tư Pháp là người chịu trách nhiệm tổ chức mừng ngày Nansen (2). Trước khi hai tuần kỷ niệm trôi qua, người tị nạn từ Kaukasus (Amelie), sau khi đọc bài thuyết trình tại ngôi trường Nansen này, đã bị bắt. Và sẽ bị trục xuất. 

Câu chuyện bắt đầu cách nay khá lâu. Ba mẹ và Maris đã nhiều năm tìm cách trốn thoát khỏi Liên Xô. Từ Kaukasus, qua Moskva đến Phần Lan. Họ sống tại đó 16 tháng trước khi được thông báo sẽ bị cảnh sát trục xuất về lại Liên Xô. 

Năm 2004, Maria vào học Đại học NTNU. Vừa học cô vừa nhận việc lau quét để có tiền học.Cô học nói tiếng Na Uy rất trôi chảy, hoàn thành Videregående với điểm tốt, tốt nghiệp Cử nhân về môn Xã hội nhân chủng học, lấy bằng Tiến sĩ về kỹ thuật và khoa học. Tất cả điều đó không qua quyền được học tập, không có số người (personnummer) tiền mượn học hay trương mục ngân hàng. 

Trong những năm sống tại đất nước này, cô ấy không mong muốn nêu lý lịch hoặc quốc tịch của mình. Cô cũng không nói sâu xa hơn về lý do tại sao ba mẹ cô ta phải rời khỏi Liên Xô. Maria Amelie được diễn tả đơn giản như một Anne Frank thời buổi mới. Ít ai biết cô là ai trước khi cô viết cuốn: ”Ulovlig norsk”, một cuốn sách dựa trên nhật ký, blogger và những ghi nhớ hàng ngày như một người nhập cư bất hợp pháp. Cuốn sách được viết năm ngoái (2010) nhưng cô đã có quyết định về việc này từ năm 2004, khi chính quyền Na Uy quyết định rằng, cô và gia đình là cư dân bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất khỏi Liên Xô. Lúc ấy, Maria đứng ra nhận những phỏng vấn và viết những bài bình luận trên báo Aften Posten. Cuốn sách được giải ”Người Na Uy trong năm” của đặc san Ny Tid. 

Cuốn sách tự thuật với nhan đề "Ulovlig norsk" của Maria Amelie

Trong phần A-magasinet của Aften Posten vào mùa thu năm ngoái, cô ấy nói rằng, cuộc sống của tôi là sự chuyển đổi giữa phiêu lưu và sự thật tàn nhẫn. Đó là sự trộn lẫn bởi vì tôi lạc quan và tôi phải sống sót. Tôi mong muốn, mặc dù phải trải qua tất cả, thật sự đã phải trải qua, chỉ mong giữ được giá trị và sự hội nhập của tôi. Khi tôi không chịu được nữa những điều đó, cuốn sách là con đường thoát duy nhất để sống với sự hội nhập còn nguyên vẹn. 

Nói về người yêu của mình. Eivind viết, Maria tin vào những điều tốt đẹp của con người. Con người có tình thương người, tốt đẹp và có tính giúp đỡ, là những điều cô đã có kinh nghiệm sau những sự giúp đỡ to lớn và hỗ trợ từ những người Na Uy, suốt trong 8 năm qua. Lòng tin sâu xa đến nỗi ngay cả khi cô ấy bước vào Bộ tư pháp và đặt trên giá sách của Knut Storberget, Bộ trưởng Tư pháp. Và xem –ông ấy gửi một thiệp cám ơn và thông báo rằng đó là một câu chuyện tốt. Tối hôm nay, thứ tư 12.01, ông ấy nhận thông báo rằng Maria đã bị bắt. Có thể ông ấy cũng nghĩ rằng đó là điều tốt.

Thủ Tướng, Jens Stoltenberg nói với đài Truyền hình NRK là, ông ta biết sự việc này sẽ tạo nên những phản ứng. (nói tiếp) công việc của tôi đảm bảo rằng, chúng ta đưa ra một chính sách tạm dung và tị nạn công bằng. Điều đó cần thiết như thế để giải quyết giống nhau giữa mọi người, và rằng, ai cần sự che chở có thể sẽ lưu lại đất nước này, trong khi những người không bị theo dõi và không cần sự che chở, không thể ở lại. 

Tối thứ sáu, trong phần phát tin của Đài truyền hình, hình ảnh một hàng người đứng dọc trên đường đi vào cung Vua, có tấm bảng với hàng chữ “Skam deg” (Nhục nhã cho anh) được dương cao, khi xe của Thủ Tướng Na Uy chạy ngang qua. Có phải đó là phản ứng đối với phụ đề, bên cạnh hình ảnh đoàn biểu tình đốt đuốc (trên báo Aften Posten, A-magasinet, phát hành vào buổi sáng) với ý cho rằng Stoltenberg đã phủi bỏ tất cả những chỉ trích.)

Theo UDI (Cơ quan nhập cư) xét việc trục xuất cô ta vì cô đã phạm luật nhập cư của Na Uy, qua những điểm sau:

-Cho lý lịch giả
-Đã cư trú lâu bất hợp pháp
-Đã làm việc ” đen” (không đóng thuế)

Peter Eide, người vận động cuộc đốt đuốc trước dinh làm việc của Thủ Tướng cho rằng, Maria Amelie sẽ trở thành một gánh nặng về chính sách tị nạn của chính quyền. Chúng ta hiểu câu nói này là, nặng vì phải kiếm một cách giải quyết tương đối tốt (trước mắt) cho trường hợp Amelie và sau đó, có thể điều chỉnh lại luật tị nạn.

Nhưng, vì lý do nào gia đình Amelie rời Liên Xô đến Na Uy tị nạn" Cha của Amelie là thương gia rất giàu tại Nord-Ossetia. Ông điều hành một xưởng chế tạo vật dụng nội thất, xưởng chế biến rượu Vodka và một nhà hàng. Năm 1994, ông ấy là thành viên Hội đồng quản trị thành phố Vladikavkaz, Liên Xô. Năm 1998, kinh tế Liên Xô sụp đổ. Đảng CS lại thắng cuộc bầu cử. Một nhóm bao quanh những kẻ thắng cử muốn tịch thu tài sản của cha Amelie. Những kẻ đầu tư vào công việc làm ăn của ông ta tức giận ông ấy. Cảnh sát Liên Xô nói với ông ấy là, cách duy nhất là dùng bạo lực đối trả lại bạo lực. 

Họ đến nhà bà con ở Moskva. Thấy cũng không yên ổn, mùa thu 2000, cả ba đến Odessa (Ukraina), rồi đến Phần Lan, để xin tị nạn. Đơn bị bác. Họ đến Na Uy năm 2002. Năm 2003, đơn tị nạn bị bác. Năm 2004, Amelie vào học tại NTNU và cũng năm này, cha Amelie có mặt tại Tòa án Oslo (Oslo byrett). (Về gia đình, Amelie viết lời khai cho người cha trong sự vụ này. Ngoài ra, trong cuốn “Ulovlig norsk”, cô ấy cũng có đề cập đến hoàn cảnh gia đình, như nói trên)

Amelie có thể bị trục xuất, nhưng cha mẹ của Amelie, hiện nay ra sao" Họ vẫn còn sống đâu đó tại Na Uy này, như những người sống không có giấy tờ khác. Theo tin tức của chính quyền, con số đó hiện nay lên đến 3.000 người.

Hôm Thứ ba 18.01.11, báo Na Uy cho tin, Amelie đã được thả. Nhưng việc trục xuất vẫn còn hiệu lực; có nghĩa là, đương sự, trước đây đã được thông báo qua Luật sư là sẽ bị tống ra khỏi nước vào Thứ hai hay thứ ba này, nhưng nay, tình trạng đó chưa xảy đến. Tuy nhiên, được thả không có nghĩa là việc trục xuất được bãi bỏ.



Đọc chuyện người, nghĩ lại chuyện của ta. 
(1) Dân tộc VN bất hạnh vì đã có một đảng phái du nhập chủ thuyết CS và xem nhẹ nhân phẩm của người dân.

Chuyện ký Hoà ước để Pháp trở lại miền Bắc VN là chuyện quá lâu. Chuyện Nhân văn giai phẩm là chuyện mà thế hệ được sinh ra vào năm 1975 cũng không biết được rõ ràng.

Nhưng, nhiều ít, họ có thể đã được cha mẹ, anh em kể lại về việc “Cướp ngày là quan” tại VN từ năm 1975, trở về sau. Cha mẹ Amelia bị tịch thu gia sản là một trường hợp cá biệt tai địa phương họ ở. Dù xảy ra hàng loạt tai địa phương đó, đấy chỉ là trường hợp mà ta gọi là nạn “Cường hào ác bá” tại một phần lãnh thổ của quốc gia Liên Xô. Tại VN, cướp tài sản người dân là chủ trương của Bộ chính trị Trung ương Đảng, giao cho Đỗ Mười thực hiện. Ông ta là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa vào năm 1977.

Sau năm 1975, việc đổi tiền làm tình trạng xã hội bị san bằng một cách độc đoán. Nhưng, việc đó chỉ gây tai hại cho người dân thường. Bọn cán bộ cấp trung, cao, qua việc đổi tiền, đã trở nên giàu có.

Sau 1975, với chủ trương mà chúng gọi là “Đánh tư sản, mại bản”, chúng tịch thu không biết bao nhiêu vàng, bạc của người dân. Nói là “Đánh tư sản mại bản”, thật ra, một công chúng làm được hai việc. Chúng tràn vào nhà những người mà chúng đã liệt vào “sổ đen”, với lực lượng Công an Phường, Phường đội. Có nơi, chúng sử dụng kết hợp, hoặc Công an, hoặc Phường đội, cùng làm việc với những lực lượng từ thanh, thiếu niên trong đoàn Thanh niên CS Hồ chí Minh; những thành phần hăng say, cuồng tín, hoặc tưởng rằng với việc làm của họ, họ thể hiện được lòng trung kiên với Đảng. Bọn này, với vũ trang súng đạn, như truy lùng kẻ địch. Những gia đình trong “sổ đen” đó là những gia đình mà chúng tình nghi đã, đang hoặc sẽ có những hành động chống đối sự tàn ác của chúng.

Không giấy tờ xét nhà của Toà án. Không có một lệnh lạc nào bằng giấy tờ cụ thể. Hành động của bọn này, chỉ khác bọn cướp là vì chúng nhân danh là người của chính quyền nhân dân. Không một nơi nào không bị gỡ, cậy, xục xạo. Chúng mở xem từng lá thư. Chúng chất vấn từng bức hình (nếu còn) của gia đình, hỏi xem ai là những người được chụp và gia đình có liên hệ với những người đó như thế nào. Chúng hỏi, chúng quát, chúng la lối, đôi khi dùng cả võ lực đồi với gia đình đó. Một cảnh tượng chắc chắn không xảy ra tại các nước phương Tây. Tất cả những tài sản chúng thâu góp được, được chuyển đến nơi nào". Ai là người chia chác những chiến lợi phẩm đó". Hỏi tức trả lời vì các việc đó được làm theo chính sách của Trung ương.

Người dân, khi không còn con đường nào để mong sống còn…hoặc cảm thấy cuộc sống không khác hơn thú vật, chỉ biết đến cái ăn (còn chưa đủ no), họ tìm đường trốn ra khỏi nước. Amelie tại đất nước Na Uy này có thể cũng nằm trong trường hợp đó. Nhưng, khi đi trốn, nếu gia đình này bị bắt lại, họ bị nhốt tù là cùng. Còn dân VN, khi tìm cách vượt trốn, họ bị gán tội Phản quốc. 

Tội PHẢN QUỐC là tội lớn hơn mọi loại tội phạm. Ai ở dọc theo bến Phạm thế Hiển, quận 8, vào những năm từ 1979 đến 1982, ít nhiều nghe nói về việc Công an thành phố đã bắn xối xả vào chiếc ghe chở những người đi vượt biên. Bắn ngay ban ngày, buổi chiều và ngay trong lòng thành phố. Còn những nơi xa xôi khác, các bến bãi hoang vu trước đây chưa từng có người đặt chân tới, tại ngoài khơi, trong hải phận VN, có biết bao cảnh tàn ác, dã man đã xảy ra"!....

Còn bọn cầm quyền, ngày nay trở thành Tư bản “đỏ”, tài sản do tham nhũng, do làm ăn bất hợp pháp mà có, ai sẽ “Đánh tư sản, mại bản” bọn Mafia “đỏ” này"....

Chuyện bọn cường hào ác bá tại các địa phương, qua nhìều cách thế, mưu mô, đã chiếm đoạt nhà cửa, ruộng vườn của người dân, việc này đã bị chúng làm ngơ một cách khéo léo. Biết bao người, theo đuổi việc kiện, hết từ địa phương, đến thành phố …hết thành phố, ra đến Trung Ương. Rồi cứ nằm chờ …chờ dài dài. Có người đợi đến cả năm mà vẫn chưa biết kết quả đến đâu.

Bọn cầm quyền ngày nay, xem đất nước như tài sản riêng, đem bán cho nước ngoài, tội này còn lớn hơn tội phản quốc. Thật trớ trêu buồn cười, vì nhóm người vượt biên, nếu là cái tội, quá lắm là cái tội vì nghèo đói, bỏ nước ra đi. Còn bọn cầm quyền, qua tham nhũng, qua bao việc bất chánh, của cải dư thừa, lại đem bán lãnh hải, lãnh phận của quốc gia (chúng gọi là “Tiền rừng, bạc biển) cho nước ngoài, tội đó bị xử bắn là nhẹ!....so với việc đi vượt biên của người dân.

Chuyện bán nước không thể nào được người dân quên được. 
Còn chuyện thường ngày trong sinh hoạt chính trị của đất nước, người dân có thể làm ngơ không biết"

Nhượng cho bọn Trung quốc khai thác hàng trăm mẫu rừng, giáp ranh biên giới Trung Quốc, với thời gian quá dài, rồi cho chúng khai thác quặng Bauxit ở Cao nguyên Trung Phần ....vụ Vinashin, toàn là những việc làm sai trái của bọn cầm quyền. Khi người dân phản đối, chúng bắt nhốt, không xét xử. Hoặc xét xử với tội trạng vu vơ, theo kiểu "luật rừng", tự chúng đề ra. Hết giam ...rồi quản chế. Hết quản chế, đưa về Công an Phường làm việc. Nhốt tại đó một hai ngày tùy ý. Với người bị câu lưu là nữ giới, không cho sử dụng băng vệ sinh, khi họ có tháng. Qua vụ Amelie, khi bị đưa về nơi tạm giam những người sẽ bị trục xuất, bị khám xét thân thể như bao vụ khám xét khác mà bị dân chúng phản đối dữ dội. May cho cô này!...

(2) Thế nào gọi là nhân đạo, thế nào gọi là văn minh" 
Chúng ta thường nghe nói, người dân Na Uy có tính nhân đạo. Không phải chỉ vì hàng năm họ có chiến dịch quyên tiền giúp đỡ dân tộc các quốc gia khác. Không phải chỉ vì mỗi khi dân tộc các quốc gia khác gặp thiên tai, họ gây chiến dịch quyên tiền khắp nước. Không phải vì Bộ Viện trợ của chính quyền trợ giúp nhiều cho các quốc khác, đến nỗi các cơ quan, kể cả truyền thông cứ đòi cắt giảm …mà chúng ta cho rằng đó là nhân đạo.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi tại nạn xảy ra tại một địa phương nhỏ nào đó, người dân (không phải chỉ là thân nhân người bị tai nạn) tập trung lại, đem bông, đèn cầy đến nơi đó để tưởng niệm. Chuyện này được các đài Truyền hình trong nước gần như phát hình mỗi lần, khi có những tai nạn xảy ra. Lòng thương mến về cuộc sống của người đã mất, của người dân ở đây là chuyện phổ biến, khiến nó trở nên bình thường quá đổi!....

Cách nay mười năm, một buổi chiều tháng giêng, một thiếu niên 15 tuổi, tên là Benjamin Hermansen bị đâm đến chết, bởi hai thanh niên kỳ thị chủng tộc (nynazist), khu vực Homlia. Thiếu niên bị đâm đã không làm gì gây sự khó giải quyết của bọn kỳ thị. Tội mà thiếu niên bị giết duy nhất là vì có màu da sậm trên người (3).

Vài giờ sau, cảnh sát bắt được nhiều thiếu niên khác, thuộc thành phần kỳ thị chủng tộc. Chúng bị đưa ra tòa, xử một cách nghiêm khắc, với lý do cái chết không do gây hấn và có động cơ kỳ thị. Đây là vụ án đầu tiên trong lịch sử xử án của Na Uy, về một vụ giết người có động cơ kỳ thị chủng tộc.

Sự kiện đã tạo nên sự thu hút đặc biệt nơi giới truyền thông. Khoảng 40.000 người đã cùng nhau rước đuốc ở Trung tâm phố, trong một tối mùa đông giá lạnh, nhiệt độ âm trừ rất thấp. Tất cả đại diện cơ quan công quyền đến tham dự và bày tỏ sự ghê tởm đối với sự tàn nhẫn đã xảy ra. 

Bạn bè của nạn nhân tham gia tích cực vào việc chống lại sự kỳ thị và sự sợ hãi người nước ngoài. Một trong những bài hát được họ làm ra, “Song to Benjamin”, sau đó được ghi âm bởi những nhạc sĩ trong nhóm Noora Noor và Briskeby. Trong điã nhạc “Invincible” của Michael Jackson, vua nhạc Pop, một sự cám ơn đặc biệt được dành cho Benjamin.

Năm 2002, một giải có tên “Benjaminprisen”, sẽ được trao mỗi năm nhân ngày kỷ niệm Holocaust, (ngày người Do Thái bị Đức quốc Xã giết hàng loạt tại các trại tập trung -27.01-). Giải được trao đến các trường đã tích cực trong việc chống lại sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc, có giá trị 100.000 Kr. Thêm vào đó, hàng loạt các tổ chức có mẹ của Benjamin nằm trong Ban giám khảo.

Cái chết đó làm Na Uy tỉnh thức. Điều đó chấm dứt thời kỳ các tổ chức kỳ thị chủng tộc triển công khai. Nhiều tổ chức đã ghi danh vào tổ chức chống kỳ thị chủng tộc như “Kỳ thị chủng tộc SOS” (SOS Rasisme). Tên Benjamin Hermansen sẽ luôn được gắn liền với điều tệ hại nhất trong tâm hồn người Na Uy, nhưng đồng thời đó hình thức gắn kết, tham gia và chống đối với sự kỳ thị chủng tộc tốt nhất.
Tóm lại, nhân dân và chính quyền Na Uy đã làm hết khả năng của mình, dù tốn bao tiền của và thời gian, để tạo nên cuộc sống an vui trong cộng đồng của họ. Dù rằng, đây là một cộng đồng có sự hoà nhập của hơn trăm sắc dân khác nhau.

Nhắc lại sự kiện đó để thấy sự bất hạnh của dân Việt Nam là quá lớn.

Chỉ vì chạy xe qua đèn giao thông xanh, đỏ mà một cặp nam, nữ sinh viên bị chận lại, và người thanh niên bị bắn vào đùi. Đừng nói đến việc người dân biểu tình trong giáo phận của họ, phản đối chính quyền địa phương chiếm đất. Bị bắn là chuyện bình thường. Hơn nữa, cán bộ địa phương còn tuyên bố thẳng thắn là, sẽ làm mọi việc để bảo vệ chế độ. Việc này đã xảy ra tại VN, một nơi có nhiều xã, ấp, phường mà các nơi đó đều mang tên khu vực địa phương, kèm với hai chữ “văn hoá”. 

Thế mà, khi ngư dân VN, bị tàu Trung quốc tàn sát, tạo nên sự biểu tình phản đối của sinh viên thì họ lại bị ngăn chận bằng mọi đòn phép. Một chính quyền, sẵn sàng dùng lực lượng quân đội, công an đàn áp người dân của mình, lại sợ hãi không dám làm gì để phản đối lại hành động hung bạo của tàu chiến Trung quốc…như thế đã làm tròn trách vụ của mình đối với người dân chưa.

Chính quyền (kể cả địa phương) chưa làm gì thể hiện được tính nhân đạo của mình,ngay cả đối với người dân của mình, làm sao có thể đạt được tính văn hoá và cao hơn nữa là văn minh"!.

Vụ Amelia, đến nay, Thứ bảy 22.01.11, vẫn chưa bị trục xuất khỏi Na Uy. Nhưng, “Em la lớn” (Amelie) .. đi, dù sẽ bị trục xuất hay không. Em hãy sống như em đã từng viết trong sách “Ulovlig norsk” và qua phỏng vấn của báo Aften Posten “…cuộc sống của tôi là sự chuyển đổi giữa phiêu lưu và sự thật tàn nhẫn. Đó là sự trộn lẫn bởi vì tôi lạc quan và tôi phải sống sót. Tôi mong muốn, mặc dù phải trải qua tất cả, thật sự đã phải trải qua, chỉ mong giữ được giá trị và sự hội nhập của tôi. Khi tôi không chịu được nữa những điều đó, cuốn sách là con đường thoát duy nhất để sống với sự hội nhập còn nguyên vẹn”. 

Trong những ngày gần đây, dân Tunisia, đã dám la lớn rằng họ không chấp nhận cách cai trị lâu nay của chính quyền nên đã thành công, và họ sẽ có quyền sống một cuộc sống xứng đáng với giá trị làm người. Người dân Việt, trong tương lai, nếu biết la lớn sự phản kháng của họ đối với chính quyền, họ cũng sẽ có một cuộc sống xứng đáng.


Đặng quang Chính
Oslo 22.01.2011
16:47

Ghi chú: 
1. Pål K. Lønseth (Ap) cố vấn trong Bộ tư Pháp nhấn mạnh rằng, phải giống nhau trong vấn đề luật pháp, và thêm rằng, tất cả người nước ngoài, sống bất hợp pháp tại Na Uy, phải tính đến việc bị trả về nước. Amelie đã làm rõ một cách công khai là cô ta không mong muốn tình nguyện trở về. Do đó, người ta phải đi theo đường lối đó.
2. Nansen được xem như là Cao Ủy tị nạn đầu tiên của Liên hiệp quốc đầu tiên. Từ ngày sinh của ông đến nay đã được 150 năm. Năm 1922, ông báo cáo rằng, đã đưa được 427.866 tù nhân trở lại 30 quốc gia khác nhau. Ông cũng là người tạo ra giấy thông hành, có tên gọi là “Nansenpasset”. Xem thêm trong ”Viktigst i Nansen-året”, Aften Posten, phần Kultur, trang 05.
3. Báo Klassekampen, Fredag “livet”, side 28

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.