Hôm nay,  

Thời Sự Úc: Work Choices & Tương Lai Úc

28/11/200500:00:00(Xem: 5567)
Thứ Ba 15/11/05 vừa qua được chọn làm ngày Toàn Quốc Phản Kháng, với một cuộc bãi công rộng lớn trên khắp nước Úc. ở mọi thành phố lớn từ Sydney, Melbourne cho đến Perth, Adelaide, đều có nhiều cuộc biểu tình rầm rộ bày tỏ sự phẫn nộ và chống đối dự luật quan hệ lao tư Work Choices của chính phủ Howard. Trong suốt tuần qua, trước một ủy ban quốc hội để nghiên cứu về dự luật này, đa số những người được mời đến điều trần - kể cả bà Prue Goward, ủy Viên Chống Kỳ Thị Giới Tính do chính TT Howard bổ nhiệm - đều nêu lên nhiều mối quan ngại về những ảnh hưởng tai hại của dự luật này đối với đời sống dân Úc. Giới công đoàn cũng dồn rất nhiều nỗ lực vào việc vận động quần chúng tỏ thái độ chống đối sự thay đổi to lớn nhất của nước Úc trong nhiều thập niên qua.

Thế nhưng, cuối cùng rồi thì tất cả mọi hành động, mọi nỗ lực nêu trên đều sẽ chẳng đưa đến một mảy may thay đổi gì trong dự tính của TT Howard. Trong tuần lễ sắp tới, ông sẽ đưa dự luật Work Choices - vốn đã được Hạ Viện thông qua một cách thật nhanh chóng - ra trước Thượng Viện. Chắc chắn trong vòng chưa đầy một tuần lễ sau đó, Thượng Viện - vì cũng nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Howard - sẽ thông qua dự luật này. Nếu dự luật có bị tu chỉnh thì cũng tí chút ở ngoại vi, thế thôi, và những tu chỉnh này chắc chắn sẽ không có ảnh hưởng gì đến kế hoạch thay đổi toàn diện hệ thống lao tư ở Úc của ông.

Kể từ đầu năm 2006, cán cân quyền lực sẽ nghiêng hẳn về giới chủ nhân. Thay vì một loạt những điều kiện làm việc luật định đang hiện hữu để bảo vệ quyền lợi của người làm công thì giới chủ nhân chỉ cần phải tuân thủ theo 5 điều kiện căn bản: mức lương tối thiểu là $12.75 một giờ, bốn tuần nghỉ phép thường niên, 10 ngày nghỉ bệnh, 12 tháng nghỉ hậu sản không ăn lương và giờ làm việc trung bình là 38 giờ một tuần. Tất cả mọi thứ khác như giờ phụ trội, tiền phụ trội theo ca khuya (shift allowance), giờ nghỉ giải lao cũng như ngày lễ công cộng - đều có thể được “thương lượng”.

Những điều kiện nói trên không những chỉ áp dụng cho những người bắt đầu xin việc từ đầu 2006 mà còn có thể áp dụng đối với tất cả mọi người làm công khác vốn đang ký hợp đồng cá nhân một khi hợp đồng này hết hạn. Những người duy nhất có thể vẫn còn được bảo vệ là những người vẫn còn được thuê mướn theo quy chế lao động (Awards). Họ sẽ vẫn giữ được những điều kiện và quyền lợi như hiện hành. Thế nhưng, theo thời gian, thì ngay cả mức lương của họ cũng sẽ không bắt kịp với thời giá, bởi vì tốc độ gia tăng của mức lương tối thiểu sẽ bị kềm giữ lại ở một mức chậm hơn xưa rất nhiều.

Quyền viếng thăm các cơ sở làm việc của công đoàn sẽ bị luật pháp giới hạn tối đa. Quyền đình công cũng sẽ bị hạn chế vô cùng. Công đoàn vẫn được quyền đại diện công nhân nhưng sẽ không còn quyền thương lượng đồng loạt (collective bargaining rights) như hiện nay, một quyền dân chủ căn bản vẫn hiện hữu ở những quốc gia như Anh, Hoa Kỳ.v.v. Công đoàn vẫn có thể đại diện công nhân có hợp đồng cá nhân, hoặc được thuê mướn theo AWA (Australian Workplace Agreements) thế nhưng, công đoàn sẽ bị ngăn cấm không được phép vào những cơ sở làm việc “để thảo luận” (for discussion purposes) nếu tất cả người làm công ở đấy đều ký AWA. Nếu vi phạm, công đoàn và các viên chức đại diện công đoàn sẽ có nguy cơ bị phạt vạ nặng nề hoặc bị truy tố ra tòa.

Một trong những điều khoản khá quan trọng trong đạo luật này là việc nó cho phép chủ nhân được quyền đưa “điều kiện để thuê mướn” là người làm công phải ký AWA mới được nhận việc làm. Mặc dù ông Howard khăng khăng khẳng định rằng điều khoản này chỉ áp dụng cho những người đi xin việc mà thôi, và chỉ là việc sao chép lại luật lệ hiện hành, cũng như ông vẫn tuyên bố rằng chuyện sa thải công nhân vì không chịu ký AWA là một hành vi phạm pháp. thế nhưng, sự thật thì đạo luật không hề có một câu một giòng nào phân biệt giữa công nhân đang làm việc và công nhân đi xin việc cả. Hơn thế nữa, đạo luật còn khẳng định một cách rõ rệt là việc yêu cầu công nhân ký AWA không phải là một hành vi “cưỡng bức ép buộc” (“duress’). Và vì thế, một loạt những áp lực từ chủ nhân để buộc công nhân phải ký AWA - kể cả việc kỳ thị, đối đãi khác biệt tại chỗ làm - đều hợp pháp nếu người công nhân từ chối không ký AWA.

Một điều khoản nổi bật khác là việc chủ nhân có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với công nhân một khi hợp đồng đáo hạn và chỉ cần thông báo trước 90 ngày. Sau đó, các điều kiện mà người công nhân đang hưởng sẽ bị cắt giảm xuống còn 5 điều kiện căn bản đã nêu trên, trong bất kỳ một cuộc thương thảo nào giữa chủ nhân và họ.

Thêm một điều khoản nữa là mặc dầu TT Howard cả quyết rằng, luật chống đuổi việc bất công vẫn áp dụng với những công ty có trên 100 công nhân, thế nhưng thực tế thì đạo luật mới cho phép chủ nhân những công ty này sa thải nhân công vì “những lý do liên quan đến sự hoạt động” (operational reasons) của công ty khi những lý do này liên quan đến “bản chất kinh tế, kỹ thuật hoặc cơ sở” (of “economic, technological or structural” nature).

Mặc dù lãnh tụ đối lập Kim Beazley mạnh miệng tuyên bố rằng chính phủ Lao động của ông sẽ “vứt đạo luật này vào sọt rác”, thế nhưng, đấy có lẽ chỉ là một viễn tượng, nếu không nói là một ảo tưởng, xa vời. Nếu quả thật trong kỳ tổng tuyển cử tới, vấn đề quan hệ lao tư sẽ là vấn đề chính yếu để quyết định phe nào sẽ nắm chính quyền thì Lao động sẽ thắng được bao nhiêu ghế" Không bao nhiêu, theo sự phân tích của ký giả George Megalogenis.

Theo ông, hiện nay chỉ có chín đơn vị thuộc chính phủ Howard với tỷ lệ khác biệt rất mong manh mà dân số đa số là giới làm công. Nếu Lao động giật cả 9 đơn vị này thì họ vẫn còn thiếu 7 ghế nữa mới chiếm được đa số tại Hạ Viện để giành chánh quyền. Trong khi đó, có năm đơn vị hiện thuộc đảng Lao động mà đa số cử tri là giới tiểu thương, vốn ủng hộ việc cải tổ luật lao tư, sẽ bầu cho chính phủ Tự Do. Như vậy, Lao động chỉ có thể thắng được tối đa là 4 ghế mà thôi. Chuyện tung hê của ông Beazley khi ấy quả là một chuyện viễn vông.

Hơn thế nữa, trong trường hợp mà Lao động giành được đa số ở Hạ Viện năm 2007 để lập chính phủ, thì phe đối lập vẫn khó lòng giành được cán cân quyền lực ở Thượng Viện. Và chuyện hô hào của ông Beazley bây giờ lại càng là chuyện hão huyền không tưởng. Hơn thế nữa, trong thời gian gần đây, ngay cả các công đoàn cũng lên tiếng phàn nàn rằng phe đối lập liên bang, dưới sự lãnh đạo của Kim Beazley, đã không có những hành động cụ thể trong việc chống lại dự luật quái ác này.

Vì thế, giới lãnh đạo công đoàn có vẻ đã sẵn sàng sử dụng nhiều chiến lược khác vốn khả dĩ mang đến nhiều nguy cơ cho công đoàn. Một trong những chiến lược này là chiến lược “hy sinh tử đạo”. Ông Greg Combet, tổng thư ký tổng liên đoàn lao công ACTU đã lên tiếng báo động rằng “một số người trong chúng ta sẽ bị tống giam”. Giới viên chức công đoàn sẽ từ chối không chịu trả tiền phạt vạ khi vi phạm luật lao tư mới và vì thế sẽ chịu nhiều hình phạt khác, chẳng hạn như bị truy tố, bị tù tội. Lần cuối cùng mà một viên chức công đoàn bở Úc bị tống giam là năm 1969, khi bà Clarrie O’Shea, tổng thư ký nghiệp đoàn xe lửa điện ở Victoria bị tống giam vì không chị nộp tiền phạt vạ. Phản ứng mãnh liệt dữ dội của công chúng sau đó đã khiến chính quyền không dám sử dụng đến quyền tống giam này một lần nào nữa.

Phải chăng, với Work Choices, Thủ Tướng Howard quả thật đang đẩy Úc trở về thời kỳ đen tối trong lịch sử quan hệ lao tư"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.