Hôm nay,  

Hồ Sơ Nguyễn Khắc Toàn: Thư Gửi Mẹ Viết Trong Tù

1/27/200600:00:00(View: 5512)
Sau đây là Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ về trường hợp người tù lương tâm Nguyễn Khắc Toàn được thả.

Nhà dân chủ đối kháng Nguyễn Khắc Toàn được thả về nhà

Ông Nguyễn Khắc Toàn vừa rời trại tù về gặp lại bà Mẹ già thân yêu sau hơn bốn năm bị bắt giữ trái phép và giam nhốt bất công, vô nhân đạo. Vui mừng trước tin này, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ tiếp tục lưu ý công luận quốc tế rằng chế độ Việt cộng vẫn chưa trả tự do cho tất cả những nhà tranh đấu cho Nhân Quyền còn bị phạt tù như các ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Vũ Đình Thụy, v.v. Chưa kể nhiều người khác bị quản thúc tại gia hay nơi thờ phượng tôn giáo. Giam cầm, ngược đãi, sách nhiễu các nhà dân chủ đối kháng, Việt cộng vi phạm nghiêm trọng Quyền Tự do phát biểu được bảo đảm bởi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, đầu tháng 11 năm 2004, ông Nguyễn Khắc Toàn đã được Trung tâm Văn Bút Hung Gia Lợi công nhận là hội viên danh dự nhân dịp Văn Bút Quốc Tế cữ hành Ngày Vận Động Toàn Cầu Bênh Vực các nhà Văn bị Giam Cầm trên thế giới. Sau đó, tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế ở Bled, nước Slovénie (6-2005), nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, đã trao cho Văn hữu Janos Benyhe, Tổng thư ký Trung tâm Văn Bút Hung Gia Lợi bản dịch Pháp ngữ* cùng với nguyên bản bức thư của tù nhân Nguyễn Khắc Toàn viết gởi Mẹ hồi đầu tháng ba. Bức thư đã được Trung tâm Văn Bút bạn chuyển đến bộ Ngoại Giao Hung Gia Lợi với yêu cầu can thiệp cho ông Nguyễn Khắc Toàn.

Sau đây là Sơ lược về tiểu sử, thân thế, quá trình hoạt động và án tù của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Sinh năm 1955 tại Hà nội, giải ngũ sau năm 1976 với cấp bực trung úy bộ đội cộng sản Bắc Việt, ông Nguyễn Khắc Toàn tốt nghiệp cử nhân sư phạm toán học. Ông trở thành nhà báo kiêm nhà viết tiểu luận và dùng bút hiệu Trần Minh Tâm và Đặng Kim Giang. Ông bị bắt ngày 8 tháng giêng năm 2002 vì tham gia phong trào vận động thiết lập một nhà nước pháp trị, tôn trọng tự do dân chủ và bảo đảm công bằng xã hội. Ông chỉ có ngòi bút và lý tưởng trong sáng, và tình thương của một người Mẹ tuyệt diệu, đối diện với guồng máy trấn áp tàn bạo và quỷ quyệt nhứt lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong những tài liệu, bài viết thuộc loại "quốc cấm" của ông có những bản tin tường thuật các cuộc biểu tình của nông dân và cựu chiến binh cộng sản nghèo khổ kéo về Hà nội từ nhiều tỉnh quê trên mọi miền đất nước bất hạnh. Giàu lòng thương người cô thế, ông không thể im lặng trước cảnh người dân không biết sợ nữa khi xuống đường tố cáo và phản đối cán bộ cộng sản tham nhũng, áp bức, bốc lột, cướp nhà chiếm đất, khinh miệt nhân phẩm, chà đạp nhân quyền, chẳng những không kém mà còn hơn cả thời thực dân cai trị. Ông dứt khoát chọn lựa chỗ đứng của người trí thức chân chính, chấp nhận rủi ro bị nhốt tù còn hơn cúi đầu làm thân nô dịch, sau khi bị lừa dối bắt đi vào một cuộc chiến phi nghĩa và tàn khốc. Ngày 20 tháng 12 năm 2002, ông bị buộc tội "gián điệp" và bị kết án 12 năm tù kèm theo 3 năm quản chế. Phiên tòa xử kín. Người duy nhứt được phép tham dự là thân mẫu của bị cáo nhưng không thể đến vì đau yếu. Hai luật sư Trần Lâm và Đàm Minh Hiếu, mỗi người có 50 tuổi đảng, đã biện hộ cho ông Nguyễn Khắc Toàn. Các luật sư khẳng định rằng nhà dân chủ đối kháng không thể bị buộc tội "gián điệp", chiếu theo điều luật của CHXHCHVN. Ngày 22 tháng 4 năm 2002, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ngay sau khi bị bắt giữ, ông Nguyễn Khắc Toàn bị biệt giam tại nhà lao B14, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Tháng 9 năm ấy, thân phụ ông qua đời, ông không được về thọ tang. Bà Trần Thị Quyết, người mẹ thương yêu vô vàn của ông năm nay 82 tuổi, hiện cư ngụ tại nhà số 21 ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau khi vụ án phi pháp kết thúc, ông bị đưa về giam tại trại lao công cưỡng bách Ba Sao, tỉnh Hà Nam. Cảnh sống lao lung vô nhân đạo khiến cho sức khoẻ của ông thêm suy yếu nhưng ông nhứt quyết không ký tên nhận tội để đơn kháng cáo được cứu xét "thuận lợi". Thái độ của ông - kẻ sĩ bất khuất trước bạo quyền - được sự ủng hộ đồng tình của bà mẹ ông và ông Nguyễn Xuân Phúc, em trai ông. Một mực kêu oan cho con, bà Trần Thị Quyết đã nói câu "trước sau như một" khi nhận xét về lập trường của con bà. Sau đó, tòa án nhân dân Hà Nội đã bác đơn kháng cáo của nhà dân chủ đối kháng. Ông Nguyễn Khắc Toàn thà tiếp tục bị đày đọa trong trại tù tập trung Goulag Việt Nam hơn là bán rẻ linh hồn và phẩm giá con người cho một chế độ lạm dụng chính nghĩa dân tộc, nổi tiếng độc tài và tham nhũng, để đổi lấy một thứ tự do giả hiệu và tồi tệ mà thế giới văn minh tiến bộ không ngừng lên án.

Lá thư gởi Mẹ và gia đình của nhà tranh đấu Nhân Quyền Nguyễn Khắc Toàn

Lá thư này ông Nguyễn Khắc Toàn viết tay từ trại tù giam Nam Hà, gởi một bạn tù khác (được thả vào dịp 30/4/2005) giấu mang ra khỏi trại giam đem về trao cho bà Trần Thị Quyết, thân mẫu của ông. (Bản đánh máy lại từ bản viết tay) .

Buồng giam số 1.

Trại tù giam Nam Hà những ngày đầu tháng 3 năm 2005

Mẹ kính yêu! Các chị em thương mến!

Con viết mấy dòng thư này về thăm mẹ và toàn gia quyến, vì đã rất lâu đến gần cả năm nay con không được quyền viết thư về gia đình. Mặc dù đó là quyền đương nhiên và hợp pháp của những tù nhân bình thường nhất.

Mẹ ạ! Thắm thoát thế là đã hơn 3 năm trời con phải xa gia đình để vào tù, kể từ chiều tối ngày 8 tháng giêng năm 2002. Cũng như mọi người đã rõ qua thông tin bên ngoài, qua 2 vụ gọi là ''xét xử theo luật pháp'' và qua tất cả những lần gia đình đến trại tù thăm gặp con. Thì thực chất đây là một trong những chuỗi vụ án Chính trị mà Đảng và Nhà nước Việt Nam XHCN trấn áp những người đối lập chính kiến tranh đấu vì Dân chủ Tự do, vì đòi hỏi Nhà nước thực thi các quyền con người được thừa nhận trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về Nhân quyền, mà Nhà nước VNXHCN là một thành viên đã tham gia ký cam kết đảm bảo trước Liên Hiệp Quốc và cộng đồng thế giới cho công dân đất nước mình. Hàng loạt vụ đàn áp bằng tòa án của Đảng và Nhà nước đối với những công dân VN là trí thức, cựu chiến binh, cựu quan chức cấp cao của Nhà nước, những người đã một thời đem mồ hôi xương máu và cả mạng sống của mình để góp phần xây nên chế độ và nhà nước hiện nay.

Đấy quả là 1 bi kịch nhỏ trong tấn bi kịch lớn của dân tộc phải chịu đựng. Cũng chính vì một phần trong lẽ đó, dư luận trong và ngoài nước đã dấy lên làn sóng phản kháng lên án rất mạnh mà từ châu Âu, châu Úc đến Bắc Mỹ. Dư luận và lương tri nhân loại đã không khoanh tay ngồi yên để cái ác, bất công, bạo lực hoành hành. Tất cả đã phối hợp nhịp nhàng, quyết liệt và toàn diện tạo áp lực lên Đảng và Nhà nước Việt Nam để đòi thả những người tranh đấu vì nghĩa lớn, vì Tự do Dân chủ ! Do đó phía nhà nước Việt nam đã phải nương nhẹ với những người phản kháng như trường hợp cựu Đại tá Phạm Quế Dương, cựu chiến binh Trần Dũng Tiến, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế … Và trong thời gian qua một số người khác cũng đã được thả khỏi nhà tù như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Lê Chí Quang, giáo sư Nguyễn Đình Huy. Tuy nhiên dư luận thế giới, đặc biệt Mỹ và châu Âu và cả trong nước vẫn tiếp tục đòi thả khỏi nhà tù những người phản kháng còn lại như Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn và cả con trai của Mẹ là cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn nữa.

Dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến số phận các nhân vật còn lại trong các nhà tù XHCN ở Việt Nam trong các dịp đặc xá 30.4 và 2.9 của năm 2005. Việc đó ra sao: tạm thời tha họ khỏi nhà tù để đem về tiếp tục quản chế tại gia ở các địa phương nơi họ sinh sống trước kia hay tiếp tục thi hành những bản án phi pháp, ngang ngược trắng trợn đến cùng nhằm hủy diệt cuộc đời họ trong lao tù" Đó là bí ẩn nằm trong tay đảng CS và Nhà nước VNXHCN hiện nay. Và đó cũng là minh chứng hùng hồn là lợi ích của Nhà nước được đặt lên trên hết, trước hết hay quyền lực thống trị mới thực là tối thượng" mới thực là ưu tiên hàng đầu" ưu tiên số một"

Thưa mẹ kính yêu!

Sau hơn 1 năm liên tục tiếp xúc và làm việc với các sĩ quan, cán bộ của trại giam này và đặc biệt là của Bộ Công an từ Hà nội xuống, con đã hiểu ra rằng hoàn toàn phía Việt Nam không có thực tâm thiện chí muốn cởi mở với những tù nhân chính trị chống chế độ. Mà trái lại họ chỉ cởi mở khi bị áp lực bên ngoài thúc ép mà thôi ; càng áp lực mạnh càng tốt cho tù nhân trong này. Người phản kháng bất đồng trong nước càng có uy tín quốc tế và trong nước càng được chính Nhà nước "bảo vệ" và không dám đụng vào. Dù cho họ có sự lên tiếng và những hoạt động tranh đấu mạnh mẽ hơn bội phần những người còn đang bị cầm tù. Các trường hợp các cụ Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn… là ví dụ điển hình. Các trường hợp trí thức khác như tiến sĩ viện sĩ Nguyễn Thanh Giang, TS Hà Sĩ Phu, Lữ Phương, nhà văn Hoàng Tiến, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, ông Lê Hồng Hà … cũng là những ví dụ rõ ràng.

Do đó con nghĩ rằng, việc con sớm trở về đoàn tụ tạm thời với gia đình góp phần báo hiếu Mẹ Cha, lập gia đình sống bình thường như hàng triệu công dân VN khác là do áp lực bên ngoài chứ không phải do bản thân con ở trong nhà tù lạnh lẽo này Mẹ ạ ! Bởi vậy vai trò của gia đình và nhất là Mẹ, các chị, các em rất quan trọng. Phải mở rộng cửa đón các chính khách quốc tế, các nhà báo nước ngoài, trả lời phỏng vấn các đài phát thanh quốc tế, đặc biệt gửi đơn từ liên tục đến các cơ quan có thẩm quyền theo luật định. Không 1 cơ quan quyền lực nào dám trả thù Mẹ, gia đình ta cả. Vì đó là những việc pháp luật không cấm. Không vi phạm gì pháp luật cả. Con chỉ trông mong vào điều đó thôi. Sẽ rất có hiệu quả to lớn mạnh mẽ. Bởi thế CA Việt Nam ra sức ngăn chặn và đe dọa liên tục. Mẹ nên học tập gia đình Lê Chí Quang mà làm đến mức phải cắt nhiều lần điện thoại nhà nó đấy!

Cuối cùng con kính chúc Mẹ luôn mạnh khỏe sống lâu, cả nhà hạnh phúc, may mắn, an khang.

Con của Mẹ

Nguyễn Khắc Toàn

Tù nhân, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.