Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Thảo Trường

17/02/201100:00:00(Xem: 9710)

Bằng Hữu Một Thời

Với Trúc Liên Duy Thanh, Doãn Quốc Sỹ
Cùng Nhớ

1-content

Duy Thanh, Doãn Quốc Sỹ San Francisco,2010 Trần Dạ Từ viết


2-contentSaigon 1958, Duy Thanh là người cùng bạn hữu khai sinh ra tạp chí Sáng Tạo. Chàng hoạ sĩ bắc kỳ di cư kết hôn với tiểu thư nam kỳ Trúc Liên, người đẹp nổi tiếng của phòng tranh Alliance Francaise thời ấy.

Từ 1973, vợ con ở Saigon, hoạ sĩ ra nước ngoài làm việc. Tháng Tư 1975, ông đang ở Okinawa. Gia đình ly tán. Hơn 10 năm sau mới đoàn tụ ở San Francisco.

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, 87 tuổi, hiện ở Houston. Cuối năm, ông bay về quậnCam.Ừ, mất Thảo Trườngrồi. Ông ngẫm nghĩ rồi nói:Đi. Đi thôi, mình đi thăm Duy Thanh...”.


San Francisco. Khu phố mặt tiền Polk Street. Lên lầu. A, bao năm rồi. Không ngờ. Từ lúc nghe phone, ông ấy nhất định xuống đường đứng chờ bạn. Chị Trúc Liên cười. Nụ cười tuổi 80, lại tươi như thuở nào.

Phòng nhỏ ấm áp. Anh em bên nhau. Cùng mở tập ảnh cũ. Đủ mặt bằng hữu thời tuổi trẻ. Doãn Quốc Sĩ ờ ờ. Duy Thanh ừ ừ. Bỗng khà khà đây rồi, Thảo Trường, Trần Dạ Từ, hai tên hai bên, hoạ sĩ đứng giữa, cả ba phìphèo. Hình chụp bên mộ Mai Thảo vừa phủ cỏ. Ừ ừ, tôi bảo tên này đưa thuốc lá, đốt với Mai Thảo lần cuối. Hai điếu thuốc cuối cùng của tôi đấy.Ờ ờ mới đó mà đã 12 năm. Ờ ờ Trúc Liên biết không, les sept marchenais của Sáng Tạo ngày ấy, bây giờ ở Mỹ chỉ còn có Duy Thanh và tôi.

Lại thấy Thảo Trường cười tủm tỉm: Biết rồi, ông lão. Khoe mãi.

Ngày ấy, Saigon năm xưa. Alliance Francaise, Trúc Liên coi phòng tranh. Có anh hoạ sĩ canh người đẹp. Lại có anh Mỹ hào hoa lui tới, xâmmình khoe tài nói tiếng tây với tiểu thư nam kỳ. Đụng Duy Thanh, chàng Mỹ USAID xuất vốn bắt anh làm văn nghệ. Từ đó có chuyện bẩy anh hiệp sĩ họp nhau ra tạp chí Sáng Tạo. Có Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp , và MaiThảo chủ biên. Thêm Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Tạ Tỵ, Ngọc Dũng, Trần Lê Nguyễn, Lý Hoàng Phong. Từ Paris về, có Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Văn Trung. Từ Sydney, có Cung Tiến Thạch Chương. Rồi Tô Thuỳ Yên, Nguyễn Trung, Thảo Trường, Dương NghiễmMậu, Viên Linh, Đỗ Quí Toàn, Trần Dạ Từ, Nhã Ca.

Bọn trẻ viết văn, Thảo Trường Trần Duy Hinh là tên đầu tiên viết cho Sáng Tạo. Nhớ Đò Dọc, truyện anh thầy giáo nghênh ngang đi ngủ đò sông Hương, bảo cứ để như thế khi cảnh sát ập đến. Truyện đầu tay ấy,Thảo Trường viết khi 20 tuổi, chưa biết mùi ái tình. Đã hơn nửa thế kỷ. Bọn trẻ ngày xưa nay được gọi bằng bác. Lại bác Hinh dẫn đầu, lên tầu.

Ba anh em có buổi chiều lang thang San Fran. Ờ ờ Trần Thanh Hiệpcòn đâu đó bên tây. Ừ ừ Thái Tuấn về Bến Tắm Ngựa rồi. Duy Thanh nói anh ở đây từ 1977. Làm một hãng cho đến khi hưu. Ở luôn một nơi tới giờ này. Hỏi còn vẽ không, nói không vẽ, chỉ nguệch ngoạc. Chẳng có gì khác.

Cách nhà đường Polk mấy bloc, có cái phòng nhỏ dưới hầm từng gọi là phòng vẽ. Giữa phòng thấy cái ghế nhưng không có đường vào. Thùng mủng giấy má lút đầu. Doãn Quốc Sỹ đứng ngoài, chào thua. Tôi liều mạng chui vô, lôi được ra “cái nguệch ngoạc” này, bảo dành nó cho trang báo tưởng nhớ Thảo Trường. Anh Sỹ nói được đấy, chắc hắn thích. Một cái tên cho bản vẽ đi. Duy Thanh nói khỏi , thấy nó ra sao thì nó là như thế.

Hinh ơi, anh thấy nó ra sao"

Tôi thấy nó vui. Nó réo rắt. Nó là cái đàn Lyre. Tôi thấy nó đẹp. Nó bốc khói. Nó là ngọn lửa hai thằng từng thấy ở nhà tù Hàm Tân. Tôi thấy nó tuyệt diệu. Nó kéo còi. Nó là con tầu. Trong nó có anh em chúng ta.

3-content


Trúc Liên, Trần Dạ Từ San Francisco, 2010


Tưởng Nhớ


4-content
Nhà Văn Trong Tù, bản vẽ của ChOÉ Nhà Văn Lưu Vong, ảnh website Tin Văn,


THẢO TRƯỜNG
TRẦN DUY HINH

Người Bạn Cũ
.Lê Văn

Trong số những truyện ngắn của Thảo Trường, viết từ trước cũng như sau ngày mất nước 1975, tôi vẫn thích nhất truyện "Những đứa trẻ đầu thai giữa hàng rào". Cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc sống của mấy đứa bé ra đời và lớn lên trong trại tù cộng sản, mà sao gồm đủ những nét hài hước, bi ai, mỉa mai, cay đắng của cái trại tù rộng lớn hơn là cả nước Việt Nam ở bên ngoài.

Cách hành văn rất nhẹ nhàng, dễ dãi, hệt như lời kể chuyện của một khách bàng quan thuật lại những sự việc xảy diễn ở bên trong trại. Khôngmột lời buộc tội. Không một câu lên án. Đôi lúc lại còn kèm theo cả những nụ cười hóm hỉnh. Vậy mà sự việc tự chúng đã nói lên được những gì mà tác giả muốn cho người đọc cảm nhận. Nếu không phải là nhà văn có nhận xét tinh tế, lại là người đã đi tù cải tạo lâu năm, đã sống quen với những cảnh tượng áp bức, hành hạ, tiểu nhân ti tiện của bọn cán bộ cộng sản coi tù, thì không thể nào viết được như Thảo Trường.

Tôi đặc biệt thích Thảo Trường ở một điểm khác nữa là cái nét nhân bản, hay nói nôm na là cái tình người bất diệt, lúc nào cũng thể hiện lồng lộng trong văn chương anh. Dù ở vào hoàn cảnh khó khăn trói buộc đến mấy, tình người vẫn có thể vươn lên như hạt mầm xuyên qua sỏi đá để sống còn.

Hai anh chị gặp nhau trong trại tù cải tạo, rồi ưng nhau, nhấp nháy với nhau, nhưng lại bị ngăn cách bởi một hàng rào kẽm gai giữa trại nam và trại nữ. Nhưng cái đó có nhằm nhò gì. Họ hẹn nhau vào một lúc thuận tiện, một chỗ khuất khoắn. Nàng tụt quần đứng chổng mông ở bên này, chàng lẹ làng làm công tác truyền giống từ phía bên kia sang. Thế mà mầm sống của con người vẫn nảy nở thành bào thai trong bụng nàng, và nàng đã liều mạng co người bảo vệ cái bụng chửa dưới những cú đấm cú đá dã man của tên thượng úy cai tù, nhưng nhất quyết không chịu khai ra ai là tác giả của cái bầu. Chàng hay tin bèn hiên ngang đứng ra tự nhận chính mình là thủ phạm để sẵn sàng hứng chịu những trận đòn thù của cán bộ. Dưới cây bút Thảo Trường thì chế độ nào đi nữa, dù tàn ác như Tần Thủy Hoàng hay thâm độc như cộng sản, cũng không sao tiêu diệt được tình người.

Hồi còn nhỏ, tôi theo học 4 năm trung học đệnhất cấp ở trường Nguyễn Khuyến, Nam Định cùng với Trần Duy Hinh - người mà sau này là nhà văn Thảo Trường - và một lũ bạn thân khác nữa như Trần Huy Bích, Nguyễn Mạnh Hùng, v.v., cùng chia sẻ với nhau những thú vui của tuổi học trò như đạp xe đi lội sông, tắm hồ, đi xem xi­nê rồi ăn kem que, ăn sấu dầm, táo dầm ở vườn hoa trước cửa nhà thờ lớn.

Rồi thời thế biến đổi, đất nước bị chia đôi, bọn nhóc chúng tôi đứa thì theo gia đình chạy được vô Nam, đứa bị kẹt lại ở ngoài Bắc (như Trần Khuê, khuôn mặt đấu tranh cho dân chủ nổi bật tại VN hiện giờ). Vào đến Saigon, tôi không còn liên lạc mật thiết được với Trần Duy Hinh như trước nữa, phần chính là vì mỗi đứa học một trường khác nhau nên ít có dịp gặp.

Tôi may mắn xin được học bổng sang Mỹ du học vào năm 1961 rồi làm nghề truyền thông, hằng ngày phát thanh tin tức từ hải ngoại về cho đồng bào trong nước. Trần Duy Hinh thì trở thành nhà văn nổi tiếng với bút hiệu Thảo Trường qua 15 tác phẩm in thành sách gồm cả truyện ngắn lẫn truyện dài.

Ở bên Mỹ, tôi vẫn có sách vở báo chí đủ loại từ Việt Nam gửi qua đều đặn nên đã rất thích thú khi đọc Thảo Trường và thấy rằng người bạn nhỏ năm xưa của mình có lối bút pháp thật độc đáo,hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Ít lâu sau, tôi lại được biết chàng đã khoác áo chiến binh, sống cuộc đời hào hùng của một sĩ quan quân đội VNCH cho đến ngày 30 tháng tư khi Việt Cộng vào chiếm Saigon thì ngay chiều hôm ấy chàng đã bị chúng bắt bỏ tù sớm hơn ai hết. Từ đó tôi bặt tin chàng luôn.

Cho mãi đến mấy năm trước đây tôi mới được gặp lại Thảo Trường trong một buổi họp mặt của khoảng bốn năm chục cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến từ khắp nơi quy tụ lại, do Trần Huy Bích và mấy anh em khác nữa đã gắng công tổ chức ở Quận Cam. Cuộc hội ngộ hàn huyên thật là cảm động. Lũ đầu xanh tuổi trẻ mới ngày



5


Thảo Trường, Trần Huy Bích (ảnh), và nhiều nữa: Lê Văn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Khuê... là nhóm bạn thời trung học trường Nguyễn Khuyến,Nam Định. Tan trường đã hơn nửa thế kỷ, nay Trần Huy Bích mượn thơ Nguyễn Khuyến* khóc Dương Khuê, tiễn bạn ...

Câu Đối Viếng

Vuốt mắt trong bụi tre gai khách lạ, lá xanh, chung cuộc mãitầm xa hiệu quả

Thử lửa trên kinh Đồng Tháp mây trôi, đá mục, ngọn đèn đànhchạy trốn quê hương

* Trừ hai chữ "mãi" và "đành" mọi từ trong cặp câu đối đều là tựa sách của Thảo Trường.

Tiễn Bác
Thảo Trường


Bác Hinh thôi đã ... thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.
Từ Nguyễn Khuyến niên hoa thuở trước
Giạt phương Nam dõi bước thương nhau
Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.

Cũng có lúc chén vui* cùng nhắp
Quanh anh em ăm ắp bầu xuân
Có khi bàn soạn câu văn
Trên Kinh, Thử Lửa, Thì Thầm ... trước sau.

Buổi non nước chìm sâu hoạn nạn
Cảnh tha hương cùng bạn bên trời
Tôi già, bác cũng già rồi
Tim trao ngọn bút khoan thai, đượm đà.

Đường đi lại tuổi già tuy nhác
Vẫn năm năm gặp bác đôi lần
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng thầm lúc bác tinh thần chưa can.

Tuổi tôi kể cũng ngang tuổi bác
Lại lao đao trước bác ít ngày
Cớ sao bác vội về ngay"
Chợt nghe tôi những chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội chi mà đã mải lên tiên"
Trà ngon không có bạn hiền
Không mua, không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa"
Ngó quanh, bút giấy thẫn thờ,
Đàn treo vách lạnh ngẩn ngơ ý đàn.

Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương
Thoát trần, tới chốn thanh quang
Đâu nên níu kéo hai hàng chứa chan!


* Chữ nghiêng, nguyên tác thơ cụ Nguyễn Khuyến. Chữ đứng là những chỗ học trò xin vị thầy lớn cho phép đổi đôi chút để hợp với tình cảnh giai đoạn 1950-2010. Thảo Trường vốn không uống rượu. Xin đổi rượu thành trà, đổi "rượu ngon" thành "chén vui".

Trần Huy Bích kính tiễn.



nào còn cưỡi xe đạp đi rong chơi với nhau ở thànhphố Nam Định nay đều đã trở thành bô lão. Tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Du khi ông quay về Thăng Long sau những năm dài ly loạn, gặp lại đám bạn bè xưa cũ cả trai lẫn gái, thì mới thấy là: "Gái đẹp quen xưa đều ẵm trẻ, Bạn chơi ngày trước đã thành ông." (Tương thứcmỹ nhân giai bão tử, Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông).

Sau bữa tiệc vui đoàn tụ có đông đủ anh em, tôi kéo Thảo Trường ra một góc để nói chuyện riêng. Anh bảo:

Hồi ở Việt Nam, tớ vẫn nghe tiếng cậu nói trên đài VOA đấy chứ. Ngay cả trong những năm đi tù cải tạo, thỉnh thoảng tớ vẫn còn được nghe cậu khi có mấy đứa bạn tù góp tiền thuê cái radio của thằng quản giáo.
Bọn Việt cộng thù ghét gì cậu mà chúng bắt cậu ở tù đến 17, 18 năm" Mười bẩy năm tù thì hết cả tuổi thanh xuân của cuộc đời rồi còn gì nữa"

-Chẳng phải chúng ghét riêng gì tớ đâu, mà cả đám văn nghệ sĩ miền Nam đều bị chúng đặc biệt chiếu cố, nhất là những ai viết văn chống cộng sâu sắc khiến chúng tức điên người lên như Doãn Quốc Sỹ chẳng hạn. Nhưng mà thôi, chuyện đó qua rồi. Uống ly rượu vang mừng gặp lại bạn bè đi cậu.

Ở lớp tuổi đã bước qua ngưỡng cửa "cổ lai hy" như chúng tôi, mà còn được gặp lại nhau để cùng nhắp ly rượu vang thì quả thật đáng mừng. Tôi vẫn tưởng mỗi khi sang chơi bên Quận Cam là sẽ còn được dịp ngồi tán dóc với Thảo Trường về những tác phẩm văn chương cũ mới của anh.

Nhưng một hôm tin buồn đột ngột đến, tôi chỉ còn biết thắp nén hương lòng, tìm đọc lại những truyện dài truyện ngắn của Thảo Trường để tưởng niệm người bạn tài hoa từng học chung với mình ở Nguyễn Khuyến năm xưa.

Lê Văn

Bạn Chúng Ta Vui Vẻ
.Nhã Ca

Saigon xụp đổ. Đám bạn cầm bút cũ tan tác. Phải hơn mười năm sau, tôi mới có dịp gặp lại Thảo Trường, gặp giữa đường rừng. Sau đây là trích đoạn "Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng" kể lại chuyện gặp.

Tướng Cướp Núi Mây Tào


Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây.

Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình,có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ.

Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những lán tù lợp tranh dột nát, xiêu vẹo.

Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.

Ở K2 trại tù Hàm Tân này, trong những lần thăm nuôi trước, tôi đã có dịp gặp lại một số bạn nhà văn gốc quân đội, từ các trại tập trung miềnBắc chuyển vào. Văn Quang, giám đốc Đài phátthanh Quân Đội trước 1975, tác giả tiểu thuyết được quay thành phim Chân Trời Tím nổi tiếng. Hoàng Ngọc Liên, nhà thơ quân đội. Thân hơn với chúng tôi là anh bạn Thảo Trường, cùng viết văn từ thời tạp chí Sáng Tạo những năm năm mươi.


Sau cả chục năm lưu đầy, gặp lại bạn cũ trong tù, ngay lần thăm nuôi đầu ở K2, Từ khoe:

"Có Thảo Trường ở đây. Gửi lời thăm em. Haianh em ở cạnh nhau. Được lắm."

"Anh ta thế nào" Có ai thăm nuôi không""

"Khỏe. Hắn bị bắt ngay tháng Tư 1975. Vợ con bên Mỹ cả. Có mấy cô cháu lo thăm nuôi. Không đến nỗi nào."

Bị bắt ngay tháng Tư 1975. Sao trong cuốn tiểuthuyết công an "Vụ Án Hồ Con Rùa", sau đó cả năm, Trần Duy Hinh còn được phong chức tư lệnh kháng chiến quân trên rừng núi Tùng Nghĩa" Tôi tự hỏi rồi tự cười mình: Ngố. Có vậy mà cũng ngạc nhiên được. Tiểu thuyết công an mà.

Trần Duy Hinh là tên thật của Thảo Trường. Anh là sỹ quan trong quân đội VNCH. Sau hiệpđịnh Paris, có lúc là thành viên của Ủy ban Quân Sự Hai Bên, lo việc trao đổi tù binh, trước 1975, từng có dịp ra Hà Nội thăm nhà tù Hỏa Lò.

Còn nhớ lần thăm nuôi ấy, khi ra về, cũng ngay khúc đường rừng này thôi, đang đi, bỗng có tiếng quát:

"Chị kia. Đứng lại."

Giật mình. Đúng kiểu vệ binh cộng sản.

Từ sau khóm cây bên đường, có người nhô ra: tóc tai, râu ria, nón rộng vành, rựa dài đeo trên vai. Một người rừng chăng"

"Muốn qua thì phải nạp tiền mãi lộ. Ta là tướng cướp chân núi Mây Tào đây!"

Rồi:

"Nhã Ca phải không" Sợ chưa""

Một nụ cười quen thuộc hiện ra.

Chính là Thảo Trường. Phì cười:

"Làm giống gì mà ra đây được" Tù tự giác à""

"Hà hà... Ta đây, núi Mây Tào giang san một cõi. Giống tướng cướp chưa" Sợ hả""

Chỉ là một anh khổ sai xách rựa đi rừng đốn tre. Biết tin có bạn tới, lén ra đón đường chờ gặp. Tù rạc cả chục năm mà đòi giống tướng cướp nỗi gì. Coi chừng. Bọn cán bộ mà thấy, cùm là cái chắc.

"Khỏe không""

"Khỏe re. Gặp Từ rồi chứ" Các bạn bên ngoài ra sao" Có hy vọng gì không""

"Hy vọng chứ."

Cả lô câu hỏi. Đáp ngay là hy vọng, kỳ thực chẳng biết là hy vọng chỗ nào. Chỉ cùng đi một đoạn đường ngắn. Chẳng nói thêm được gì. Có tiếng xôn xao phía trước. Vậy là "tướng cướp núi Mây Tào" phải biến vào rừng lại.

. . .

Viết thêm

Năm 1988, Từ ra khỏi nhà tù. chúng tôi sangThụy Điển. Trần Duy Hinh vẫn rừng lá, trong số 12 người tù cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, lãnh đủ 17 năm.

Trước khi rời đất nước, trong lúc Từ bận đi thăm Tú Kếu, có lần mình tôi xách giỏ theo xe đò trở lại Hàm Tân gặp Thảo Trường. Vẫn cái trại tù Z30D, vẫn K2, con đường rừng tướng cướp núi Mây Tào từng xuất hiện, rồi cái nhà thăm nuôi. Vừa gặp, thấy có mình tôi, làm ngay bộ rầu rĩ: “Vậy là người ta sắp đi hết. Còn lại mình ta.”

“Đi đâu"” Tôi nạt.

Cười hì hì:

“Còn đi đâu nữa. Người ta gửi sứ giả sang bênấy trước rồi. Động tĩnh ra sao đây biết hết.”

“Sứ giả nào"”

“Ủa, thằng cá sấu không kể với anh hả" Sứ giả của tôi là ông Bồ"”

“Ông Bồ là thằng nào"”

“Ô hay, cái anh này. Nói năng bừa phứa, coichừng ông Bồ giận. Ông Bồ là con voi. Con vỏi con voi. Cái vòi đi trước... ”

Thì ra là chuyện con voi con. Đến phiên tôi phì cười. Tôi biết chuyện này. Có con voi con mất mẹ, lạc vào nhà lô -nơi tù khổ sai cất cuốc sẻng. Bị đẩy vào trại tù, voi ta ăn vạ. Ngày ngày tù bị bớt gạo để nấu cháo cho nó. Cả chảo cháo, voi con táp một cái là hết. Từ thăm nuôi vào kể chuyện Thuỵ Điển. Thấy cả trại không biết làm gì với voi con, hai tên bảo nhau sao không mangnó sang Thụy Điển mà “cống”. Vua Thụy Điển mà có con voi con Việt Nam do chủ tịch nước kính biếu thì cả nước sướng rơn. Thấy bên cạnh có cây ăng ten trùm mền vờ ngủ, hai tên tù được thể vờ vịt giảng giải thêm đủ chuyện. Sau đó quả nhiên voi con được hộ tống lên máy bay sangThụy Điển, đưa tiễn và đón tiếp rình rang, có hình chiếu Ti Vi.

Thấy tôi xì xì, không có vẻ kính trọng ông Bồ của anh ta, Thảo Trường tức lắm, doạ rồi anh sẽthấy, sẽ có lúc tôi viết về “Ông Bồ.”

Chuyện đi chuyện ở loanh quanh hết giờ. Lúc có lệnh soạn quà thăm nuôi, tôi bảo ở lại lo mà giữ sức khoẻ. Thảo Trường nhận quà, cười hì hì: Yên tâm. Người ta nấu nướng giỏi. Tôi cười, nói khó tin. Anh lại làm mặt tỉnh, bảo rồi anh sẽ tin, sẽ có lúc tôi nấu.

Chúng tôi sang tới Thụy Điển, có nhận mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay, ghi nguệch ngoạc mấy chữ thăm hỏi. Chắc Thảo Trường lén đưa cho cô cháu thăm nuôi bắt gửi sang tận nơi. Năm 1989, lại một mảnh thư Thảo Trường báo tin đang bị bịnh tim, nằm bệnh xá trại tù Hàm Tân. Lại than người ta đi hết rồi, mình tôi buồn muốn chết. Tôi sắp chết cho người ta coi.

Đọc thư bạn trong tù than buồn than chết mà tôi thấy mình cười. Chẳng có gì lạ. Tôi biết bạn mìnhmuốn mình cười. Đó là mấy tờ thư tôi còn giữ.Điều chúng muốn nói, đôi khi ngược hẳn với lời lẽ hay chữ nghĩa.

Năm 1993 gặp lại ở Mỹ. Lại viết lách. Lại báobổ. Thấy tôi từ Thụy Điển, Thảo Trường nói "Cuối cùng anh vẫn phải chịu thua thằng cá sấu." Theo cách riêng của mình anh, Thảo Trường không gọi tôi là Nhã, cũng không mày tao nhưNguyễn Trung, Đỗ Quí Toàn. Anh gọi Từ là thằng cá sấu, là hắn, nhưng gọi tôi là “anh, anh ta".

Tôi có tới căn nhà ở Huntington Beach thăm chị Thảo Trường, nhìn thấy chị. Cao, gầy, mảnh mai như cây sậy mà đầy nghị lực. Không vậy sao có thể một mình đem bầy con đi Mỹ, nuôi nấng lớn khôn, còn chăm những thùng đồ về Việt Nam nuôi ông chồng 17 năm tù.

"Bà ơi! Lúc đi tôi có đem theo một cọng rau húng nhũi. Bây giờ nó đầy một vườn sau kìa. Bà bứt một vài dây về trồng, nó còn giữ mùi đất cũ, thơm lắm." Trong lúc hai ông ngồi riêng, chị kéo tôi ra vườn rau, bắt kể chuyện những lần đi thăm nuôi ông Từ, ông Hinh ở Hàm Tân.

Chúng tôi vẫn gặp nhau. Cho tới những ngày cuối của Thảo Trường, hai ông bạn vẫn bàn chuyện sách vở, chữ nghĩa. Một lần, Thảo Trường bước vô tòa soạn Việt Báo.

"Anh ta đâu rồi""

"Tôi đây".

"Anh ra ngoài gặp bà lão một chút."

Bà lão nào" Tôi ra xe. Chị Thảo Trường tươi cười:

"Bận coi đứa cháu ngoại, không vô thăm chị được."

Đứa nhỏ kháu khỉnh, nằm trong cái xe xách, buộc phía băng ghế sau, bên cạnh bà ngoại. Thì ra, khi lên chức ông bà, Thảo Trường gọi vợ là bà lão.

Chị Thảo Trường đi trước.

Không bao lâu, bạn tôi đi theo.

Làm như sợ hụt nhau trong chuyến đò qua sông.

Vậy là ông lão, bà lão lại cùng một chuyến đò.

6-content

Nhà văn Thảo Trường là thành viên hội đồng tuyển chọn Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trong ba năm đầu tiên, từ 2000 tới 2003. Hình trên: Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân, giải Chung Kết 2001, nhận bảng vinh danh do nghị viên Tony Lam và hội đồng thành phố trao tặng. Từ phải, nhà văn đứng thứ hai, cạnh bà Magie Rice, thị trưởng Westminster.


*

Mười bẩy năm lính, không chết.
Muời bẩy năm tù, không chết.
Buồn không chết. Bệnh không chết.
Thêm mười bẩy năm lưu vong, lẽ nào...
Hôm Thảo Trường mất, tôi thấy bất an.

Nghe anh Trần Huy Bích báo tin, Từ và Nguyễn Xuân Nghĩa chạy vội lại nhà.

"Con cháu đông đủ. Trước khi vô phòng ngủ trưa, còn cười vui với bà chị vừa từ xa về thăm. Vậy là đi luôn. In hệt đang ngủ ngon trên giường.Chẳng thấy bệnh thấy chết gì cả. Ôm hắn, tưởng như còn hơi ấm, mặt mũi tỉnh queo..." Từ kể, sau khi đến thăm bạn lần cuối.

Nghe vậy, tôi yên tâm. Chỉ là đến lúc ra đi thìđi thôi. Mà đi cũng như đến, vui vẻ. Đó là Thảo Trường. Nói năng, thở than, thậm chí cả khi nạt nộ hay văng tục hình như đều chỉ nhằm mang lại sự vui vẻ. Không chỉ vì mình mà còn là vì người.

Đó là cách nói, cách sống, cách viết của Thảo Trường. Bất cứ chuyện gì anh viết ra, dù máu me, chết chóc, tù ngục, phẫn nộ, đau thương, chua cay, mai mỉa đến đâu đi nữa, vẫn ẩn hiện nụcười. Ấy là vì nhà văn của chúng ta viết bằng lòng yêu thương.

Thảo Trường đã viết chuyện ông Bồ, theo cáchriêng của anh. Thơ Trần Dạ Từ, Lê Tất Điều gửi Thảo Trường, đọc buồn muốn chết. Anh nhận, nhét luôn chúng vào truyện, vẫn theo cách riêng, thấy nhẹ nhàng hơn.

Nhớ lúc chia tay trong tù, nghe anh khoe ‘ngườita nấu nướng giỏi,’ tôi chỉ cười, không tin. Đúng như anh doạ sẽ tới lúc. Bây giơ, tiễn bạn, nhớ bạn, đọc lại bạn, tới lúc tôi tin Thảo Trường thực sự là nấu nướng giỏi lắm.

Như tôi luôn tin bạn chúng ta vui vẻ.


Thảo Trường và thơ Cao Tần
Trần Dạ Từ


.Trích truyện Ông Bồ

Thi sĩ về và cùng gia đình đi Thụy Điển thật.Đúng như lộ trình bà tùy viên văn hóa sứ quán cho biết. Gia đình được hoàng gia giúp đỡ tận tình để lập lại cuộc sống. Thi sĩ được các nhà văn hóa địa phương đãi tiệc, chợt nhớ tới bạn còn trong chốn khốn cùng, bèn chạnh lòng làm bài thơ:

LỬA THẤY TỪ STOCKHOLM

Thomas Von Vegesack (*) quẹt diêm
Lửa bếp, lửa đèn, lửa lò sưởi
Ngọn nến bữa ăn chiều lung linh
Quặn lòng quê xa bạn tù tội

Phương đông kim mộc thuỷ hoả thổ
Quê ta bao nhiêu Ngũ Hành Sơn
Bếp ai tro lạnh chiều nay nữa
Lửa gì đâu, lửa tủi lửa hờn

Nâng ly rượu thơm, bọt giàn giụa
Tưởng thấy dòng thác xưa vật mình
Ghềnh đá trơ vơ sùi bọt nhớ
Thơ chết oan đầy cửa tử sinh

Nắm xương ai gửi rừng Xuyên Mộc (*)
Ngọn đèn nào leo lét gió mưa
Cơm kêu, kẻng gõ, miệng khô khốc
Con đóm đêm nao vẫn vật vờ

Bạn ta nữa, chân núi Mây Tào
Mười ba năm thân mòn, sức cạn
Chiều khổ sai khoai sắn ra sao
Lửa nào sưởi cho lòng đủ ấm

Tha lỗi nhé, miếng ngon nuốt nghẹn
Vui riêng cứng lưỡi nói không đành
Cháy mãi cùng ta vậy nghe nến
Ngọn lửa anh em ngày tái sinh.


(Thomas Von Vegesack, nhà văn Thụy Điển, nguyên chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, Chủ tịch Uỷ Ban Quốc Tế Bảo Vệ Nhà Văn Bị Cầm Tu. Nguyễn Mạnh Côn chết trong trại tù Xuyên Mộc; Thảo Trường tù đầy ở Hàm Tân.)

Một thời gian sau, cuộc sống ổn định, thi sĩ tìm đến vườn thú quốc gia, hỏi thăm mãi mới ra chỗ ở của sứ giả Việt Nam. Trước dinh cơ có treo tấmbảng bằng chữ Thụy Điển và chữ Anh, nói rõ tiểu sử, xuất sứ, giòng giống và tặng phẩm từ ViệtNam. Voi con đã lớn. "Ông Bồ" ở một chổ khang trang đẹp đẽ chứ không bờ bụi như hồi mẹ chết.Thi sĩ nhìn "Ông" nhưng "Ông" không nhìn thi sĩ.Bây giờ, ở đây, thi sĩ nhận ra "Ông". Bây giờ, ởđây, "Ông" không nhận ra thi sĩ. Di dân thấy sứ giả muốn bắt quàng thì bắt. Sứ giả đâu cần nhận họ!

"Ông" không biết một tí gì về người đã phảigóp sức đẩy đít đun "Ông" về vườn xoài chờ ngàyđi sứ. "Ông" cũng không biết rằng thi sĩ và nhiều người tù khác đã phải chia sớt cái phần ăn khoaisắn nấu cháo cho "Ông" cầm hơi thuở "Ông" sacơ mà chưa gặp thời. "Ông" cũng không biết một tí gì về cuộc tán dóc, bâng quơ chuyện đem voi đicống ... của các nhà "biệt kích văn hóa. "Ông" hoàn toàn vô tư. Thế cho nên thi sĩ chỉ biết đứnglặng nhìn "Ông".

.Trích truyện “Cành Hoa Trắng Trên Cây Khô”

Grandparents Day ông lão đến trường tham dự buổi học với hai đứa cháu, còn đang lớ ngớ tìm lớp, sister đến vỗ vai ông chào hỏi và giúp ông tìm ra ngay lớp học. Hôm đó hai đứa cháu thay phiên nhau vẽ bàn tay ông úp vào bàn tay của nó xong tô màu, hai bàn tay hai màu khác nhau. Rồi nó vẽ ông, "thân thể người ta chia ra làm ba phần: đầu, mình và tay chân" đầy đủ, lại còn có cả mắt, mũi, mồm, tai và râu ria không thiếu thứgì, chỉ trông không giống ông mà thôi. Đám cháu sẽ chẳng có đứa nào biết một ông trẻ đã "vẽ" bộ râu ông như sau:

CAO TẦN GỬI THẢO TRƯỜNG

Tối qua quyết chí sẽ để râu
Sáng nay quanh mép đã lởm chởm
Tóc tai xù lên đầy một đầu
Tương lai dung nhan chắc ghê gớm

Thân phận đổi thay coi bộ khó
Thì nuôi râu mọc cho nó ngầu
Râu lâu lâu cạo, lâu lâu để
Cho tháng năm hèn tí biển dâu

Hồi cuối năm Thân gặp ông lão
Chòm râu tuyệt đẹp phất phơ bay
Râu bạc thân quen như chút gió
Thổi từ thiên cổ đến hôm nay

Ông lão đứng lặng thinh giữa chợ
Quanh ông ríu rít tiếng quê người
Chút hồn non nước trong hơi thở
Rồi sẽ theo già xuống mộ thôi"

Thôi thì ta để râu cho quen
Mai mốt tìm về nơi tịch mịch
Ngồi nhâm nhi dăm sợi thần tiên
Ngậm ngùi thấy mình thành cổ tích.

Chưa hết, đã có râu ria thì phải có tóc tai, một ông trẻ khác còn "vẽ" thêm tí chân:

NỐI DÀI THƠ CAO TẦN

Quê người thoắt bấy nhiêu năm
Bạn xưa chiến trận còn dăm anh già
Gặp nhau đám cưới đám ma
Chụp chung tấm ảnh nhạt nhòa tóc tai
Ảnh này để đó nay mai
Điểm danh bạn cũ xem ai mất còn


Những đứa cháu ngây thơ hồn nhiên, chúng chẳng biết ông nghĩ gì, chúng phỏng vấn ông những câu theo bài học của cô giáo, trong đó có câu "ông yêu ai hơn trong hai người bố nó và mẹnó" ông trả lời nước đôi "Ông yêu cả hai bằng nhau". Rồi câu tiếp "Bố của ông và mẹ của ông ai là người nghiêm khắc hơn", ông cũng vẫn khôn lỏi "Cả hai đều nghiêm khắc như nhau". Nhà trường chụp hình ông cháu, cô giáo nói hãy cười lên, cả ông cả cháu đều cười.

Có thể đọc cả hai truyện Ông Bồ và Cành Hoa Trắng trên Cây Khô từng in trong báo xuân, hiện vẫn có đầy đủ trong sách “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” do Người Việt xuất bản. Xin hỏi các nhà sách hoặc liên lạc với công ty Người Việt.


7-content

Bản vẽ Duy Thanh 2010




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.