Hôm nay,  

Khả Năng Giữ Thăng Bằng Tốt Có Phải Là Bẩm Sinh?

20/10/202300:00:00(Xem: 2432)
  
giu thang bang
Con người học cách giữ thăng bằng khi lớn lên – và khả năng giữ thăng bằng bằng có thể cải thiện cách luyện tập. (Nguồn: pixabay.com)
 
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
 
Thông thường, trẻ bắt đầu biết lật khi được khoảng 6 tháng tuổi, tầm 9 tháng thì biết bò, và đến thôi nôi là có thể đứng. Đến 18 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều có thể tự bước đi và leo cầu thang. Lên 2 tuổi, trẻ mới chập chững (toddlers) có thể làm một số việc phức tạp hơn, chẳng hạn như đá banh. Đến khi lên 3, hầu hết trẻ đã có thể chạy ‘ào ào’ và lên xuống cầu thang với một chân bước trên mỗi bậc. Một số trẻ sẽ đạt được những cột mốc này nhanh hơn, một số khác lại chậm hơn; và đó là điều hoàn toàn bình thường.
 
Thăng bằng là một kỹ năng
 
Nếu chú ý, ta sẽ thấy có một số người giữ thăng bằng rất giỏi. Họ có thể khiêu vũ rất đẹp, nhảy dây và nhào lộn ngon lành. Nhưng họ đâu có khả năng này khi mới chào đời. Họ đã tập luyện. Cân bằng là một kỹ năng – ta càng thực hành bất kỳ kỹ năng nào nhiều thì càng trở nên nhuần nhuyễn, thông thạo hơn; dù một số người có thể thành thạo kỹ năng đó một cách tự nhiên hơn.
 
Cơ thể chúng ta 3 hệ thống phải phối hợp với nhau để giúp giữ trạng thái cân bằng tốt: hệ thống thị giác (visual system), hệ thống cảm giác cơ thể (somatosensory system) và hệ thống tiền đình (vestibular system).
 
Hệ thống thị giác (visual system) bao gồm mắt, các dây thần kinh thị giác (optic nerves) kết nối mắt với não, và vỏ não thị giác (visual cortex). Trẻ mới chào đời không thể nhìn xa, chúng chỉ có thể nhìn thấy ở khoảng 10 đến 12 inch. Khi hệ thống thị giác của trẻ phát triển, bộ não học cách giải quyết các thông tin thị giác để giúp trẻ di chuyển và giữ thăng bằng tốt hơn.
 
Hệ thống cảm giác cơ thể (somatosensory system) ghi lại các cảm giác được phát hiện bởi các cơ, khớp, da và các mô cơ thể kết nối chúng, được gọi là mạc cơ (fascia). Những nhận thức về xúc giác, áp lực, đau đớn, nhiệt độ, vị trí, chuyển động và rung động truyền qua các con đường trong tủy sống, thân não và nhân đồi não (thalamus) – một cấu trúc nhỏ hình quả trứng ở trung tâm bộ não – nơi chúng được tích hợp và phân tích.
 
Thí dụ, khi trẻ cố gắng đứng vững, não của trẻ sẽ giải quyết các cảm giác đến từ bàn chân, cẳng chân và bàn tay để giúp trẻ giữ thăng bằng.
 
Hệ thống tiền đình (vestibular system), là hệ thống thính giác và thăng bằng của cơ thể, bao gồm năm cơ quan riêng biệt trong tai. Bên trong các cơ quan có chất lỏng, chất lỏng này sẽ chuyển động khi cơ thể và đầu chuyển động. Khi chất lỏng di chuyển, nó sẽ gửi tín hiệu đến não, giúp chúng ta nhận thức được vị trí của mình để có thể giữ thăng bằng.
 
Hệ thống thần kinh trung ương sử dụng thông tin đến từ ba hệ thống trên, tạo ra các tín hiệu được gửi trở lại các cơ thích hợp trong cơ thể để giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể.
 
Những người khỏe mạnh dựa vào thông tin cảm giác cơ thể khoảng 70%, 20% vào thông tin hệ thống tiền đình và 10% vào thị giác để duy trì sự cân bằng trên các bề mặt chắc chắn.
 
Xảy ra điều gì đó bất thường ở bất kỳ một trong ba hệ thống này có thể ảnh hưởng đến việc giữ cân bằng. Nhưng khi một hệ thống bị ảnh hưởng, hai hệ thống còn lại vẫn có thể được đào tạo để bù đắp.
 
Bị mất thăng bằng
 
Có nhiều cách khiến ta bị mất thăng bằng. Khi ta đứng trên mặt băng trơn trượt, các cơ quan cảm giác ở bàn chân không thể gửi tín hiệu thích hợp đến bộ não đủ nhanh để não kịp kích hoạt các cơ giúp duy trì thăng bằng.
 
Hoặc khi mò mẫm trong bóng tối, ta sẽ dễ có nguy cơ bị té ngã bởi vì não nhận được quá ít thông tin hình ảnh về môi trường xung quanh. Những người mắt kém hoặc mù sẽ học cách dựa vào hai hệ thống giác quan còn lại nhiều hơn để duy trì sự thăng bằng.
 
Khi có thứ gì đó khiến ta mất thăng bằng, chẳng hạn như bị va vấp khi đi hoặc chạy, nó có thể gây ra hiện tượng gọi là “phản xạ tiền đình” (vestibulospinal reflex). Hệ thống tiền đình và cảm giác cơ thể gửi tín hiệu đến não, từ đó kích hoạt các cơ thích hợp để giúp chúng ta khỏi bị ngã.
 
Khi con người già đi, khả năng giữ thăng bằng thường giảm vì sức mạnh cơ bắp và thị lực bị giảm do tuổi tác, cũng như các nguyên nhân khác. Điều này làm tăng nguy cơ bị té ngã. Trên thực tế, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích thể chất cho những người từ 65 tuổi trở lên. Người cao niên có thể tập các bài tập giữ thăng bằng, sức mạnh và sự linh hoạt; đây cũng là một cách để đỡ bị té ngã.
 
Chúng ta cũng có thể gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng do các vấn đề về thần kinh, viêm khớp và chấn thương khớp.
 
Học cách cân bằng tốt hơn
 
Tất cả những điều này giải thích tại sao chúng ta cần phải luyện tập nếu muốn cải thiện khả năng giữ thăng bằng của mình. Thí dụ, các vận động viên thể dục liên tục thách thức hệ thống tiền đình và cảm giác cơ thể của họ khi tập đi trên những thanh xà nhỏ xíu. Họ rèn luyện bộ não của mình để phản ứng với những thay đổi rất tinh tế, có nghĩa là họ ngày càng cảnh giác tốt hơn.
 
Đôi khi, một số người bẩm sinh mắc các chứng rối loạn hoặc các vấn đề về phát triển, chẳng hạn như bại não, ảnh hưởng đến hệ thống thị giác, tiền đình hoặc cảm giác cơ thể. Với các trường hợp này, tốt nhất là trẻ nên bắt đầu tập vật lý trị liệu thật sớm, giúp chúng đạt được các mốc phát triển quan trọng – từ việc ngẩng đầu cho đến đứng và tự bước đi.
 
Khi điều trị cho những người có vấn đề về thăng bằng, bác sĩ sẽ bắt đầu từ việc đánh giá xem hệ thống cảm giác thân thể của họ có hoạt động bình thường hay không, rồi hỏi về các vết thương ở cơ hoặc xương. Tùy thuộc vào vấn đề cụ thể, họ có thể thực hiện các bài tập đơn giản như đứng hoặc dậm chân tại chỗ, rồi tiến tới các bài tập khó hơn như đi nhanh hoặc vừa đi vừa nói.
 
Nguồn: “Are people born with good balance? A physical therapist explains the systems that help keep you on your toes” của Gurpreet Singh, được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.